Truy trách nhiệm các Bộ vì “nhà nghèo làm chính sách như nhà giàu”
Quốc hội quyết định thực hiện việc hỗ trợ nhà ở với những người có công đang phải ở nhà tạm, nhà không đảm bảo. Chính sách được Chính phủ triển khai “mở” tới đầy đủ các nhóm đối tượng người có công. Con số đẩy lên gấp nhiều lần, ngân sách cần thiết cũng đội lên, nhiều vướng mắc khó gỡ…
Sáng 19/10, UB Các vấn đề xã hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng. Các Bộ Xây dựng, LĐ,TB&XH, Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Tư pháp là đối tượng có trách nhiệm giải trình.
Báo cáo của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho thấy, theo Nghị quyết 494 năm 2013 của Quốc hội, có 12 nhóm đối tượng người có công với cách mạng đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng cần phải phá dỡ để xây mới hoặc đang ở nhà tạm phải sửa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Phiên giải trình diễn ra tại UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội sáng nay, 19/10.
Số lượng hỗ trợ là khoảng 71.000 hộ (49.000 hộ xây dựng mới và hơn 21.000 hộ sửa chữa, cải tạo). Theo đề nghị thêm của các địa phương, tổng số hộ được hỗ trợ trong giai đoạn 1 được nâng lên thành 80.000 hộ. Đến khi triển khai Quyết định 22 của Chính phủ, đến tháng 7/2014, theo kê khai của các địa phương, số lượng lên tới trên 300.000 hỗ, tăng gấp 4,6 lần so với số lượng dự kiến năm 2012.
Theo thống kê của các địa phương, tính đến hết tháng 9/2016, nhà nước đã hoàn thành hỗ trợ 75.600 trên tổng số 80.000 hộ dân. Còn lại 4.400 hộ, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay. Tổng kinh phí đã cấp đủ để thực hiện chính sách này (gần 2.800 tỷ đồng).
Về kế hoạch hỗ trợ giai đoạn 2, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, con số còn rất lớn, trên 291.000 hộ. Nguồn kinh phí tính toán là khoảng 7.540 tỷ đồng.
Về việc chương trình được thực hiện chậm so với kế hoạch, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà giải thích, do việc cấp kinh phí từ ngân sách TƯ còn chậm và phải chia thành nhiều đợt. Đến nay, kinh phí ngân sách cần cấp để thực hiện giai đoạn 2 đến nay chưa bố trí được.
Nêu chất vấn đầu tiên, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi sốt ruột vì đến nay mới chỉ 1/4 trên tổng số hộ người có công được hỗ trợ, vẫn còn gần 300.000 hộ phải chờ đợi. Ông Lợi đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các bộ ngành khi tham mưu cho Chính phủ xây dựng Quyết định 22 năm 2013 để triển khai Nghị quyết của Quốc hội, xác định số hộ người có công cần hỗ trợ, vượt quá diện điều chỉnh của Pháp lệnh Người có công.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà xác nhận có 3 điểm tồn tại trong việc thực hiện chương trình, trong đó có sự phối hợp thực hiện giữa các bộ ngành.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời, Nghị quyết 494 của Quốc hội nếu so với Pháp lệnh người có công năm 2005 thì có 9 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ. Nhưng đến năm 2012, khi sửa Pháp lệnh, số đối tượng nâng lên thành 12 nhóm nên số lượng người được hưởng hỗ trợ cũng tăng lên.
Bộ trưởng Hà xác nhận có việc chậm trễ trong triển khai thực hiện chính sách. Từ khi có Nghị quyết của Quốc hội đến khi Chính phủ ban hành Quyết định 22, Bộ Xây dựng ra thông tư hướng dẫn thực hiện mất gần 1 năm vì khoảng thời gian đó các Bộ tập hợp để bàn về diện đối tượng được hỗ trợ. UB Các vấn đề xã hội khi đó cũng đề nghị đi kiểm tra trước nên tiến độ chậm lại. Ông Hà nhận định, có nguyên nhân khách quan và chủ quan trong việc này.
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) lập luận tiếp, Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ đối tượng hỗ trợ là người có công đang ở nhà tạm hoặc hư hỏng nặng. Khi đó, khảo sát là 71.000 hộ, mà số cho bổ sung lại tới 335.000 hộ. Đại biểu cho rằng, có sự lãng phí việc hỗ trợ nhà ở cho người có công thành chính sách nhà ở. Tiếp xúc cử tri, mọi người có công đều cho rằng mình là đối tượng được hưởng chính sách. Việc mở rộng đối tượng theo Quyết định 22 vượt tầm Pháp lệnh Người có công, làm vượt lớn dự kiến ngân sách. Ông Phong cho rằng đây là “lỗi” trong việc tham mưu.
