Truy tố một cựu vụ phó ở Bộ Công Thương
Ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, bị cáo buộc chủ động gợi ý nhận 14,2 tỷ đồng từ lãnh đạo 2 doanh nghiệp xăng dầu.
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Bộ Công Thương, Công ty cổ phần Thương mại Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bách Khoa Việt, Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Long Hưng và các đơn vị liên quan.
Trong đó, cơ quan tố tụng truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu chuyên viên Vụ Thị trường trong nước, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, về tội Nhận hối lộ.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, bị truy tố tội Đưa hối lộ.
2 bị can khác bị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ông Nguyễn Lộc An (Ảnh: TTX).
Theo cáo trạng, từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015, khi là Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, ông An là Trưởng Đoàn kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu đối với Công ty Bách Khoa Việt và Công ty Long Hưng.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, ông An biết rõ 2 doanh nghiệp trên không đủ điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Do vậy, với động cơ cá nhân, ông An chủ động gợi ý nhận tiề.n để hợp thức các thủ tục có điều kiện cho 2 công ty trên.
Video đang HOT
Cụ thể, vị vụ phó nhận 9,2 tỷ đồng của Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch Công ty Bách Khoa Việt, và 5 tỷ đồng từ Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch Công ty Long Hưng.
Từ đó, Bách Khoa Việt và Long Hưng được tạo điều kiện cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu và Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng còn cáo buộc Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt, và Đỗ Thị Tuyết Nga, Kế toán trưởng, đã nhiều lần chi sử dụng không đúng mục đích Quỹ bình ổn giá xăng dầu, với tổng số tiề.n hơn 107 tỷ đồng.
Động cơ của 2 bị can trên, theo cáo trạng, là Công ty Bách Khoa Việt có nhiều khoản nợ ngân hàng, nợ thuế và phải thanh toán tiề.n mua hàng để kinh doanh, trả lương.
Hành vi phạm tội trên bắt đầu từ tháng 2/2019, do Đức chỉ đạo Nga thực hiện.
Theo cáo trạng, khi Bộ Tài chính đề nghị, đôn đốc Bách Khoa Việt thực hiện nghĩa vụ nộp lại số tiề.n trên vào ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp này chỉ nộp được hơn 1,68 tỷ đồng.
Do đó, Đức và Nga bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Túi quà của bà chủ Xuyên Việt Oil khiến cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương 'ngã ngựa'
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai được bà chủ Xuyên Việt Oil đem túi quà đến tặng vào dịp Noel và Tết Dương lịch.
Do có cuộc họp nên bị cáo để túi quà ở phòng làm việc, sau này mở ra mới biết có tiề.n.
Sau nửa ngày làm thủ tục và công bố cáo trạng, chiều nay (20/11), phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) bước vào phần xét hỏi.
Thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) khai tất cả mọi hoạt động của Xuyên Việt Oil là do bị cáo chỉ đạo, các cấp dưới chỉ thực hiện theo.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Đào Phương
Theo bị cáo Hạnh, đa phần nhân viên đều là người nhà từ quê vào phụ giúp và đều ít học, không biết đã làm sai quy định. Trong đó có bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (cựu Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) là em gái họ, được đưa vào để quản lý nhân viên mỗi khi bị cáo Hạnh đi công tác.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc trong 2 tài khoản quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ còn 2 triệu đồng và 128 đồng nhưng tại sao lại báo cáo 219 tỷ đồng, bị cáo Hạnh trần tình rằng có lấy tiề.n ở đây ra đầu tư.
"Hiện công ty sở hữu nhiều tài sản và cộng thêm các tài sản riêng, tài sản nhờ người khác đứng tên, bị cáo sẽ dùng để khắc phục hậu quả" - bị cáo này trả lời.
Đối với việc chiếm đoạt 1.244 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường, bị cáo Hạnh thừa nhận biết phải nộp lại cho nhà nước.
