Truy trách nhiệm Bộ trưởng vụ xây “biệt phủ” trong rừng cấm
Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh do Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức (ngày 27/8), các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đã “truy” trách nhiệm của Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Môi trường khi để xảy ra nhiều vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có việc xây biệt thự, “biệt phủ” trái phép trong rừng cấm.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang giải trình tại phiên họp. Ảnh: Phương Hoa TTXVN.
“Bộ trưởng đâu biết hết được”
Theo ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên), thời gian qua, dư luận nhân dân trong cả nước rất bức xúc trước việc biệt thự, “biệt phủ” được xây dựng trái phép trên đất rừng quốc gia, trên đất nông lâm trường quốc doanh. “Theo tìm hiểu thì ông chủ của những “biệt phủ” đó toàn là quan chức và những người có tiền, có quyền. Vậy trách nhiệm quản lý của các bộ đến đâu khi để xảy ra tình trạng trên”, bà Huệ chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang.
“Chúng tôi không phải chối trách nhiệm của mình. Nhưng từ văn bản đến thực tế rất khó, không có tiền thì sao làm được?”.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết
Video đang HOT
Theo ông Phát, để xảy ra vụ việc trên có trách nhiệm của Bộ khi chưa đôn đốc, kiểm tra sát sao hoạt động quản lý, bảo vệ ở các vườn quốc gia. Tuy nhiên, ông Phát cho rằng, trách nhiệm lớn nhất ở đây thuộc về chính quyền địa phương. Bởi địa phương vốn là người biết rõ địa bàn và thực trạng, lẽ ra phải ngăn chặn và xử lý ngay từ đầu, chứ bộ trưởng ở xa, đâu có thể biết hết. “Quan điểm của chúng tôi là phải xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm pháp luật trong việc xâm lấn đất rừng, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào”, ông Phát nói.
“Nếu chúng ta cứ buông lỏng quản lý như thế này rất dễ dẫn đến hình thành ra các lớp địa chủ mới”.
Ông Nguyễn Sỹ Cương cảnh báo
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của QH về thực trạng, nhân dân không có đất sản xuất nhưng UBND các xã lại được giao quản lý 2,1 triệu ha không đúng luật, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ông Phát lý giải: Việc không giao 2,1 triệu ha đất trên cho dân do chất lượng đất kém, hoang hóa, lại nằm ở xa nên rất khó khăn trong sản xuất. Nếu giao cho dân thì sản xuất cũng không được, hoặc có sản xuất thì hiệu quả cũng rất thấp. “Tình trạng là như thế, chứ không phải là nhân dân đang thiếu đất mà chúng tôi không giao”, ông Phát nói.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: Như Ý.
Cho thuê trái phép sẽ hình thành lớp địa chủ mới
Về tình trạng vi phạm pháp luật trong việc giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp, theo Đoàn giám sát còn xảy ra nhiều. Có những đơn vị còn giao khoán diện tích đất nông, lâm nghiệp cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tình trạng hộ nhận khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán; tự ý xây dựng nhà kiên cố trên đất nhận khoán khá phổ biến đối với vùng đất ven đô thị…
Dẫn câu chuyện cụ thể về tình trạng giao khoán đất rừng trái phép, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) phản ánh, ở Vườn quốc gia Ba Vì, trong khi người dân địa phương không được giao khoán đất thì nhiều người ở nơi khác đến lại được giao. Điều này buộc người dân địa phương phải đi làm thuê, làm mướn và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
“Tôi không hiểu vì sao tình trạng sử dụng đất ở nông, lâm trường trái pháp luật nhiều như thế mà chúng ta lại không thu hồi, không xử được”, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phản ánh. Ông Cương đề nghị các Bộ trưởng cho biết, thời gian qua đã tổ chức được bao nhiêu cuộc kiểm tra, kiến nghị thu hồi trường hợp nào vi phạm chưa? “Nếu chúng ta cứ buông lỏng quản lý như thế này rất dễ dẫn đến hình thành ra các lớp địa chủ mới”, ông Cương cảnh báo.