Ông Phong cũng nêu hiện tượng đáng lo ngại, các địa phương đua nhau kê khai, hệ luỵ là có tỉnh, đối tượng người có công của mình không nhiều nhưng danh sách đưa lên rất lớn; ngược lại, các địa phương có lượng người có công lớn nhưng kê khai đúng danh mục người ở nhà tạm, hư hỏng nặng thì lại ít, dẫn đến mất công bằng. Trách nhiệm về vấn đề này, ông Phong cho là nằm ở Bộ LĐ,TB&XH.
Thứ trưởng Bộ Lao động Huỳnh Văn Tí tham gia giải trình về trách nhiệm phối hợp, tham mưu thực hiện chính sách.
Bộ trưởng Xây dựng đáp lại: “Quan điểm của chúng tôi, nếu có điều kiện, nhà nước hỗ trợ nhà ở được với mọi người có công là tốt nhất, dù đúng là có khó khăn về kinh phí. Vậy nên, việc xác định 12 nhóm đối tượng của chương trình này, tôi cho là phù hợp với Pháp lệnh Người có công sửa đổi”.
Nói về trách nhiệm của Bộ mình, ông Hà khẳng định, Bộ Xây dựng đã triển khai hướng dẫn rất kỹ thông tư đã ban hành nhưng công tác kiểm tra, uốn nắn chưa thật xao sát ở cơ sở. Bộ trưởng Xây dựng cũng công nhận, việc phối hợp giữa các bộ trong việc thống kê, xác định đối tượng hỗ trợ chưa tốt.
“Nhưng tôi vốn là một lãnh đạo địa phương, tôi khẳng định, không ai sát hơn cán bộ địa phương về việc kê danh sách vì việc xác nhận thực hiện từ thôn xóm, lên đến thẩm tra ở từng huyện, từng tỉnh” – Bộ trưởng Xây dựng nói thêm về nghi vấn về số hộ người có công được thống kê.
Tiếp lời, Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Huỳnh Văn Tí cũng nhận định, nói về tính chính xác, độ tin tưởng của số lượng kê khai thì “chưa có cơ sở gì để bác thông tin này”.
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội vẫn yêu cầu đánh giá cụ thể trách nhiệm của các bộ ngành trong việc cùng tham mưu, soạn thảo Quyết định 22 của Chính phủ khi bộ làm kế hoạch thì nói biết thông tin, bộ chi tiền lại bảo không được địa phương báo cáo. Đi giám sát cũng thấy ở tỉnh, mỗi sở một ý.
Đại biểu Đặng Thuần Phong bình luận thêm: “Các bộ đã tự đẩy mình bước vào con đường khó khăn khi cào bằng về chính sách, khiến mọi người có công đều nghĩ là mình được hưởng chính sách hỗ trợ trong khi rõ ràng Quốc hội quyết định hỗ trợ cho người có công đang phải ở nhà tạm, nhà không đảm bảo”.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) bình luận, các Bộ tham mưu chính sách theo kiểu “ nhà nghèo nhưng làm kiểu nhà giàu”, rõ ràng như thế là có liên đới trách nhiệm.
P.Thảo
Video đang HOT
Theo Dantri
Quặn lòng cảnh mẹ ôm 2 con khóc thương chồng không có tiền đi viện
Trong căn nhà trống hoác không có lấy cả cái cửa, chị Nghĩa cứ thế ôm lấy 2 con mà khóc nấc lên bởi đã đến ngày chồng phải lên viện truyền hóa chất nhưng chị vẫn chưa đi vay được ai tiền. Thương vợ, thương con, anh Trường dù mệt lắm nhưng vẫn cố tỏ ra vẻ bình thường không sao cả nhưng đôi chân đã bắt đầu quỵ xuống không còn đứng được vững.
Cảnh tượng ấy chúng tôi đã gặp khi trở về thăm gia đình chị Nguyễn Thị Nghĩa xóm 18, xã Hợp Lí, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Lúc ấy trời đã bắt đầu nhá nhem tối nên những gương mặt chùng xuống, những giọt nước mắt cùng những tiếng nghẹn nấc lại càng trở nên thê lương, ảo não. Chị Nghĩa một tay bế con gái Thảo An mới 8 tháng tuổi, tay còn lại vòng ôm cậu con trai nhỏ Quang Vinh 5 tuổi khóc sụt sùi. Chính bản thân chị cũng đang kiệt sức bởi không thể nào làm khác được cho dù chồng đang đau đớn lắm.
Chị Nghĩa bất lực nhìn chồng chết dần chết mòn vì bệnh ung thư máu.
