Truy trách nhiệm Ban quản lý trước những bất cập trên Vịnh Hạ Long
” BQL Vịnh Hạ Long thu tiền vé tham quan thắng cảnh và phí thuê vùng nước đỗ tàu. Họ phải có trách nhiệm nâng cấp các bến và hướng dẫn, phân luồng cho các tàu ” – ông Lê Văn Doanh, Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Quảng Ninh cho hay.
PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Lê Văn Doanh – Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh – để xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trước hàng loạt những bất cập đã và đang tồn tại trong việc khai thác kỳ quan thiên nhiên thế giới mới Vịnh Hạ Long.
Theo đó, trách nhiệm của Sở GTVT là quản lý kỹ thuật phương tiện tàu thuyền trên bến và cấp phép, đánh giá công bố bến bãi vào kinh doanh. Cụ thể, Sở GTVT sẽ kiểm tra phương tiện có đầy đủ giấy tờ đăng ký, đăng kiểm đầy đủ phao neo, biển báo… không. Sau đó mới kết hợp với các cơ quan chức năng khác xếp khách đúng trọng tải quy định để cấp lệnh cho tàu đi.
Ông Lê Văn Doanh khẳng định BQL Vịnh Hạ Long phải có trách nhiệm nâng cấp các bến và tiến hành hướng dẫn, phân luồng cho các tàu.
Ông Doanh khẳng định: “Với các bến bãi trên Vịnh, việc xây dựng thuộc về chủ Cảng. Các bến đỗ tàu trên mặt nước Vịnh Hạ Long thì chủ cảng là Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Tại Cảng tàu khách Bãi Cháy, chủ cảng là Công ty bến xe bến tàu Quảng Ninh. Khi các chủ cảng xây dựng xong bến bãi mới đề nghị ngành giao thông công bố đưa bến vào hoạt động kinh doanh. Và việc quản lý các bến bãi này, cả quyền lợi và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ cảng”.
Theo khẳng định của ông Lê Văn Doanh thì Ban quản lý Vịnh Hạ Long là đơn vị chủ cảng của cả 7 bến tàu trên Vịnh gồm: hang Sửng Sốt, đảo Ti Tốp, hang Đầu Gỗ… Chủ bến phải có trách nhiệm điều hành bến tàu của mình nếu tình trạng lái tàu mạnh ai nấy chạy, tăng tốc, tranh giành đỗ khách gây tai nạn.
Điều quan trọng nhất, BQL Vịnh Hạ Long là đơn vị duy nhất được tiến hành thu phí tham quan thắng cảnh trên Vịnh và thu phí thuê vùng nước của các tàu neo đậu trong các khu vực bến bãi của BQL Vịnh Hạ Long. “Từ số tiền thu các loại phí dịch vụ trên vịnh, BQL phải thực hiện các trách nhiệm đầu tư nâng cấp các bễn bãi và triển khai lực lượng hướng dẫn, phân luồng các tàu thuyền để không còn tồn tại sự lộn xộn và hỗn loạn tại các bến như hiện nay” – ông Doanh khẳng định.
Các tàu ra vào bến trước hang Sửng Sốt lộn xộn, mạnh ai nấy chạy.
Ông Doanh cho biết thêm, thực trạng của 7 bến tàu trên Vịnh Hạ Long hiện nay vẫn chỉ ở hạng… bến tạm, phải cấp phép lại mỗi năm. Tất cả các bến này phải được đầu tư nâng cấp mới, đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền cập bến và cải thiện diện mạo du lịch của một kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Vấn đề đặt ra là với lượng du khách lớn như hiện nay, hàng năm BQL Vịnh Hạ Long thu bao nhiêu tiền phí tham quan thắng cảnh? Chúng tôi không có con số chính xác nhưng có thể khẳng định là rất lớn. Liệu có thiếu kinh phí để nâng cấp các bến tàu tạm và điều hành các bến tàu một cách chuyên nghiệp hơn?
Video đang HOT
Liên tiếp trong 2 năm trở lại đây, tại Vịnh Hạ Long đã xảy ra không ít vụ tai nạn nghiêm trọng khiến gần 20 du khách thiệt mạng. Cả 2 khu vực xảy ra tai nạn đều thuộc sự quản lý trực tiếp của BQL Vịnh Hạ Long (hang Sửng Sốt và đảo Ti Tốp). Nếu BQL vịnh làm hết trách nhiệm, rất có thể tai nạn sẽ không xảy ra.
“Ngay cả tại khu vực mặt nước trước Cảng tàu du lịch Bãi Cháy, lẽ ra khi các tàu trả khách xong phải đưa tàu thuyền ra cách xa bờ. Như vậy mới chấm dứt được tình trạng hàng trăm thuyền chen chúc tại một khu bến dẫn đến sự lộn xộn, nhếch nhác và va chạm thường xuyên. Thực hiện những điều đó, trách nhiệm thuộc về chủ cảng” – ông Doanh nhấn mạnh.
Trước đó, trả lời PV Dân trí về trách nhiệm liên quan sau vụ chìm tàu khiến 5 du khách thiệt mạng, ông Đỗ Đức Thắng – Phó trưởng Ban quản lý Vịnh Hạ Long – lại cho rằng: “Việc chìm tàu diễn ra ở trước cửa mặt nước tàu bè ra vào hang Sửng Sốt. Tàu bè ra vào khu vực này, trách nhiệm và thẩm quyền thuộc về Cảng vụ đường thủy nội địa. Và việc quản lý con tàu ấy lại là trách nhiệm của rất nhiều ngành chức năng như: Sở Giao thông vận tải, cảnh sát đường thủy. Còn về trách nhiệm con người và chất lượng tàu lại thuộc về trách nhiệm ngành văn hóa – thể thao – du lịch…”.
Ông Thắng cho rằng, nhiệm vụ của BQL Vịnh là bảo tồn, phát triển di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới. Riêng trách nhiệm của BQL vịnh thì ông Thắng… bỏ ngỏ.
Để làm rõ trách nhiệm của Ban quản lý Vịnh Hạ Long trước những vụ việc vừa xảy ra trên vịnh, sau 2 lần liên hệ và chờ đợi gần 1 giờ đồng hồ, PV Dân trí đã gặp trực tiếp được ông Phùng Đức Tín – Trưởng BQL Vịnh Hạ Long – để phỏng vấn. Tuy nhiên, tại cuộc gặp, ông Tín yêu cầu PV ghi lại câu hỏi để trả lời sau chứ ông không trả lời phỏng vấn trực tiếp, cũng không nói về trách nhiệm liên quan của BQL Vịnh Hạ Long.
Như vậy, sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 5 du khách nước ngoài thiệt mạng trên Vịnh Hạ Long, đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào thuộc tỉnh Quảng Ninh đứng ra nhận trách nhiệm cụ thể.
Theo Dantri
Những hiểm họa được báo trước trên Vịnh Hạ Long
Tại Vịnh Hạ Long, những bến đỗ chật hẹp, tàu thuyền ra vào hỗn loạn liên tục va chạm nhau mà không có sự phân luồng, hướng dẫn từ xa của các cơ quan chức năng. Lái tàu mạnh ai nấy chạy. Các tender lao vù vù... đã báo trước những tai nạn thương tâm.
Vẫn trong vai du khách, PV Dân trí đã có một chuyến thăm quan Vịnh Hạ Long bằng tàu gỗ để "mục sở thị" sự lộn xộn của các tàu trong lòng Vịnh và những "ẩn họa" luôn tiềm tàng có thể xảy ra từ cách quản lý du lịch còn lỏng lẻo đang tiếp diễn tại đây.
Ngoài việc "cò vé" lộng hành tại khu vực Cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy và vấn nạn chèo kéo, đeo bám du khách trên lòng Vịnh của các tàu "du kích" thì trên chính những chiếc tàu gỗ du lịch hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Tàu gỗ du lịch chở khách tham quan Vịnh theo tuyến có 2 tầng. Tầng 1 nằm trong khoang thuyền khá an toàn. Tuy nhiên, du khách thường lên tầng 2 ngắm cảnh. Khi tàu chạy trên Vịnh thường có gió lộng khá lớn. Dãy lan can bao quanh tầng 2 của tàu quá thấp, không hề chắc chắn nhưng du khách thường thoải mái ngồi trên lan can tàu tạo dáng chụp ảnh mà không vấp phải sự cảnh báo, nhắc nhở nào.
Thành tầu gỗ trên tầng 2 quá thấp trong khi du khách cứ thoải mái ngồi trên lan can tạo dáng chụp ảnh
Trên tàu gỗ chở khách du lịch, các chủ tàu đều trang bị áo phao phòng những trường hợp khẩn cấp nhưng thường chỉ lèo tèo vài chiếc, được để ở những chỗ... chỉ có chủ tàu biết. Khách tham quan vịnh không hề được hướng dẫn cách sử dụng áo, vị trí để áo,... đề phòng trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến.
Điều dễ nhận thấy khi tham quan trên vịnh, các tàu du lịch dày đặc, mạnh ai nấy chạy. Một lái tàu tên T. của Công ty HN cho biết, với mật độ tàu như thế này, dù tàu du lịch chạy chậm, vận tốc chỉ khoảng 8 - 10km/h nhưng người lái phải hết sức tập trung và có ý thức trách nhiệm mới tránh được tai nạn.
Tàu du lịch chỉ có 2 số tiến lùi lên rất cần được phân luồng khi di chuyển trên Vịnh.
Các tàu du lịch không có hệ thống phanh gấp như các phương tiện trên đường bộ mà chỉ có 2 số tiến, lùi theo cánh quạt ngầm dưới đáy tàu. Nếu muốn hãm tàu lại, giật về số lùi là cánh quạt lập tức quay theo chiều ngược lại. Vì vậy, điều cánh lái tàu du lịch hãi nhất là 2 tàu đấu đầu nhau. Nếu khoảng cách giữa 2 tàu khi đó dưới 30m thì cầm chắc xảy ra va chạm. Vì vậy, nếu lái tàu không có kinh nghiệm, không được đào tạo và thiếu trách nhiệm, chỉ trong tích tắc sẽ có thảm họa xảy ra.
