Truy tố kẻ dùng súng truy sát xe ôm ở bến xe miền Đông
Minh nghi ngờ ông T. nói xấu, tìm cách hãm hại anh trai mình là một tay giang hồ có số má tại khu vực tại quận Bình Thạnh. Do đó, Minh đem theo súng nhờ bạn chở đến bến xe Miền Đông, nơi ông T. hành nghề xe ôm để trả thù.
Ngày 4/12, Viện KSND TPHCM cho biết cơ quan này đã hoàn tất cáo trạng chuyển hồ sơ sang tòa cùng cấp truy tố bị can Trần Quý Minh (sinh năm 1967 tại TPHCM) về các tội giết người và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Theo cáo trang, khoảng 16h15 chiều 7/9/2016, người dân nhìn thấy 2 thanh niên điều khiển xe máy rượt đuổi 1 người đàn ông chạy bộ quanh khu vực Bến xe miền Đông.
Khi đến trước cổng số 2 (đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh), người đàn ông chạy nấp vào phía sau xe tải, sát hàng rào của bến xe thì bất ngờ 2 thanh niên kia rút ra khẩu súng bắn 1 phát về phía người đàn ông.
Sau khi nổ súng, 2 thanh niên lên xe máy tẩu thoát khỏi hiện trường. May mắn viên đạn không trúng ai. Nhận được thông tin, Công an quận Bình Thạnh đã có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nạn nhân và các nhân chứng để phục vụ công tác điều tra. Tại hiện trường, công an có thu giữ được 1 vỏ đạn.
Công an xác định nạn nhân bị bắn là ông V. Q. T. (sinh năm 1964, ngụ quận Gò Vấp), hành nghề xe ôm tại Bến xe miền Đông.
Video đang HOT
Từ lời khai của nạn nhân, Công an quận Bình Thạnh xác định, Trần Quý Minh là kẻ gây án. Tuy nhiên, khi công an tiến hành truy bắt thì đối tượng Minh đã nhanh chân bỏ trốn.
Ngày 24/10, Minh bị Công an bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, Minh khai nhận đã dùng súng bắn ông T. vì nghi ngờ nạn nhân nói xấu, tìm cách hãm hại anh trai của Minh là một tay giang hồ có số má tại khu vực tại quận Bình Thạnh.
Bị can Minh khai nhận, Minh mua khẩu súng k54 cùng 6 viên đạn dùng để gây án của 1 đối tượng người Nam Định với giá 8 triệu đồng. Mỗi khi đi đâu, Minh cũng luôn mang súng trong người.
Xuân Duy
Theo Dantri
Truy tố Phạm Công Danh và Trầm Bê
Trong giai đoạn 2 của đại án tại ngân hàng xây dựng (VNCB), Phạm Công Danh và đồng phạm (trong đó có Trầm Bê) bị truy tố tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Ngày 24/11, Viện KSND Tối cao cho biết cáo trạng vừa được tống đạt cho các bị can và hồ sơ vụ án đang được chuyển cho Viện KSND TPHCM, đơn vị thừa ủy quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án tại TAND TPHCM.
Bị Can Phạm Công Danh tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án VNCB.
Cáo trạng truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB; nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) và các đồng phạm vì đã gây hậu quả nghiêm trọng tại 4 ngân hàng.
Theo đó, bị can Phạm Công Danh và các đồng phạm bị truy tố về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) và VNCB.
Liên quan trong vụ án này, các bị can gồm: Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank), Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB - Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB - Chi nhánh Lam Giang), Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB - Chi nhánh Sài Gòn) và 20 bị can là nguyên lãnh đạo của 18 công ty sân sau của ông Danh bị đề nghị truy tố cùng tội cố ý làm trái.
Theo cáo trạng, tháng 9/2012, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín - Trustbank, Phạm Công Danh nắm quyền kiểm soát, chi phối Trustbank.
Phạm Công Danh đã lợi dụng việc nắm quyền chi phối với vị trí là Chủ tịch HĐQT VNCB đã tuyển chọn và đưa người của mình vào tiếp quản, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.
Kể từ lúc này, Phạm Công Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và ban kiểm soát của VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện lập các hồ sơ vay vốn khống, rút tiền gửi sang 3 ngân hàng gồm Sacombank, TPBank, BIDV để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay do các công ty ông Danh thành lập, hoặc mượn pháp nhân đứng tên trên hồ sơ vay của 3 ngân hàng này.
Cụ thể, Phạm Công Danh và đồng phạm đã thông đồng với nhau, gửi tiền qua Sacombank bảo lãnh, trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỷ đồng.
Để vay được khoản tiền này, Phạm Công Danh chỉ đạo Khương và cấp dưới lập báo cáo tài chính năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 khống để nộp cho Sacombank. Ngày 26/4/2013, 1.800 tỷ đồng được chuyển vào số tài khoản của Phạm Công Danh.
Để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 1.700 tỷ đồng tại BIDV, chi nhánh Sở giao dịch 2 và 900 tỷ đồng tại BIDV - Chi nhánh Hải Vân từ năm 2012, Phạm Công Danh và cấp dưới thống nhất chủ trương dùng số dư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng của VNCB tại các tổ chức tín dụng làm tài sản đảm bảo. Khoản tiền vay đó chỉ dùng chi cho việc... chăm sóc khách hàng của VNCB.
Theo kết luận điều tra, các hành vi trên của Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỷ đồng, phạm vào tội cố ý làm trái.
Ở giai đoạn 1 của vụ án, ngày 24/1, TAND cấp cao tại TPHCM đã tuyên án Phạm Công Danh 30 năm tù về hai tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng vì đã gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỷ đồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Bắt 3 cẩu tặc với súng bắn điện, băng dính, vỏ chai bia thủ sẵn Hai đối tượng Hiếu và Giáp dùng chiếc xe máy Exciter mang theo súng bắn điện, bao tải, băng dính và vỏ chai bia thủy tinh. Khi gặp chó trên đường, đối tượng ngồi sau dùng súng bắn làm chó bị ngất rồi lấy băng dính buộc miệng chó lại và bỏ vào bì xác rắn mang đi bán. Nếu có người truy...