Truy tố hai cựu trưởng phòng cấp huyện chi sai tiền bồi thường
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa hoàn tất kết luận điều tra, truy tố bị can Hà Văn Tiên và Nguyễn Anh Dũng, lần lượt là cựu trưởng Phòng TN&MT NN&PTNT huyện Sơn Tây.
Các bị can này bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Đăkđrinh ở huyện này.
Ngoài ra, ba bị can khác nguyên là cán bộ địa chính xã gồm Nguyễn Vỹ Cường (xã Sơn Liên), Lê Khắc Tâm Anh (xã Sơn Dung) và Trần Minh Việt (xã Sơn Long) cũng bị truy tố về cùng tội danh trên.
Tháng 5-2008, Công ty CP Thủy điện Đăkđrinh đầu tư dự án thủy điện Đăkđrinh, trong đó chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng khoảng 710 tỉ đồng. UBND huyện Sơn Tây lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Đăkđrinh do ông Tô Cước – Phó Chủ tịch UBND huyện làm chủ tịch hội đồng, còn các ông Tiên và Dũng làm phó chủ tịch.
Theo kết luận điều tra, các ông Cước, Dũng và Tiên biết rõ khu vực lòng hồ (gồm các xã Sơn Liên, Sơn Dung, Sơn Long) có nhiều chủ đất không thuộc diện được hưởng tiền hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định. Tuy vậy, những người này đã bàn bạc, thống nhất “bùa phép” để chi trả tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Việc làm trái quy định về công tác bồi thường, gây thiệt hại hơn 25 tỉ đồng. Do ông Cước đã chết nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Còn ông Cường, Anh và Việt là những người chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý đất đai trên địa bàn. Cả ba biết rõ nhiều trường hợp không trực tiếp sản xuất trên đất thu hồi, không đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ nhưng vẫn ký xác nhận và tham mưu cho lãnh đạo UBND xã xác nhận đủ điều kiện. Đây là hành vi giúp sức cho việc chi trả tiền sai quy định.
LỆ THỦY
Video đang HOT
Theo_PLO
Truy tố chủ quán cafe Trang xâm phạm chỗ ở: Ai đang làm trái luật?
Để truy tố, xét xử một người về hành vi xâm phạm chỗ phải căn cứ xem chỗ ở đó có phải chỗ ở hợp pháp của người bị xâm phạm hay không? Và hành vi xâm phạm biểu hiện ra bên ngoài như thế nào?
Như đã đưa tin, ngày 16/4/2016 TAND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt ông Bùi Văn Dần (chủ quán cafe Trang, tại khu 1, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) 4 tháng tù giam và vợ ông là bà Nguyễn Thị Hoan cũng lãnh 4 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng vì một tội danh: Xâm phạm chỗ ở của công dân. Ngay sau khi tuyên án, vợ chồng ông Bùi Văn Dần đã kháng cáo kêu oan.
Thi hành án liệu đã thấu tình, đạt lý?
Liên quan đến vụ án này, nhiều người cho rằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự hai vợ chồng bị cáo có nguồn gốc từ việc kê biên, cưỡng chế thi hành một bản án dân sự mà bản thân việc cưỡng chế thi hành án đó có nhiều dấu hiệu trái pháp luật.
Được biết, căn nhà mà hai vợ chồng bị cáo bị truy tố về hành vi xâm phạm chỗ ở lại chính nhà đất mà hai vợ chồng này đã xây dựng nên và là chỗ ở duy nhất của cả gia đình. Tuy nhiên, vì bà Nguyễn Thị Hoan phải thi hành một bản án dân sự để trả nợ cho khoản vay 149 triệu đồng mà Chi cục thi hành án huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã tiến hành kê biên, cưỡng chế cả ngôi nhà gia đình bà Hoan bất chấp nhà đó thuộc sở hữu chung của gia đình (trong đó có phần sở hữu của chồng bà Hoan và các con).
Quán cafe Trang và nhà đất nơi gia đình ông Bùi Văn Dần đang ở.
Quá trình thâm nhập để tìm hiểu về vụ án, chúng tôi vô cùng băn khoăn về việc tại sao Chi cục thi hành án huyện Thọ Xuân lại nhất quyết phải kê biên, cưỡng chế nhà ở duy nhất của một hộ gia đình chỉ để thi hành một khoản tiền không lớn. Trong khi đó, gia đình ấy có thể sử dụng tài sản khác để thi hành án?
Và đến tận khi đặt bút viết bài báo này, chúng tôi cũng không thể tìm ra được bằng chứng nào chứng tỏ gia đình bà Nguyễn Thị Hoan đã tự nguyên đề nghị thi hành án kê biên nhà ở của mình như một số thông tin mà cơ quan thi hành án huyện Thọ Xuân tiết lộ trước đó. Điều đáng nói, ông Bùi Văn Dần từ một người vô can, từ một người đang kêu cứu vì bị cưỡng chế ngôi nhà mà bản thân ông không phải là "con nợ", không có nghĩa vụ trả nợ trở thành một bị can, bị cáo. Chúng tôi trăn trở về cơ sự, về nguồn cơn nào? tại sao lại như vậy?