Trên chiếc võng ở phía ngoài nhà, bố của bọn trẻ là anh Nguyễn Văn Trường khá mệt mỏi và đau đớn sau những lần truyền hóa chất. Gượng mặt sạm đen, nước mắt anh cũng đã bắt đầu chảy ra ướt nhẹp. Anh trải lòng: "Vợ chồng anh lấy nhau lâu rồi nhưng không có nhà ở. Đợt năm ngoái hai vợ chồng bảo nhau quyết tâm đi vay để xây căn nhà này nhưng còn chưa kịp trát tường và mua cửa thì anh bị sốt liên miên, lên viện bác sĩ báo ngay bị ung thư máu Lơ xê mi thể M5 rồi nhập viện luôn từ đó".
Anh Trường bất ngờ phát hiện căn bệnh ung thư máu đã 1 năm nay.
Cậu bé Vinh buồn rầu ngồi 1 mình thương bố.
Mọi chuyện đến quá đột ngột khiến vợ chồng anh Trường như chết điếng. Ngày anh nhập viện là lúc chị mang bầu bé An được 6 tháng, vác bụng bầu lên chăm chồng chị nuốt nước mắt vào trong với nỗi lo sợ chồng sẽ không được thấy mặt con. Nhớ lại khoảng thời gian ấy, chị vẫn còn rùng mình cảm giác sợ hãi không thôi
"Anh lúc đó nguy kịch lắm mà chị thì bụng to. Chị khóc suốt thời gian đó tưởng rằng mình không trụ được nữa nhưng vì con còn đang trong bụng nên phải cố. Ngày đó lúc nào chị cũng cầu nguyện anh được nhìn thấy con gái, cuối cùng ông trời cũng thương cho anh được nhìn thấy con em ạ".
Không có tiền để đến viện chữa nữa, chị Nghĩa sợ chồng sẽ không trụ được trong thời gian tới.
3 mẹ con bất lực không biết làm sao để cứu bố?
Đó là niềm vui duy nhất của vợ chồng chị Nghĩa khi bé An chào đời được thấy mặt cha. Nhưng điều kì diệu ấy lại ngắn tựa gang tay khi mà sức khỏe của anh ngày một yếu, báo động cái ngày tận cùng đang đến. Ung thư máu, cả hai vợ chồng đều hiểu đó là án tử nhưng vẫn cố vớt vát hi vọng mong manh có thể sống thêm được nữa để cảm nhận cho trọn hạnh phúc gia đình và nhìn các con khôn lớn. Nhưng ngay cả điều ấy anh chị cũng không làm được vì không vay ai được tiền để lên viện điều trị tiếp.
"Nhiều khi nghĩ anh cũng muốn mình chết luôn đi để khỏi tốn kém và dai dẳng nỗi đau cho vợ con nhưng rồi nhìn 2 đứa, chúng còn nhỏ quá, anh lại không cam lòng. Bé An thì còn nhỏ chưa biết gì còn bé Vinh thì quấn bố lắm, cháu cứ bảo anh mấy hôm nữa dẫn con đi học lớp 1 mà anh không biết nói sao cả. Nghe lời con nói mà đau lòng lắm nhưng anh không biết làm sao cả".
Chồng mà chết đi rồi, chị Nghĩa không biết có trụ được để nuôi các con không.
Sau lời tâm sự anh Trường lại lả đi. Hơn 30 tuổi đáng ra anh là người đàn ông khỏe mạnh, trụ cột trong gia đình vậy mà căn bệnh quái ác khiến anh trở nên dặt dẹo không còn sức sống. Nằm xuống võng, anh lại khóc, tiếng khóc của sự bất lực và đau đớn khi thấy vợ con cũng đang kiệt quệ dần trong cảnh sống mòn mỏi.
Sống đã khổ, nhắm mắt anh mường tượng ra cảnh mình sẽ chết, lúc đó sẽ là vợ, là bé Vinh và cả bé An nữa không biết sẽ ra sao? Anh sợ, sợ lắm cái thời khắc đó nên muốn níu kéo thời gian chầm chậm để anh được sống thêm dù chỉ 1 giây, 1 phút dẫu có đau đớn hành hạ... Nhưng anh bất lực, không vay được tiền đi viện nên anh vẫn ở nhà để nỗi đau như hàng nghìn mũi kim châm vào xương, vào thịt trong sự vô vọng hãi hùng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2297: Chị Nguyễn Thị Nghĩa (Xóm 18, Hợp Lí, Lí Nhân, Hà Nam)
Số ĐT: 0979295058
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí
Số Tài khoản : 26110002233886
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri
Account Number : 26110370888868
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
Tỉnh ủy Hậu Giang triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh Chiều 8-9, Văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết đã nhận được văn bản của ông Trịnh Xuân Thanh gửi cho Thường trực Tỉnh ủy. Ông Trịnh Xuân Thanh. Chiều 8-9, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang Lê Công Lý đã ký công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo chí cho biết hôm nay, Văn phòng Tỉnh ủy đã...