"Bị cáo biết việc sử dụng số tiề.n này là sai và rất ăn năn hối cải, muốn xin thời gian để khắc phục hậu quả" - bà Hạnh nói.
Trong khi đó, tỏ ra mất bình tĩnh, bị cáo Như Phương khai được sinh ra tại vùng quê nghèo ở Quảng Trị, tuổ.i đời còn trẻ nên thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết pháp luật. Bị cáo nói chỉ làm thuê cho bị cáo Hạnh và được trả lương hàng tháng chứ không được chia lợi nhuận.
Bà trùm Xuyên Việt Oil khai về việc hối lộ cho các cựu quan chức Bộ Công Thương
Về hành vi đưa hối lộ, bị cáo Hạnh khai người đầu tiên đưa là bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương).
Theo lờ.i kha.i của bị cáo Hạnh, năm 2016, khi Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện để được cấp giấy phép, bị cáo đã được giới thiệu gặp bị cáo An nhờ giúp đỡ. Sau đó, bị cáo Hạnh 4 lần đưa tiề.n cho bị cáo An, với tổng số hơn 921 triệu đồng và 1 chiếc đồng hồ Patek trị giá 23.000 USD, là quà tặng trong dịp sinh nhật.
Dù thừa nhận hành vi nhận hối lộ nhưng bị cáo An cho rằng thực tế mình chỉ nhận 3 lần, nhưng trong bản tường trình viết nhầm thành 4 lần. Bị cáo An cũng khẳng định đã thực hiện việc cấp giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil đúng quy định.
Về việc đưa hối lộ 50.000 USD cho bị cáo Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương), bị cáo Hạnh khai đưa khi tới gặp để chúc tết.
Cũng thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, bị cáo Hải trình bày năm 2016, Công ty Xuyên Việt Oil được bị cáo ký giấy phép xuất nhập khẩu có giá trị 5 năm. Theo ông Hải, thời điểm này bị cáo không biết bà Hạnh là ai.
Bị cáo Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Đào Phương
Đến năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại TPHCM, Công ty Xuyên Việt Oil là đầu mối cung cấp xăng dầu lớn ở phía Nam và nhiều lần Bộ Công Thương nhận được công văn của UBND TPHCM đề nghị tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
"Chị Hạnh gọi cho tôi lúc dịch Covid-19 hoành hành, tôi rất chia sẻ nên đã gọi anh Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - PV) để phối hợp. Tôi yêu cầu chị Hạnh phải làm đúng trình tự.
Trong quá trình kiểm tra, Công ty Xuyên Việt Oil chưa đáp ứng đủ yêu cầu nên Vụ Thị trường trong nước có công văn thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép.
Sau 15 ngày, Vụ Thị trường trong nước trình hồ sơ của công ty. Lúc này, hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu để được cấp phép. Việc cấp phép là chính xác, khách quan, phù hợp với quy định, tôi không có tác động gì" - bị cáo Hải khai.
Cũng theo bị cáo Hải, ngày 21/12/2021 - thời điểm gần Noel và Tết Dương lịch, bị cáo Hạnh đã đến cơ quan tặng quà.
"Khi đó, tôi có cuộc họp nên để túi quà ở phòng làm việc, sau này mở ra mới biết có tiề.n. Đây là sai lầm lớn nhất của tôi. Hiện gia đình tôi đã khắc phục toàn bộ số tiề.n nhận của bị cáo Hạnh, mong HĐXX xem xét" - bị cáo Hải trần tình.
Các bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TPHCM), Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn), Đặng Công Khôi (cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài Chính) đều thừa nhận hành vi nhận hối lộ từ bị cáo Hạnh.
Tình huống pháp lý đã xóa án tích với nguyên Thứ trưởng và Phó Vụ trưởng Bộ Công Thương Trong phần lý lịch các bị can, VKSND Tối cao nêu nhân thân ông Đỗ Thắng Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương và ông Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước đều từng phải nhận án tù. Trong số 15 bị can vụ Xuyên Việt Oil bị truy tố, ông Đỗ Thắng Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ...