Truy tố cựu sếp Agribank Bình Chánh gây thiệt hại 27 tỷ đồng
Nguyễn Văn Lợi – nguyên phó giám đốc Agribank Bình Chánh (TP HCM) cùng 3 thuộc cấp đã gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 27 tỷ đồng.
Theo tin tức trên báo Tiền Phong: Ngày 10/10, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Dương Thanh Cường (SN 1966, trú tại TP Hồ Chí Minh), nguyên Tổng giám đốc Cty cổ phần Tập đoàn Bình Phát về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cáo trạng cũng truy tố 4 bị can nguyên là cán bộ Agribank – Chi nhánh Bình Chánh về tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, gồm: Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó giám đốc; Trần Thị Hoàng Yến, Trần Thị Thanh Nga và Hoàng Như Bích, nguyên Phó trưởng phòng kế hoạch kinh doanh của Agribank Bình Chánh.
Trước đó, Dương Thanh Cường đã bị truy tố ở vụ án khác về tội danh “ Lừa đảochiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Ảnh minh họa.
Trên báo Người Lao Động: Theo cáo trạng, Dương Thanh Cường đã lợi dụng mối quan hệ quan biết với ông Lý Văn Chức, Giám đốc Agribank Bình Chánh (ông này đã bị chết vì ung thư ngày 28/1/2012, trước khi khởi tố điều tra vụ án này), qua đó từ 2007 đến năm 2009, Cường sử dụng 2 pháp nhân là Công ty Tân Đại Phát và Công ty Thanh Phát để lập khống các giấy chứng nhận góp vốn, lập khống chứng từ chi trả tiền và nâng khống hợp đồng mua bán đất từ 3 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng; lập khống dự án để vay hơn 19 tỷ đồng của Agribank Bình Chánh dẫn đến Cường đã chiếm đoạt 15,25 tỷ đồng.
Đối với 4 bị can là nguyên phó giám đốc, cán bộ của Agribank Bình Chánh, được sự chỉ đạo của ông Lý Văn Chức đã không thực hiện đúng quy trình thẩm định tài sản, thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra… đã ký duyệt cho công ty Tân Đại Phát, Công ty Thanh Phát vay hơn 19 tỷ đồng, gây thiệt hại tính đến khi khởi tố vụ án là hơn 27 tỷ đồng.
Trong vụ án này còn một số người là người thân quen, họ hàng với Cường có hành vi giúp sức để Cường lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng mọi việc làm do sự chỉ đạo của Cường không được hưởng lợi, không được trả công… và không biết Cường lừa đảo tiền chiếm đoạt của Agribank Bình Chánh, do vậy cơ quan điều tra không xử lý hình sự đối với những người này.
Ngoài ra, ngày 21/9, Dương Thanh Cường cùng với 10 bị can cũng đã bị VKSND Tối cao truy tố ở vụ án khác về các tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh 6 TP HCM ( Agribank Chi nhánh 6).
Đáng chú ý, trong số này có Hồ Đăng Trung, nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6; Hồ Văn Long, nguyên Trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6 cùng một số nhân viên Agribank chi nhánh 6 bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo cáo trạng, nhằm mục đích để vay tiền ngân hàng, bị can Dương Thanh Cường đã đứng ra thành lập nhiều công ty, tự bổ nhiệm chức danh và điều hành. Bị can này đã gặp và trao đổi với Hồ Đăng Trung, đề nghị cho công ty Tấn Phát của Cường vay 170 tỷ đồng.
Sau đó, Hồ Đăng Trung và Hồ Văn Long đã trình và quyết định cho công ty Tấn Phát vay 170 tỷ đồng khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không đề nghị xin nâng quyền phán quyết cho vay, tự ý cho vay vượt quyền phán quyết…
Hai bị can Hồ Đăng Trung và Hồ Văn Long cũng đề xuất và quyết định cho công ty Thanh Phát (trong nhóm công ty của Dương Thanh Cường) vay 628 tỷ đồng trong khi biết rõ dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ký hợp đồng thế chấp 23 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa sang tên cho công ty Thanh Phát, không có công chứng hay đăng ký giao dịch bảo đảm…
Đến nay, các công ty này không có khả năng thanh toán nợ cho Agribank Chi nhánh 6, số tiền thiệt hại đến nay được xác định là hơn 966 tỷ đồng gồm cả vốn và lãi.
Video đang HOT
Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
b) Cho vay quá giới hạn quy định;
c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo_Người Đưa Tin
Mất mạng vì "xúc phạm" lên mộ người chết
Vụ trọng án xảy ra vào tối 04/4/2014, Hùng đến dự tiệc cưới tại nhà người chú vợ ở cùng xã. Chẳng mấy khi có tiệc vui nên đám thanh niên uống thả cửa, vui tưng bừng. Trong đám tiệc có Lê Tấn Lập là con chú ruột Hùng, lúc này đã "tây tây", đến bảo Hùng rót rượu mời mọi người uống.
