Truy tố vụ “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như, siêu lừa gần 4000 tỷ đồng cùng 22 đồng phạm với 2 tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Bị can Huỳnh Thị Huyền Như – Nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương VN Chi nhánh TP.HCM ( Vietinbank) bị truy tố 2 tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
22 bị can còn lại bị truy tố theo các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh TPHCM, Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chuẩn bị hầu tòa.
Vì vậy, để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, Như đã làm giả 8 con dấu Chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của VietinBank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng.
Trong đó, Như dùng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho các khoản vay. Như bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 3.986 tỉ đồng, gồm Ngân hàng TMCP Á Châu bị chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB – chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng…
Video đang HOT
Bị can Võ Anh Tuấn – nguyên cán bộ Vietinbank TP Hồ Chí Minh là người giúp sức tích cực cho hành vi phạm tội của Huyền Như chiếm đoạt gần 1.600 tỉ đồng, đổi lại Tuấn được hưởng lợi 10 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan công an xác định các bị can Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chícho bị can Như vay nặng lãi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến việc Như có hành vi phạm tội.
Các bị can khác hoạt động trong ngành ngân hàng có hành vi vi phạm quy định về cho vay, lập hồ sơ “khống”, vi phạm quy định nghiệp vụ, không làm đúng quy định về quy chế mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho bà Như chiếm đoạt số tiền lớn.
Liên quan đến vụ việc này, theo cáo trạng Viện KSND Tối cao, một số ngân hàng đã thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM nhằm hưởng lãi suất chênh lệch và bị Như lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên gửi gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank lãi suất lên đến 18,5%/năm theo thỏa thuận và bị Như lừa đảo, chiếm đoạt toàn bộ.
Vì vậy, trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, ngoài Huỳnh Thị Huyền Như, VKSND Tối cao còn ra quyết định truy tố nhiều bị can liên quan trong vụ án như: Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng NH VietinBank; Trần Thanh Thanh, nguyên phó Phòng Dịch vụ khách hàng, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, VietinBank – Chi nhánh TPHCM; Tống Nguyên Dũng, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ; Đoàn Lê Du, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng, VietinBank – Chi nhánh TPHCM; Huỳnh Trung Chí, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng; Huỳnh Hữu Danh, nguyên nhân viên Ngân hàng Quốc tế (VIB); Lương Thị Việt Yên, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần, VietinBank – Chi nhánh Nhà Bè; Hồ Hải Sỹ, nguyên phó trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần; Lê Thị Ngọc Lợi, nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Võ Văn Tần…
Anh Thế
Theo Dantri
"Siêu lừa" chiếm đoạt của nhóm bầu Kiên 719 tỉ đồng
Đúng với biệt danh "siêu lừa", Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo số tiền tới gần 4.000 tỉ đồng, trong đó chiếm đoạt của nhóm bầu Kiên 719 tỉ đồng.
Bầu Kiên và nhóm ở Ngân hàng ACB bị "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 700 tỉ đồng
Ngày 18-10, Viện KSND tối cao cho biết vừa ra cáo trạng vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP HCM và nhiều đơn vị, cá nhân khác trên địa bàn Hà Nội và TPHCM. Cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP HCM về 2 tội danh: " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Cùng với "siêu lừa" Huyền Như, 22 bị can khác bị truy tố về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Đáng chú ý, vụ án gây chấn động này có 13 bị can nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank cùng Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM.
Theo cáo trạng, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, để chiếm đoạt tiền của các cơ quan, đơn vị, cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM tự thỏa thuận lãi suất vay tiền rồi làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty, 2 ngân hàng Vietinbank và nhiều cá nhân, đơn vị khác để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đơn vị, Huỳnh Thị Huyền Như còn là một "chuyên gia" làm giả. Cụ thể: Huỳnh Thị Huyền Như khai đã đến khu vực chuyên làm dấu tại đường Phạm Hồng Thái quận 1, TP HCM nhờ người khắc dấu với giá 8 triệu đồng. Như đã thuê người làm giả 8 con dấu của Ngân hàng Vietinbank (chi nhánh Nhà Bè), Công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh, Công ty CP đầu tư Thịnh Phát, Công ty CP TM&ĐT Hưng Yên, Công ty CP ĐT&TM An Lộc, Công ty CP Bảo hiểm toàn cầu, Công ty Đức Minh Quang, Công ty CP CK Saigonbank-Beraja. Như còn làm giả hồ sơ, làm giả 110 hợp đồng tiền gửi, làm giả nhiều hợp đồng hồ sơ mở tài khoản, hợp đồng vay tiền bằng thẻ tiết kiệm, lệnh chi...
Tuy nhiên, đối với người đàn ông Như thuê khắc 8 con dấu giả vào tháng 7-2010 tại đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23-9, quận 1, TP HCM, qua điều tra không xác định được nên không có căn cứ xử lý.
Cơ quan điều tra đã thu giữ của các bị cáo: 8 con dấu giả của các ngân hàng; kê biên, thu giữ tài sản các loại trị giá hơn 624 tỉ đồng; gần 157.000 EUR, hơn 4.600 USD và thu giữ trên 217 tỉ đồng tiền mặt; 7 sổ tiết kiệm trị giá 30 tỉ; 4 xe ô tô trị giá 5 tỉ đồng; kê biên 20 bất động sản trị giá 361 tỉ đồng...
Riêng với Như, đến khi bị bắt thu giữ: hơn 39 tỉ đồng tiền mặt; thu hồi 31 tỉ Như đã thanh toán để mua nhà, đất của 5 công ty bất động sản; thu giữ 3 ô tô trị giá 5,6 tỉ đồng, kê biên 13 bất động sản có trị giá hơn 185 tỉ đồng và một số tài sản khác. Như cũng đã nộp 8 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Như đã đưa, tại buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu, Viện KSND tối cao đã nêu đây là 1 trong 10 vụ "đại án" tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, số tiền chiếm đoạt lớn, liên quan đến nhiều cá nhân và đơn vị, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Được biết, theo dự kiến, Tòa án nhân dân TP HCM đưa vụ án ra xét xử trong quý 4-2013.
Bầu Kiên và đồng bọn bị "siêu lừa" chiếm đoạt 719 tỉ đồng
Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; các Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, là nguyên các Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM) với lãi suất từ 17,8% - 18,5%/năm song bị bà Như chiếm đoạt toàn bộ.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã tách ra để điều tra tiếp trong một vụ án khác.
Theo Xahoi
Móc túi cướp 50 triệu đồng táo tợn giữa trung tâm TPHCM Đợi đến tới giao lộ đang có tín hiệu đèn đỏ, nhóm đối tượng không cần dàn cảnh va chạm giao thông mà ngang nhiên ập đến thọc tay vào túi quần ông Chính để lấy cọc tiền 50 triệu đồng một cách táo tợn. Ngày 16/10, công an phường 6, quận 3 (TPHCM) cho biết đã lập hồ sơ, chuyển giao vụ...