Truy trách nhiệm vụ phá rừng phòng hộ A Lưới
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và có các hình thức xử lý kỷ luật vụ phá rừng phòng hộ tại huyện A Lưới.
Ngày 26-9, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết đã có công văn yêu cầu Sở NN&PTNT, các địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh này tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Gỗ bị chặt tại rừng phòng hộ A Lưới
Video đang HOT
Công văn cũng nêu rõ, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế khẩn trương chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tổ chức và các hình thức xử lý kỷ luật mà dư luận phán ánh trong thời gian qua; chấn chỉnh ngay tình trạng quản lý bảo vệ rừng ở khu vực này. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các phương án phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng chuyên trách tại các tuyến, khu vực trọng điểm, thiết yếu.
Trước đó, một số cơ quan báo chí phản ánh tình trạng phá rừng tại Tiểu khu 297 thuộc rừng phòng hộ A Lưới do Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý, bảo vệ. Sau khi có phản ánh, đơn vị này đã phối hợp Hạt Kiểm lâm A Lưới kiểm tra hiện trường tại tiểu khu 297, phát hiện 24 gốc cây bị chặt hạ có đường kính trung bình từ 0,4 -0,6 m nằm rải rác. Các gốc bị chặt hạ là quế rừng, trám chũa, chò, mỡ, dẻ… thuộc gỗ nhóm 6, nhóm 7. Ngoài ra, tại khu vực được kiểm tra còn phát hiện 26 phách gỗ chò, trám lên tới hàng mét khối.
Theo ghi nhận, khu vực rừng bị chặt phá cách cầu Mỏ Quạ (QL 49A) chừng vài km, con đường dẫn vào đá dăm lởm chởm, nhiều đèo dốc. Đây là khu rừng tự nhiên do Đội Quản lý bảo vệ rừng Mỏ Quạ, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý, bảo vệ.
Q.Nhật
Theo Danviet
Làm rõ việc khu rừng phòng hộ bị "lâm tặc" đốn hạ
Hàng chục gốc cây thuộc gỗ nhóm 6, nhóm 7 thuộc rừng phòng hộ bị "lâm tặc" triệt hạ. Tại hiện trường ghi nhận nhiều gốc cây, phách gỗ vừa mới cưa xẻ.
Ngày 24-9, ông Văn Thân, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã lập tổ công tác đến hiện trường kiểm tra việc phá rừng phòng hộ tại khu vực Khe Bưởi, Tiểu khu 297 thuộc địa bàn xã Hương Vinh (A Lưới) do đơn vị này quản lý, bảo vệ. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo và cán bộ Đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ viết kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm để xử lý.
Dấu vết phá rừng vẫn còn mới. Ảnh: L.H
Trước đó, một số cơ quan báo chí phản ánh tình trạng phá rừng tại tiểu khu này. Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới đã phối hợp Hạt Kiểm lâm A Lưới kiểm tra hiện trường tại Tiểu khu 297, phát hiện 24 gốc cây bị chặt hạ có đường kính trung bình từ 0,4 -0,6 m nằm rải rác. Các gốc bị chặt hạ là quế rừng, trám chũa, chò, mỡ, dẻ... thuộc gỗ nhóm 6, nhóm 7. Ngoài ra, tại khu vực được kiểm tra còn phát hiện 26 phách gỗ chò, trám lên tới hàng mét khối.
Theo ghi nhận, khu vực rừng bị chặt phá cách cầu Mỏ Quạ (QL 49A) chừng vài km, con đường dẫn vào đá dăm lởm chởm, nhiều đèo dốc. Đây là khu rừng tự nhiên do Đội Quản lý bảo vệ rừng Mỏ Quạ, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý, bảo vệ. Ông Thân khẳng định, việc để xảy ra tình trạng phá rừng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo và cán bộ đội bảo vệ rừng này. Tuy nhiên, đội này chỉ có 8 người nhưng địa bàn rộng lớn.
Q.Nhật
Theo nld.com.vn
Thả một cá thể tê tê về lại rừng tự nhiên tại Quảng Nam Chiều 10/8, Hạt Kiểm lâm Đông - Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết, đã vừa thả về rừng một cá thể tê tê Java (thuộc nhóm IIB động vật nguy cấp quý hiếm). Lực lượng chức năng thả cá thể tê tê Java về lại rừng. Trước đó tối 27/7, qua tin báo của người dân, Tổ kiểm lâm cơ động của...