Truy tố người đàn ông đấm phụ nữ gốc Á dã man tại New York
Nghi phạm bị truy tố với nhiều tội danh sau khi máy quay an ninh tại thành phố Yonkers, bang New York (Mỹ) ghi lại hình ảnh người này đấm một phụ nữ cao tuổi gốc Á hơn 100 lần.
Máy quay an ninh cho thấy thủ phạm tiếp cận nạn nhân khi bà đang mở cửa nhà. Ảnh: Sở cảnh sát thành phố Yonkers
Theo kênh truyền hình CNN, băng ghi hình an ninh được cảnh sát thành phố Yonkers thu thập cho thấy nạn nhân là một người phụ nữ 67 tuổi gốc Philippines. Bà đang mở khóa cửa nhà thì bị một đối tượng đấm vào đầu và đánh ngã xuống đất. Thủ phạm là Tammel Esco (42 tuổi). Vụ việc xảy ra vào ngày 11/3 tại thành phố Yonkers, nằm ở ngoại ô thành phố New York.
Công tố viên cho biết đối tượng Esco đấm hơn 100 lần, liên tục giẫm lên người và có những lời thô tục xúc phạm nạn nhân. Kết quả giám định thương tích kết luận nạn nhân bị xuất huyết não, gãy xương hàm và gặp nhiều chấn thương khác.
Trong bản cáo trạng công bố ngày 19/7, nghi phạm Esco bị truy tố với các tội danh, bao gồm Cố ý giết người cấp độ 2, Cố ý giết người cấp độ 2 do phân biệt chủng tộc, Gây thương tích cấp độ 1, Gây thương tích cấp độ 1 do phân biệt chủng tộc.
Theo người phát ngôn của văn phòng luật sư Westchester, Esco hiện không nhận tội và đang bị giam giữ mà không được bảo lãnh. Hắn sẽ ra tòa thêm một lần nữa vào ngày 2/8 tới đây.
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hàng nghìn người gốc Á sinh sống tại Mỹ đã trở thành nạn nhân của các vụ phân biệt chủng tộc. Từ ngày 19/3/2020 tới ngày 31/3/2022, tổ chức AAPI Hate ghi nhận gần 11.5000 vụ phân biệt chủng tộc với người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương. AAPI Hate là tổ chức theo dõi các báo cáo về hành vi phân biệt chủng tộc với người Mỹ gốc Á.
'Ông chẳng, bà chuộc' trong chuyện kiểm soát súng đạn
Vào cùng thời điểm và trong cùng bối cảnh tình hình, bên lập pháp và phía tư pháp ở Mỹ đưa ra quyết định hoàn toàn trái chiều nhau về cùng vấn đề kiểm soát súng đạn trong dân chúng.
Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ bộ luật liên quan tồn tại hơn 100 năm nay ở bang New York và cho phép người dân Mỹ luôn mang theo bên mình một khẩu súng lục, kể cả khi ở nơi công cộng. Trong khi đó, lưỡng viện lập pháp Mỹ thông qua bộ luật - lần đầu tiên kể từ năm 1994 - siết một phần việc bán súng đạn cho người dân. Cả hai quyết sách này được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp xảy ra những vụ xả súng chấn động người dân Mỹ.
Súng được trưng bày tại một sự kiện mua lại vũ khí của cảnh sát New York. Ảnh REUTERS
Tư pháp nới lỏng luật trong khi lập pháp siết chặt luật. Tư pháp mở rộng quyền trong khi lập pháp hạn chế quyền. Sự trái ngược chiều hướng này rõ ràng đến mức không còn có thể trái ngược hơn được nữa. Nó cho thấy vấn đề sở hữu và sử dụng súng đạn ngày càng thêm nhức nhối và nan giải, Mỹ sẽ còn tiếp tục phải trả giá đắt cho vấn đề này. Đây là một trong những vấn đề phản ánh rõ nét nhất và đầy đủ nhất mức độ phân rẽ sâu sắc trên chính trường và trong nội bộ xã hội Mỹ hiện tại mà hệ lụy trực tiếp là bạo lực và thù hằn gia tăng.
Chuyện súng đạn này sẽ là chủ đề nội dung được cử tri quan tâm đến nhiều trong cuộc vận động tranh cử hướng đến bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11 tới. Nó khích lệ cử tri với quan điểm ủng hộ hay chống đối đi bỏ phiếu để ủng hộ chiều hướng quan điểm của Tòa án Tối cao - hiện do các thẩm phán thiên về phe Cộng hòa chi phối - hoặc hậu thuẫn nỗ lực của phe Dân chủ và Tổng thống Joe Biden về siết chặt hơn nữa việc kiểm soát mua và sử dụng súng đạn ở Mỹ.
Bị truy tố vì ngược đãi chó mèo Đài WHNT ngày 18.6 đưa tin một người đàn ông tại thành phố Tuscumbia (hạt Colbert, bang Alabama, Mỹ) vừa bị bắt và truy tố về hành vi đối xử thô bạo với động vật, sau khi nhiều vật nuôi được giải cứu tại nhà của người này. Ông Jason Daniel Foster bị bắt và truy tố vì đối xử thô bạo với...