Giải đáp những bức xúc trên, cả ông Quang và ông Phát đều thừa nhận có tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến những sai phạm trong việc giao khoán đất rừng, đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Theo Bộ trưởng Quang, nguyên nhân là tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất nông, lâm trường còn hạn chế vì thiếu kinh phí.
“Chúng tôi không phải chối trách nhiệm của mình. Nhưng từ văn bản đến thực tế rất khó, không có tiền thì sao làm được? Các tỉnh miền núi rất nghèo, ngân sách khó khăn nên không bố trí được kinh phí cho việc đo đạc bản đồ đất đai, phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, ông Quang nói và khẳng định, nếu có 1.000 tỷ đồng thì sẽ hoàn thành công việc trên vào năm 2016.
Theo Dantri
Rừng quốc gia bị tàn phá
Đại diện Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum chiều 18.6 cho biết lãnh đạo tỉnh này đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành phối hợp kiểm tra việc phá rừng quốc gia Chư Mom Ray ở H.Sa Thầy.
Gốc và một đoạn thân gỗ hương sót lại - Ảnh: Phạm Anh
Chư Mom Ray là một vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của VN. Theo chân một người quen dẫn đường, chúng tôi đi vào thung lũng Ja Book, thuộc xã Ya Book, H.Sa Thầy. Từ quốc lộ 14C đi vào chỉ vài trăm mét đã thấy nhiều gốc gỗ bị chặt hạ, hiện trường ngổn ngang. Ngoài ra, có vô số cây gỗ bị đốt cháy nham nhở. "Lâm tặc đổ dầu vào đốt là để phi tang, có gốc mới đốt chừng một tuần trở lại", người dẫn đường giải thích. Cũng theo người này, hầu hết gỗ bị đốn chặt là gỗ hương. Càng vô sâu trong rừng thì không thể đếm xuể số gỗ hương bị chặt hạ.
Khu vực rừng bị chặt hạ nằm ở giữa Đồn biên phòng 705 và Trạm quản lý bảo vệ rừng Ja Book. Nơi gần nhất cách đồn biên phòng này chừng một vài ki lô mét và cách quốc lộ 14C trên dưới 500 m. Trong khi đó, dọc theo tuyến đường này, chưa kể lực lượng biên phòng, có ít nhất 4 trạm kiểm soát của lực lượng kiểm lâm rừng quốc gia Chư Mom Ray. Quan sát những gốc cây chưa bị đốt, chúng tôi thấy toàn bộ đều là dấu cưa máy, không phải chặt thủ công.
Ngày 17.6, khi chúng tôi cung cấp những thông tin này, ông Bùi Văn Quang, Giám đốc rừng quốc gia Chư Mom Ray, cho hay cây rừng bị chặt hạ đều nằm gần Đồn biên phòng 705, trong đó có phần diện tích được đồn này nhận khoán bảo vệ. Ông Quang khẳng định, người dân vào khu vực rừng này không phải dễ. Ông cũng nói mình mới về làm nhiệm vụ ở đây 6 tháng và đã từng kỷ luật các trạm trưởng để rừng bị chặt phá ở 3 địa phương: xã Sa Nhơn (H.Sa Thầy), xã Bờ Y và Sa Loong (H.Ngọc Hồi).
Phạm Anh
Theo Thanhnien
Níu kéo bất thành gã trai giết người yêu rồi tự sát Yêu nhau được 8 năm, thiếu nữ bắt đầu cảm thấy chán nản. Cô muốn chia tay bởi người yêu không chịu cưới sau những lần thề thốt, hứa xin. cô không ngờ sự quyết tâm ra đi ấy phải trả giá bằng chính mạng sống của mình... Yêu cuồng hóa dại Lớn lên trong một gia đình nghèo khó, Cao Thị Nến...