Với thực tế như vậy, các tàu thuyền chở khách tham quan Vịnh Hạ Long rất cần được phân luồng. Nhưng đáng buồn là bao lâu nay, hàng trăm tàu chở khách trên vịnh luôn hoạt động trong tình trạng tự do, miễn là... đến đích.
Người lái tàu công ty HN thẳng thắn cho biết: "Trên lý thuyết, các tàu được phân luồng theo các tuyến du lịch nhưng thực tế thì việc chạy tàu như thế nào chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm riêng cá nhân của lái tàu mà thôi".
"xi nhan"
Tại các bến đỗ có thể thấy rõ hơn cảnh tàu thuyền hoạt động lộn xộn
Trên vịnh dù tàu hoạt động lộn xộn nhưng vẫn khá thoải mái vì không gian rộng rãi. Nhưng khi hàng loạt tàu cùng đổ về khu vực các bến đỗ nhỏ hẹp, du khách mới thấy được hết sự nguy hiểm.
Thường là không có sự phân luồng từ xa, chỉ đến khi tàu cách bến chừng vài chục mét mới thấy nhân viên trên các tàu và người đón dưới cầu tàu vừa ra hiệu cho nhau bằng tay vừa "mặc cả" với nhau bằng miệng để chỉ định từng tàu vào cập bến. Trong khi cầu tàu tại đây quá nhỏ nên vào những ngày đông khách, chỉ cần khoảng vài chục tàu cùng nhau lao về mà không có phân làn hướng dẫn từ xa thì việc tàu va chạm với nhau là điều không thể tránh khỏi. Nguy hiểm đã từng xảy ra, nặng nhất là chết người, bị thương tích còn nhẹ là hành khách chao đảo.
Một vụ va chạm hai tàu gỗ trên đường vào thăm hang Sửng Sốt làm gương cửa bị vỡ, du khách hoảng loạn.
Bên cạnh các tàu gỗ chở khách di chuyển khá chậm thì các tender chở khách nhỏ lao vù vù, thường "cắt mặt" các tàu để giành chỗ đổ khách. Chính việc lộn xộn như vậy đã gây ra vụ tai nạn kinh hoàng giữa tàu gỗ và tender vào chiều ngày 3/10 khiến 5 du khách ngưởi Đài Loan thiệt mạng.
Ông Trịnh Đăng Thanh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh - cho biết: "Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào chiều ngày 3/10, trách nhiệm trước hết thuộc về thủy thủ đoàn. Nếu đoàn thủy thủ tuân thủ đúng với quy định quản lý nhà nước về giao thông đường thủy, nếu các thủy thủ trên 2 tàu chịu nhường nhịn nhau, tôn trọng nhau và tôn trọng du khách thì đã không xảy ra sự việc".
Tàu thuyền lộn xộn khiến nhiều du khách ngán ngẩm khi lên tàu tại khu vực hang Sửng Sốt.
Tuy nhiên, theo ông Thanh thì các cơ quan quản lý không làm tốt chức năng của mình cũng phải nhận trách nhiệm. Trong việc quản lý bến bãi, phân luồng, phân tuyến trên vịnh và tại các bến đỗ, đơn vị nào làm chưa tốt phải nhận trách nhiệm.
Ông Thanh cho biết thêm, mỗi cơ quan đã có một chức năng, một thẩm quyền riêng từ Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh Quảng Ninh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Văn hóa thể thao du lịch... Vì vậy, dựa vào chức năng và thẩm quyền của mỗi đơn vị cần phải sao sát theo dõi để làm rõ trách nhiệm, tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại trên Vịnh Hạ Long trong thời gian sớm nhất.
"Tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ những thông tin về vấn nạn "cò vé" và chèo kéo du khách đang tồn tại trên Vịnh Hạ Long mà báo điện tử Dân trí đăng tải. UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành chỉ thị 11 về việc tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.trong đó, việc ngăn chặn các vấn nạn đeo bám, chèo kéo, chặt chém du khách... đã và đang được đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh vào cuộc xử lý triệt để, nâng tầm diện mạo du lịch tại kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long" - ông Trịnh Đăng Thanh cho hay.
Theo Dantri
Lũ lớn cuốn trôi 5 người trên sông Tranh Lũ lớn tràn về cuốn trôi 3 phu vàng và 2 tài xế xe tải khi đi qua sông Tranh. Do nước chảy mạnh nên các lực lượng tìm kiếm huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vẫn chưa tìm thấy các nạn nhân. Ngày 10/10, trao đổi với VnExpress, ông Phan Thanh Tiến, Phó Ban chỉ huy PCLB huyện Nam Trà My cho...