Truy tố nguyên 3 cán bộ hải quan trong đường dây buôn lậu gỗ
Cơ quan tố tụng xác định, các bị can nguyên là lãnh đạo và cán bộ hải quan được giao nhiệm vụ kiểm hóa lô hàng gỗ xuất khẩu theo tờ khai hải quan của Công ty Ngọc Hưng, nhưng đã thực hiện không đúng gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 1,8 tỉ đồng.
Cơ quan liên ngành bắt giữ lô gỗ lậu tại ga Giáp Bát, Hà Nội. (Ảnh, minh hoạ).
Ngày 8/6, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án hình sự xảy ra tại công ty TNHH MTV Ngọc Hưng (Công ty Ngọc Hưng) truy tố trước TAND TP Đà Nẵng 5 bị can, gồm: Trương Huy Liệu Phó Giám đốc Công ty Ngọc Hưng và Trần Thị Dung Giám đốc Công ty Ngọc Hưng (vợ Liệu) về tội Buôn lậu theo Điều 188 BLHS năm 2015.
Ba bị can nguyên là cán bộ hải quan bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Đỗ Danh Thắng, nguyên Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan Khu Công nghiệp Đà Nẵng (Cục Hải quan TP Đà Nẵng); Đỗ Lý Nhi, cán bộ hải quan thuộc Chi cục hải quan cửa khẩu Cửa Việt (Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) và Lê Xuân Thành công chức Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Khu Thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.
Theo cáo trạng, ngày 17/12/2011, Công ty Ngọc Hưng do Trần Thị Dung làm Giám đốc; Trương Huy Liệu (chồng Dung) làm Phó Giám đốc nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo.
Để có bộ hồ sơ nhập khẩu, đối tượng Liệu giao và chỉ đạo Trần Đình Quang là nhân viên của Công ty Ngọc Hưng sử dụng các giấy tờ khổ A4 không có nội dung nhưng có hình con dấu nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào và chữ ký của Giám đốc tên là Khamfong Vorabouth do đối tác Lào cung cấp để soạn thảo, in ra từ máy tính làm giả bộ hồ sơ nhập khẩu gồm: Hợp đồng mua bán gỗ ký kết giữa Công ty Ngọc Hưng do Trần Thị Dung ký tên với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào; kèm theo vận đơn, hóa đơn vận tải đường bộ, phiếu đóng gói hàng, lý lịch gỗ.
Sau đó, đối tượng Liệu giao và chỉ đạo anh Quang mang 3 giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ngày 16/12/2011 của cơ quan kiểm dịch cửa khẩu Deansavanh Lào đến trạm kiểm dịch thực vật Lao Bảo để đăng ký kiểm dịch thực vật.
Video đang HOT
Ngày 17/12/2011, Trạm kiểm dịch thực vật Lao Bảo tiếp nhận Giấy đăng ký kiểm dịch kèm theo các giấy tờ của Công ty Ngọc Hưng. Mặc dù, 3 giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật này thể hiện cấp cho Công ty 407, Công ty Tâm Tâm, trong nội dung không có loại nào là gỗ trắc và gỗ Giáng Hương nhưng ông Hoàng Hữu Dũng nguyên Phó Trưởng trạm, phụ trách trạm kiểm dịch thực vật Lao Bảo, Hà Xuân Thống và Nguyễn Hồng Tư (nhân viên trạm kiểm dịch) vẫn dựa trên các giấy chứng nhận này để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng không đúng quy định của pháp luật.
Để thực hiện các hợp đồng mua gỗ, Công ty Ngọc Hưng đã làm giả phụ lục hợp đồng và 9 giấy yêu cầu chuyển tiền của nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào. Sau đó, Công ty Ngọc Hưng đã chuyển tổng số tiền hơn 1,4 triệu USD vào một tài khoản ngân hàng tại Lào. Sau đó, một đối tượng khác đã rút tiền từ tài khoản này và trả lại cho vợ chồng Liệu- Dung…
Cáo trạng kết luận, ngày 17/12/2011, bị can Trương Huy Liệu là Phó Giám đốc Công ty Ngọc Hưng đã chỉ đạo các cá nhân trong Công ty làm giả hồ sơ, tài liệu, sử dụng bộ hồ sơ này để nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam.
Ngày 18/12/2011, Trương Huy Liệu chỉ đạo các nhân viên của Công ty Ngọc Hưng sử dụng các hồ sơ giả để xuất khẩu gỗ lậu từ Việt Nam đi Trung Quốc với khối lượng 614,672 m3 trị giá hơn 63,6 tỉ đồng. Bị can Dung đã có hành vi ký các hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu lậu gỗ; giúp sức cho bị can Liệu thực hiện hành vi buôn lậu.
Các bị can Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành là công chức Chi cục Hải quan Cảng Cửa Việt, được giao nhiệm vụ kiểm hóa lô hàng gỗ xuất khẩu theo tờ khai Hải quan của Công ty Ngọc Hưng, nhưng đã thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về địa điểm, trình tự, thủ tục kiểm tra hàng hóa xuất khẩu nên đã đề xuất cho thông quan đối với lô hàng buôn lậu của Công ty Ngọc Hưng.