Cho rằng Lập là đàn em mà xấc xược, dám ra lệnh cho anh nên Hùng không làm theo, dẫn đến cự cãi. Hai anh em cùng ngấm rượu định xông vào ẩu đả nhưng do được mọi người can ngăn nên Hùng đi về nhà.
Khoảng 21 giờ cùng ngày, Hùng cùng vợ là Nguyễn Thị Thùy và em trai là Nguyễn Văn Lợi đang ngồi nói chuyện trước nhà thì thấy Lập điều khiển xe gắn máy về qua, tiếp tục buông lời chửi bới lăng mạ Hùng.
Mất mạng vì tè lên mộ người chết
Trước thái độ ngang ngược của Lập, Hùng đứng dậy gọi Lập dừng xe để nói chuyện. Lập dừng xe cách khoảng 11m và ngang nhiên đi vào khu vực mộ của cha ruột Hùng là ông Lê Văn Hoàng, tọa lạc ngay trong khu vườn sát nhà Hùng.
Trong lúc Hùng còn chưa biết em họ vào khu mộ cha mình để làm gì thì Lập cười khả ố rồi thản nhiên tè bậy lên phần mộ của người mà Lập gọi là bác ruột.
Quá bức xúc trước hành vi bất nghĩa của Lập, Hùng chạy đến hỏi thì bị Lập dùng mũ bảo hiểm đánh trúng vào vai và tay. Thấy thế, Hùng tới gốc cây trứng cá lấy con dao bấm dài 21cm làm vật phòng thân rồi quay lại cự cãi thì bị Lập tiếp tục dùng mũ bảo hiểm tấn công.
Sự chịu đựng lên tới đỉnh điểm, Hùng lấy dao đâm nhiều nhát vào cánh tay, vùng ngực, nách và vùng thái dương phải làm Lập ngã xuống nền khu mộ. Thấy thế Thùy, Lợi chạy đến can ngăn, Thùy giật lấy con dao trên tay Hùng ném xuống đất rồi hô mọi người đưa Lập đi cấp cứu. Tuy nhiên, Lập đã chết trên đường đến bệnh viện do vết thương thấu ngực thủng cung động mạch chủ, sốc mất máu cấp.
Người nằm sâu dưới nấm mồ là bác ruột của Lập. Tuy nhiên, Lập đã hỗn xược bước vào, cười khả ố rồi thản nhiên tè lên phần mộ người quá cố.
Gây án xong, Hùng đến Công an xã Đào Hữu Cảnh đầu thú, ngày 10/4/2014 thì bị khởi tố điều tra về tội "Giết người".
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, bị cáo Hùng thành khẩn nhận tội. Bị cáo cho rằng vì bức xúc trước hành động ngang ngược của Lập nên mới "dạy dỗ" Lập quá tay. Gây án xong, bị cáo rất ân hận, không ngờ trong phút nóng giận đã lỡ tay đoạt mạng người em con chú ruột.
Được biết Hùng vốn là người hiền lành, chịu khó, mới xây dựng gia đình chưa lâu. Trước kia Hùng và Lập cũng như hai gia đình không có mâu thuẫn gì lớn, chỉ vì uống rượu quá chén mà anh em thành tương tàn, kéo theo hai gia đình thành thù hận.
Sau cái chết của Lập, phía gia đình Lập đề nghị xử nghiêm Hùng theo pháp luật và phải bồi thường thỏa đáng.
Hội đồng xét xử TAND tỉnh An Giang nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, gây đau thương, mất mát cho gia đình nạn nhân mà không gì có thể bù đắp được, làm mất an ninh trật tự tại địa phương, do đó cần có một mức án nghiêm mới tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, qua đó góp phần cải tạo, răn đe và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, xét thấy tại phiên tòa cũng như trong quá trình điều tra, bị cáo đã thành khẩn khai báo, tỏ rõ thái độ ăn năn hối cải; nhân thân chưa có tiền án, tiền sự; thuộc thành phần lao động nghèo nên nhận thức pháp luật còn hạn chế; sau khi phạm tội đã ra đầu thú, gia đình bị cáo đã tự nguyện bồi thường để khắc hậu quả, người bị hại cũng có một phần lỗi, nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Lê Văn Hùng (SN 1993, ngụ tổ 7, ấp Hưng Hòa, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú) 12 năm tù về tội "Giết người". ./.
Theo Pháp Luật
Cán bộ thi hành án chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng để chơi cờ bạc - Chấp hành viên Nguyễn Thành Đoàn thu tiền bồi thường, tiền án phí, phí thi hành án tổng cộng hơn 900 triệu đồng nhưng không nộp vào quỹ theo quy định mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân. Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện...