Truy tố cựu Giám đốc dự án nước sạch Sông Đà về sự cố vỡ đường ống
Ngày 20/12, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án vỡ đường ống nước Sông Đà ủy quyền cho Viện KSND TP Hà Nội thực hiện quyền công tố xét xử sơ thẩm vụ án. Cáo trạng lần này cũng thay thế cáo trạng số 05 ngày 1/2/2016 của Viện KSND Tối cao.
Đường ống nước sạch sông Đà liên tục bị vỡ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm nghìn hộ dân.
73 biên bản, xác nhận hàng nghìn ống composite cốt sợi thủy tinh đảm bảo chất lượng
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Hoàng Thế Trung, (57 tuổi), cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án Nước sạch Sông Đà cùng các bị can về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài cựu Giám đốc Trung còn có 3 bị can khác nằm trong Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà – Hà Nội gồm: Nguyễn Văn Khải, (56 tuổi), nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án; Trương Trần Hiển, (60 tuổi), nguyên Trưởng phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý dự án.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Trung, Khải, Hiển là những người có trách nhiệm tổ chức thực hiện vai trò của chủ đầu tư, đã ký 73 biên bản nghiệm thu cung cấp ống, xác nhận hơn 5.000 sản phẩm ống composite cốt sợi thủy tinh và phụ kiện được tiếp nhận, dùng trong Dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội đảm bảo chất lượng với đại diện nhà thầu cung cấp.
2 bị can khác đại diện nhà thầu cung cấp ống nước cho Dự án cũng bị truy tố lần này, gồm: Trần Cao Bằng, (63 tuổiI, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex; Vũ Thanh Hải, (57 tuổi), nguyên Trưởng phòng sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần sợi thủy tinh Vinaconex. Hai đối tượng này đã ký 73 biên bản, xác nhận hơn 5.000 sản phẩm ống composite cốt sợi thủy tinh và phụ kiện mà đơn vị mình sản xuất, cung cấp đảm bảo chất lượng với đại diện chủ đầu tư.
Ngoài ra, còn có 4 bị can khác trong Đoàn Tư vấn giám sát Dự án bị truy tố gồm: Đỗ Đình Trì, nguyên cán bộ Công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam thuộc Bộ Xây dựng, nguyên là Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội; Nguyễn Biên Hùng nguyên cán bộ Công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam, nguyên Phó trưởng đoàn tư vấn giám sát dự án; Hoàng Quốc Thống, nguyên cán bộ Công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam, nguyên giám sát viên tại Dự án; Bùi Minh Quân, nguyên Phó Giám đốc xí nghiệp xây dựng và kinh doanh thiết bị thuộc Công ty cồ phần nước và môi trường Việt Nam, nguyên giám sát viên dự án.
Việc thay đổi ống không phải là nguyên nhân gây ra vỡ tuyến ống nước
Theo cáo trạng, dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư theo hình thức BOO sử dụng vốn tự có, vốn huy động do doanh nghiệp tự thu xếp và vay của các tổ chức tín dụng, được xây dựng từ năm 2014 đến tháng 4/2009 được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khai thác, từ ngày 4/2/2012 đến ngày 2/10/2016, tuyến ống dẫn nước của dự án này đã 18 lần bị vỡ ống với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh nghiệp khai thác đã phải chi phí hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục.
Bên cạnh đó, việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã gây hậu quả buộc doanh nghiệp khai thác nước phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong thời gian 368 giờ, lượng nước ngừng cấp là hơn 1,7 triệu m3, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn TP Hà Nội, gây bức xúc trong dư luận.
Theo cơ quan tố tụng, trong quá trình sản xuất ống chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, ống được sản xuất có chất lượng không đồng đều, chỉ tiêu độ cứng vòng của nhiều mẫu thử không đạt yêu cầu. Ngoài ra, không thực hiện thử nghiệm độ bền thủy tinh dài hạn để làm cơ sở cho việc kiểm tra độ bền dài hạn của tuyến ống sau này.
Trong quá trình thi công xây dựng, Ban quản lý dự án, nhà thầu giám sát chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng ống trước khi lắp đặt. Khi phát hiện có sản phẩm ống không đảm bảo chất lượng, đã không thực hiện kiểm tra lại chất lượng sản phẩm của lô ống tương ứng theo Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; chưa kiểm soát chặt chẽ việc khắc phục các đoạn ống bị khuyết tật trong quá trình thi công. Việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu không phát hiện ra các tồn tại trong quá trình thi công, lắp đặt tuyến ống…
Trước đó, ngày 31/5/2016, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã có quyết định trả hồ sơ vụ án này để điều tra bổ sung một số nội dung, những cá nhân nào đã đề xuất, quyết định cho thay đổi vật liệu ống từ ống gang dẻo sang ống composite cốt sợi thủy tinh khi chưa lập, thẩm định hiệu quả của việc thay đổi và giao cho Công ty Cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex sản xuất, cung cấp ống cho dự án, khi đơn vị này mới được thành lập, chưa đủ khả năng lực hiện.
Quá trình điều tra bổ sung, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố tiếp 7 bị can về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, đây đều là các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Vinaconex giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2004 và 2 cán bộ tham mưu để làm rõ những nội dung trên.
Sau đó, Viện KSND Tối cao xác định việc thay đổi từ ống gang dẻo sang ống composite cốt sợi thủy tinh cho Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội, không phải là nguyên nhân gây ra vỡ tuyến ống nước.
Do đó, ngày 14/12/2017, Viện KSND Tối cao đã Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị cán đối với 7 bị can, gồm: Phí Thái Bình, Nguyễn Văn Tuân, Hoàng Hợp Thương, Vũ Đình Chầm, Tô Ngọc Thành, Lại Văn Bích, Nguyễn Đức Lưu.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Cho tại ngoại 7 bị can vụ vỡ đường ống nước sông Đà có đúng luật?
Liên quan đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa khởi tố 7 bị can trong vụ án liên quan đến vỡ đường ống nước sông Đà, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình và cho 7 người này tại ngoại, luật sư Vũ Thái Hà khẳng định làm vậy là hợp pháp.
Như Dân Việt đã đưa tin, liên quan đến vụ án Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố các ông Phí Thái Bình - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch Vinaconex, Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex và 5 bị can khác cùng với tội danh vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo lý giải của cơ quan điều tra, cả 7 bị can đều được cho tại ngoại là do tuổi cao, có người bị bệnh nặng, tất cả đều chấp hành đầy đủ các quy định của cơ quan điều tra nên không nhất thiết phải bắt tạm giam.
Ông Phí Thái Bình - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Vinaconex là 1 trong 7 bị can vừa bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố.
Trao đổi với Dân Việt, luật sư Vũ Thái Hà - Giám đốc Công ty Luật TNHH You Me cũng đồng tình rằng việc cho các bị can trong vụ án được tại ngoại là hợp pháp.
Về căn cứ pháp lý, luật sư Thái Hà dẫn chứng, theo Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và cũng có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Luật sư Vũ Thái Hà - Giám đốc Công ty Luật TNHH You Me.
"Nếu bị can không có dấu hiệu bỏ trốn hoặc nhân thân tốt, tuổi cao, sức yếu thì có thể được cho tại ngoại mà không bị bắt tạm giam" - luật sư Hà nói.
Theo vị luật sư này, tùy từng trường hợp, cơ quan điều tra sẽ thực hiện lệnh bắt tạm giam hay cho tại ngoại đối với các bị can.
"Đối với những người có khả năng, có dấu hiệu bỏ trốn, nếu cho tại ngoại sẽ gây khó cho cơ quan điều tra như việc thông cung hay làm các việc khác để thay đổi kết quả điều tra, khi đó cơ quan cảnh sát điều tra sẽ bắt tạm giam" - Giám đốc Công ty Luật TNHH You Me phân tích.
Cũng liên quan đến vụ việc này, thông tin từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, các quyết định khởi tố bị can đã được chuyển đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao để phê chuẩn.
Luật sư Hà cho biết, về quy định pháp luật, theo khoản 3 Điều 179, Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho cơ quan điều tra.
"Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can" - luật sư này nhấn mạnh.
Theo Danviet
Nguyên Phó chủ tịch Hà Nội liên quan vụ án vỡ ống nước Sông Đà Thời gian công tác tại Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cùng các thành viên HĐQT đã vi phạm quy định về quản lý đầu tư và xây dựng dự án đường ống cấp nước Sông Đà. Ngày 15.7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện KSND Tối cao truy...