Truy tố cặp vợ chồng điều hành đường dây sản xuất giấy phép lái xe giả
Ngày 8/8, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; chuyển hồ sơ đến Viện KSND TP Hà Nội hoàn tất cáo trạng, đề nghị truy tố 5 đối tượng.
Các bị can gồm Phạm Văn Thuấn (SN 1997); Cao Phương Thúy (SN 1998, cùng trú tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm); Nguyễn Văn Đông (SN 1995, ở tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội); Mai Văn Phong và Đoàn Duy Anh (cùng SN 2001, trú tại xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).
Trước đó, vào hồi 15h15 ngày 5/10/2023, tổ công tác gồm cán bộ Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an phối hợp với Công an xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, phát hiện Phong và Duy Anh đang tiến hành bàn giao giấy tờ, tài liệu giả cho lái xe của một hãng taxi công nghệ cao. Quá trình kiểm tra, cán bộ hai đơn vị nghiệp vụ thu giữ vật chứng là 202 bằng lái xe mô tô, ôtô giả. Tại cơ quan Công an, Phong và Duy Anh khai được Thuấn thuê làm giấy tờ giả, chuyển cho Đông giao cho khách hàng…
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được ngày 12/10/2023, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 bị can gồm Thuấn, Phong, Duy Anh và Đông về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Ngày 26/10/2023, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã chuyển vụ án đến Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội để điều tra theo quy định. Mở rộng điều tra, ngày 11/1, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Thúy, vợ của Thuấn về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Quá trình điều tra xác định, trong thời gian làm dịch vụ chạy quảng cáo trên mạng internet (khoảng năm 2022), Thuấn nắm bắt được nhu cầu và thấy việc làm giấy phép lái xe (GPLX) giả bán có lợi nên nảy ý định thực hiện hành vi phạm tội. Nghĩ là làm, đối tượng lên mạng Internet, tìm hiểu thông tin, hình ảnh các GPLX ô tô, xe máy của 63 tỉnh thành trên toàn quốc, sau đó, sử dụng kiến thức về tin học, sử dụng phần mềm như photoshop, corel, excel…, để soi, phóng và xem xét các mẫu chữ ký, con dấu, các thông tin trên GPLX để đảm bảo việc in ấn giống như thật.
Tiếp đó, Thuấn sử dụng mạng xã hội telegram, thuê cộng tác viên tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua GPLX giả. Các cộng tác viên này sẽ thu thập thông tin của khách hàng chuyển cho Thuấn để làm GPLX giả. Theo thỏa thuận, Thuấn thu về 300 nghìn đồng/ GPLX giả (sau khi trả tiền công cho các đầu mối). Quá trình thực hiện, Thuấn đã tìm được 8 đầu mối thu gom khách. Số đối tượng này, Thuấn chưa gặp mặt mà chỉ liên lạc qua telegram nên không biết thông tin về nhóm đối tượng này.
Video đang HOT
Sau khi có thông tin của khách hàng, Thuấn sẽ giao cho vợ lập danh sách lưu lại trong máy vi tính. Tiếp đó, anh ta đẩy danh sách này vào một nhóm trên mạng xã hội, trong nhóm này có Phong và một số đối tượng, Thuấn không rõ thông tin. Theo sự chỉ đạo của Thuấn, các đối tượng này có nhiệm vụ chỉnh sửa ảnh, làm file thông tin thẻ cứng và hồ sơ GPLX còn Phong có nhiệm vụ in thẻ.
Về phần Thuấn, sau khi chỉnh sửa ảnh, đối tượng sẽ chỉ đạo Phong và Duy Anh thực hiện việc làm GPLX gỉả. Để tránh sự phát hiện của lực lượng Công an, Thuấn còn chỉ đạo Phong và Duy Anh dán tem chống hàng giả; đóng gói vào thùng cát tông rồi tạo đơn hàng chuyển cho Đông…Trong đường dây này, Đông có nhiệm vụ đóng gói các GPLX giả và hồ sơ của từng khách hàng vào trong hộp nhỏ rồi dán thông tin giao cho đối tượng tên Sơn làm vận đơn, vận chuyển ra bưu điện gửi đến khách hàng.
Quá trình điều tra, cán bộ điều tra và trinh sát Phòng ANĐT Công an TP Hà Nội xác định, để tránh bị phát hiện, Thuấn còn lấy thông tin căn cước công dân của một người tên là NTL để đăng ký mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội để giao dịch. Khi khách hàng nhận được GPLX giả sẽ thanh toán tiền qua các cộng tác viên để họ chuyển lại cho Thuấn qua tài khoản của người này, thông qua việc kết nối với ví điện tử.
Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội xác định, sau khi thu về số tiền 300 nghìn đồng/1 GPLX giả, Thuấn trả công cho Phong và Duy Anh là 30 nghìn đồng /GPLX giả; trả cho Đông là 18 nghìn đồng/1 GPLX giả; trả cho 1 đối tượng tên Sơn (là đối tượng làm đơn vận chuyển cho Thuấn, hiện không rõ thông tin) số tiền 8 nghìn đồng/1 bộ GPLX giả. Số tiền còn lại vợ chồng Thuấn hưởng lợi.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Phòng ANĐT Công an TP Hà Nội cho biết, để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó với sự phát hiện của cơ quan Công an, trong đó, có việc sử dụng mạng xã hội để tiến hành giao dịch… Hành vi làm bằng lái xe giả của bị can Thuấn với số lượng lớn, phạm vi rộng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn lĩnh vực quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ của Nhà nước.
Xét xử 'đại án' Cục Đăng kiểm Việt Nam: Cựu Trưởng Phòng Tàu sông đang bỏ trốn nhận hối lộ bao nhiêu?
Ngày 22-7, TAND TPHCM tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và 14 trung tâm đăng kiểm.
Đại diện Viện KSND TPHCM công bố bản cáo trạng truy tố 254 bị cáo.
Bị cáo Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục ĐKVN tại phiên tòa ngày 22-7. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Trong đó 254 bị cáo, bị cáo Đỗ Trung Học, cựu Trưởng Phòng Tàu sông, Cục ĐKVN bị đưa ra xét xử vắng mặt. Theo cáo trạng, Phòng Tàu sông thuộc Cục ĐKVN có chức năng quản lý nhà nước về phương tiện thủy nội địa, gồm: hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện việc xác nhận năng lực cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa; nhiệm vụ là thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật tàu sông và công nghệ; tổ chức thực hiện, hướng dẫn chỉ đạo công tác xác nhận, thông báo năng lực cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi tàu sông theo quy định.
Đại diện Viện KSND TPHCM công bố cáo trạng. Ảnh: THÀNH CHUNG
Để được cấp thông báo năng lực, chủ các cơ sở đóng tàu tại Long An đã liên hệ bị cáo Phạm Hoài Hà (cựu Giám đốc Chi cục Đăng kiểm Long An). Hà giới thiệu bị cáo Nguyễn Xuân Hào (Đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm Long An) tiến hành lập hồ sơ của 38 cơ sở đóng tàu.
Nguyễn Xuân Hào đã nhận của chủ các cơ sở đóng tàu này số tiền từ 30 triệu đồng đến 150 triệu đồng/xưởng trọn gói đến khi được cấp thông báo năng lực. Sau đó, Nguyễn Xuân Hào đã gửi các hồ sơ này ra Cục ĐKVN tiến hành đánh giá.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 22-7. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Trên Cục ĐKVN, bị cáo Lê Ngọc Tú (Phó trưởng Phòng Tàu sông) đánh giá các hồ sơ tại Long An còn Đỗ Trung Học là người soát xét hồ sơ. Học đã cung cấp số tài khoản và yêu cầu Phạm Hoài Hà phải đưa tiền để duyệt hồ sơ. Hà yêu cầu Nguyễn Xuân Hào chuyển tiền vào tài khoản Nguyễn Thành Lê và Đỗ Trung Học.
Tổng số tiền Nguyễn Xuân Hào chuyển vào tài khoản của bị cáo Nguyễn Thành Lê (kinh doanh tự do) và Đỗ Trung Học là 4,1 tỷ đồng, trong đó có hơn 2,8 tỷ đồng để cấp thông báo năng lực xưởng.
Quá trình điều tra, bị cáo Đỗ Trung Học đã xuất cảnh ra nước ngoài trước khi khởi tố bị can. Ngày 22-1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định truy nã. Quá trình điều tra, truy tố, các cơ quan tố tụng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp để đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo quy định; trường hợp không ra đầu thú coi như từ bỏ quyền bào chữa và bị truy tố, xét xử vắng mặt theo Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.
Các bị cáo nghe công bố cáo trạng từ điểm cầu trại tạm giam T30. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Cáo trạng xác định, hành vi của bị cáo Đỗ Trung Học đã cấu thành tội "Nhận hối lộ" với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Các bị cáo Phạm Hoài Hà bị xét xử về tội "Môi giới hối lộ", còn Nguyễn Xuân Hào thì phạm tội "Đưa hối lộ".
Người đàn bà dụ góp vốn kinh doanh rồi "lật bài ngửa" chuyện lừa đảo Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Lưu Thị Thơ (SN 1981, trú ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Cáo buộc thể hiện, do cần tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân, từ tháng 11-2018 đến tháng 11-2021, Lưu Thị Thơ...