Bị can Đỗ Danh Thắng khi đó là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng, được giao nhiệm vụ tổ chức việc khám xét theo thủ tục hành chính đối với lô hàng gỗ xuất khẩu có vi phạm của Công ty Ngọc Hưng nhưng đã thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về trình tự; thủ tục áp dụng biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan nên đã không phát hiện được hành vi buôn lậu gỗ của Công ty Ngọc Hưng.
Hành vi của các bị can nêu trên đã gây thất thu, thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền thuế Công ty Ngọc Hưng không nộp là hơn 1,8 tỉ đồng.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Hàng trăm nghìn lít dầu máy bay đã bị "rút ruột" như thế nào?
Cơ quan điều tra xác định, lợi dụng sơ hở trong việc quản lý, các tài xế đã câu kết cùng các đối tượng bên ngoài rút trộm xăng dầu trên đường chở từ kho đến sân bay.
Ngày 20/3, Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng, truy tố 26 bị can trong đường dây rút trộm xăng dầu về tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Các bị can bị bắt quả tang khi thực hiện hành vi.
Theo cáo trạng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam Airline giao công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (công ty Skypec) vận chuyển dầu máy bay (dầu Jet-A1) từ kho cảng Cát Lái, kho B, kho C và kho Thành Lễ của Tổng công ty Xăng dầu Nhà Bè TPHCM về kho của các sân bay: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Buôn Ma Thuật (tỉnh Đắk lắk), Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng). Công ty Skypec ký hợp đồng thuê xe bồn của 4 công ty để vận chuyển.
Lợi dụng sơ hở trong việc quản lý trên đường vận chuyển và giao nhận xăng dầu, một số lái xe đã móc nối với các đối tượng bên ngoài do anh em Đoàn Anh Dũng (sinh năm 1983), Đoàn Anh Vũ (sinh năm 1990, cùng trú quận 2, TPHCM) và nhóm Huỳnh Minh Dũng (sinh năm 1969, trú tại thị trấn Nhà Bè), Nguyễn Thị Ngọc Tuyền (sinh năm 1979, trú tại quận 7) cầm đầu để rút trộm dầu trong thời gian dài.
Ngày 9/3/2017, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt quả tang lái xe Ngô Trần Vũ (sinh năm 1973, trú tại quận 7) của công ty Hoàng Nguyên cùng một số đối tượng thuộc nhóm Huỳnh Minh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Tuyền đang trộm cắp dầu Jet-A1 từ xe bồn BKS51C-31...; Bắt quả tang lái xe Lương Hồng Vân của công ty Skypec cùng một số đối tượng thuộc nhóm Đoàn Anh Dũng đang trộm cắp dầu Jet-A1 từ bồn xe BKS 29C-19....
Đồng thời, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khám xét khẩn cấp nơi ở và các điểm đối tượng thuê để chứa xăng dầu, qua đó thu giữ tổng cộng gần 120.000 lít xăng dầu các loại (Dầu Diezel, dầu FO, xăng pha dầu tạp) với tổng giá trị gần 1,7 tỷ đồng.
Ngày 17/3/2017, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 28 bị can để điều tra về tội trộm cắp tài sản, tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có. Trong đó, 2 bị can đã bỏ trốn, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã để khi bắt được sẽ xử lý sau.
Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng xác định, trong thời gian từ năm 2016 đến tháng 3/2017, Huỳnh Minh Dũng bàn bạc với các lái xe thuộc Doanh nghiệp Hoàng Nguyên khi vận chuyển dầu máy đã câu kết với Nguyễn Thị Ngọc Tuyền trộm cắp bán cho Trần Văn Tình tổng số 218.310 lít dầu Jet-A1, giá trị hơn 3,5 tỉ đồng.
Đoàn Anh Dũng và Đoàn Anh Vũ đã bàn bạc với lái xe của Công ty Skypec và các lái xe bồn khi vận chuyển trộm cắp bán cho Nguyễn Quang Đức gần 190.000 lít dầu Jet-A1 và 66.600 lít dầu DO có tổng giá trị hơn 4 tỉ đồng.
Cũng trong thời gian này, 12 lái xe khác trong quá trình vận chuyển lợi dụng sơ hở, mỗi lái xe đã thực hiện hàng trăm lần trộm cắp với số lượng hàng chục nghìn lít dầu máy bay, thu lợi cả trăm triệu đồng. Điển hình, lái xe Trần Ngọc Minh đã 817 lần trộm cắp tổng số 24.540 lít dầu Jet-A1 trị giá gần 400 triệu đồng. Lái xe Phạm Văn Hải đã 647 lần trộm cắp 19.410 lít dầu, có giá trị gần 317 triệu đồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Bắt cóc nữ đại gia trên phố để đòi nợ Ngày 6/6, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Văn Miên (SN 1968, quê Nam Định) 9 tháng tù về tội bắt giữ người trái pháp luật và 10 cưỡng đoạt tài sản. Theo cáo trạng, bà Nguyễn Thị Phương Nam (SN 1971, ngụ quận 4) và Lê Thị Thảo nhiều lần vay tiền qua lại với...