Kê biên tài sản chung có đúng luật?
Cơ quan thi hành án huyện Thọ Xuân một mực khẳng định với báo chí rằng việc thi hành án là hoàn toàn đúng luật nhưng rõ ràng để chỉ ra tại sao cơ quan này lại không thực hiện đúng các quy định về việc kê biên tài sản chung của hộ gia đình? Tại sao Chi cục thi hành án huyện Thọ Xuân không yêu cầu Tòa án phân chia khối tài sản chung của hộ gia đình trước khi kê biên thì có lẽ đến thời điểm này cơ quan thì hành án huyện Thọ Xuân cũng khó thể trả lời thấu đáo.
Không loại trừ khả năng, ngay cả chính cơ quan thi hành án huyện Thọ Xuân đã nhầm lẫn giữa việc đây là tài sản chung của vợ chồng thay vì coi đó là tài sản chung của hộ gia đình. Cần phải nhấn mạnh rằng tài sản nhà đất của vợ chồng ông Bùi Văn Dần và bà Nguyễn Thị Hoan đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong "chứng thư pháp lý" này ghi rõ: Cấp cho "hộ" ông bà...
Và nếu đúng là Chi cục thi hành án huyện Thọ Xuân đã chưa thực hiện việc phân định phần tài sản của những người liên quan mà đã vội kê biên, cưỡng chế thi hành án thì quả thực những người "vô can" như ông Dần, các con của ông Dần cần lắm sự vào cuộc quyết liệt, khách quan từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật cấp trên.
Có hay không hành vi xâm phạm chỗ ở
Quay trở lại vụ án hình sự mà bị cáo Bùi Văn Dần, Nguyễn Thị Hoan đang bị truy tố, xét xử. Hồ sơ vụ án thể hiện, khi mà ông Dần, bà Hoan nhất quyết không ra khỏi nhà của mình thì người trúng đấu giá mua nhà từ việc thi hành án đã khai tại cơ quan điều tra rằng, suốt thời gian đó "phải đi thuê" nhà ở và nhà đất mua đấu giá là chỗ hợp pháp của người này.
Tuy nhiên, biên bản xác minh mới đây từ phía luật sư bào chữa cho Bùi Văn Dần tại cơ quan công an thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân lại cho kết quả không đúng như vậy. Tại văn bản này, cán bộ phụ trách hộ tịch đã xác nhận phía gia đình ông Toàn (người mua nhà theo diện trúng đấu giá) đã có hộ khẩu thường trú ở địa phương từ lâu. Và theo cán bộ hộ tích thì quy định bắt buộc khi đăng ký hộ tịch là phải cung cấp giấy tờ hợp pháp về chỗ ở, về nhà đất. Phải chăng, ông Toàn đã cố tình khai gian dối với cơ quan điều tra để ép gia đình ông Bùi Văn Dần vào chỗ đường cùng?
Cũng tại cơ quan điều tra, "nạn nhân" của hành vi xâm phạm chỗ ở (vợ chồng ông Toàn) đã thừa nhận rằng mới chỉ đến nhà ông Dần (Khu 1, thị trấn Lam Sơn) duy nhất một lần (vào hôm cưỡng chế thi hành án). Thực tế, cho thấy chưa có bằng chứng nào thể hiện ông Dần đã đến và đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Trao đổi với PV, luật gia, thạc sĩ chuyên ngành luật hình sự Nguyễn Thị Hằng (Hà Nội) chia sẻ: "Để truy tố, xét xử một người về hành vi xâm phạm chỗ ở phải căn cứ xem chỗ ở đó có phải chỗ ở hợp pháp của người bị xâm phạm hay không?
Hành vi xâm phạm được biểu hiện ra bên ngoài như thế nào? mục đích ra sao? Nếu nói một người đang ở trong nhà mình nhưng bị cưỡng chế ra khỏi chỗ ở đó mà đó lại là chỗ duy nhất của gia đình họ thì họ cũng có quyền bảo vệ , quyền kêu cứu.
Tôi cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng cần đánh giá thật kỹ về mặt cấu thành tội phạm, động cơ và những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự việc để có một bản án khách quan, công tâm nhất", thạc sĩ Hằng nói.
Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung (Luật thi hành án dân sự) Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Băng Tâm - Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
Vụ "Tố cha hiếp dâm...": Đề nghị truy tố người cha tội cưỡng dâm Người phụ nữ ở Khánh Hòa từng bị truy tố tội loạn luân đã trở thành bị hại trong vụ án cưỡng dâm. Ngày 15-6, một nguồn tin cho biết cơ quan CSĐT Công an thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa có kết luận điều tra bổ sung, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố LH (62 tuổi, ngụ xã Ninh Phú,...