Truy tố phụ nữ da trắng gọi cảnh sát khi gặp người da màu
Amy Cooper, phụ nữ da trắng gọi báo cảnh sát khi gặp người đàn ông da màu Christian Cooper ở một công viên hồi tháng 5, sẽ bị truy tố.
Công tố viên quận Manhattan, Cyrus Vance Jr, hôm 6/7 cho biết Amy Cooper sẽ bị truy tố vì báo cáo sai sự việc. Cáo buộc về hành vi sai trái của Amy Cooper có thể dẫn tới án tù lên đến một năm. Cô được lệnh xuất hiện để nghe phán quyết vào ngày 14/10.
Sự việc bắt đầu hôm 25/5 tại Công viên Trung tâm New York, khi người đàn ông da màu Christian Cooper gặp Amy Cooper đang dắt chó đi dạo. Christian đề nghị Amy xích chó lại vì đây là quy định trong công viên, song cô không đồng ý. Khi Christian lấy điện thoại quay lại sự việc, Amy phản ứng gay gắt và gọi cho cảnh sát.
“Tôi sẽ nói với họ rằng có một người đàn ông Mỹ gốc Phi đang đe dọa tôi”, Amy nói với Christian và gọi cho cảnh sát. “Có một người đàn ông Mỹ gốc Phi ở đây, ở Công viên Trung tâm. Anh ta ghi hình tôi và đe dọa tôi cũng như chó của tôi”.
Người phụ nữ da trắng Amy Cooper gọi báo cảnh sát khi gặp người đàn ông da màu Christian Cooper ở công viên New York, Mỹ, hôm 25/5. Video: Twitter/ The Telegraph.
Christian sau đó đăng video ghi lại toàn bộ sự việc lên Twitter, thu hút hàng chục triệu lượt xem, dấy lên phẫn nộ phân biệt chủng tộc sâu sắc ở Mỹ. Sự việc xảy ra cùng ngày người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết, dẫn tới biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan khắp nước Mỹ.
Cuộc trao đổi đã gây phẫn nộ trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều người gọi người phụ nữ là “Karen”, một thuật ngữ phổ biến trên mạng để mô tả một người phụ nữ da trắng có quyền lực. Cô bị cáo buộc khiến Christian gặp nguy hiểm khi cố “thao túng” hệ thống cảnh sát thường xuyên bị cho là cư xử nặng tay với người da màu.
Amy sau đó bị sa thải khỏi công ty đang làm việc vì quản lý cho biết họ không dung thứ phân biệt chủng tộc dưới bất cứ hình thức nào.
Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát bùng phát tại Mỹ từ cuối tháng 5, sau sự việc của Floyd. Nhiều cuộc biểu tình trở nên bạo loạn khi đám đông phá hoại và kéo đổ những di tích lịch sử vì cho rằng chúng là đại diện của chế độ nô lệ cũng như phân biệt chủng tộc.
Cảnh sát Mỹ đứng yên khi người biểu tình phả khói vào mặt
Hình ảnh một cảnh sát Mỹ bình tĩnh đứng yên dù bị người biểu tình bao vây, la hét và thổi khói vào mặt đang lan truyền trên mạng xã hội.
Video dài một phút được đăng trên Twitter hôm 20/6, cho thấy một sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục, đội mũ bảo hiểm gắn kính, bị một nhóm người biểu tình bao vây, trong đó có nhiều người da màu.
Nhóm người này liên tục giơ "ngón tay thối" dí sát mặt viên cảnh sát, thậm chí áp sát, phả khói thuốc vào mặt anh. Bất chấp các hành động mang tính khiêu khích của người biểu tình, cảnh sát này vẫn nhẫn nhịn giữ im lặng và không có bất cứ phản ứng thái quá nào.
Cảnh sát này dường như bị người biểu tình khiêu khích do anh không chịu quỳ xuống như họ yêu cầu. "Ngả mũ trước sĩ quan này, khi đối mặt với sự thù địch và nhạo báng, vẫn không chịu quỳ xuống nhượng bộ trước đám đông cánh tả", tài khoản Darren of Plymouth viết trên Twitter.
Một số người dùng mạng xã hội cho rằng nguồn cơn của hành động mà những người biểu tình thực hiện xuất phát từ nỗi bất bình với tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát ở Mỹ suốt nhiều năm qua. "Mọi thứ đều có giới hạn của nó", một người bình luận.
Hiện chưa rõ video được quay ở đâu và khi nào, nhưng biển tên gắn trên đồng phục của nam cảnh sát ghi "Cảnh sát Sacramento", một hạt thuộc bang California, Mỹ.
Biểu tình ở Mỹ nổ ra sau cái chết của người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì cổ ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, hôm 25/5. Hầu hết các cuộc biểu tình tại Mỹ mang tính ôn hòa nhằm phản đối bạo lực của cảnh sát và đòi bình đẳng cho người da màu, nhưng một số kẻ quá khích lợi dụng dịp này để biến biểu tình ở New York và vài thành phố khác thành những cuộc cướp bóc, bạo loạn.
Cảnh sát thành phố Atlanta hôm 12/6 bắn chết thanh niên da màu Rayshard Brooks sau khi người này không vượt qua được bài kiểm tra nồng độ cồn và chống trả hai sĩ quan. Cái chết của Brooks đã châm ngòi tình trạng bạo lực tại Atlanta khi người biểu tình chặn đường cao tốc, đốt cửa hàng đồ ăn nhanh nơi anh chết và đập phá những tòa nhà gần đó.
Các cuộc biểu tình đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều cảnh sát tại các thành phố Mỹ quyết định nghỉ việc vì cho rằng họ bị đối xử bất công khi làn sóng biểu tình chống cảnh sát lan rộng.
Em trai Floyd kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra Em trai George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết tháng trước, kêu gọi Liên Hợp Quốc vào cuộc điều tra nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. "Cách mà các ông thấy anh trai tôi bị tra tấn và giết hại ngay trước camera là cách người da màu bị cảnh sát đối xử ở Mỹ", Philonise Floyd, em trai...