Truy tố các bị can trong vụ bắt cóc, ép 4 thanh niên làm ngư phủ
Liên quan đến vụ việc bắt cóc, ép đi làm ngư phủ xảy ra vào cuối tháng 7/2019 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố 3 bị can.
Cụ thể vào ngày 31/8/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã kết luận điều tra vụ án chuyển viện kiểm sát đề nghị truy tố 3 bị can là Đào Văn Hậu, 32 tuổi và Trần Văn Thịnh, 31 tuổi và Võ Văn Minh, 20 tuổi (hiện đang được tại ngoại) cả 03 cùng ngụ xã huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 Bộ luật hình sự.
Theo kết quả điều tra, vào ngày 24/7/2019, sau khi được phía Malaysia trả về nước (do trước đó bị bắt về hành vi xâm phạm vùng biển khi đi làm ngư phủ) nên Châu Tuấn Kiệt (ngụ ở xã Tây Yên, huyện An Biên, Kiên Giang) đã rủ 4 thanh niên (cùng hoàn cảnh với Kiệt) là người dân tộc Ê Đê (ngụ huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk) về nhà của Võ Văn Minh (ở gần nhà Kiệt chơi).
Tại đây, sau khi biết được hoàn cảnh của 4 thanh niên này mới bị phía Malaysia thả về nên Thịnh nói với Minh tiếp tục bắt họ đi làm ngư phủ cho ghe biển khác (để lấy tiền cò), sau đó Hậu gọi điện thoại cho Thịnh bàn bạc và giao cho Thịnh thuê xe ôtô.
Video đang HOT
Hậu nói dối là rủ 4 người này đi nhậu nhưng thật chất là Hậu, Minh và Thịnh đưa họ lên xe ô tô chạy đến thị trấn Sông Đốc ( tỉnh Cà Mau) tìm chủ ghe biển thỏa thuận để 04 bị hại này đi làm ngư phủ nhưng bất thành. Bực tức nên Hậu, Thịnh và Minh đã đưa 04 thanh niên này về nhốt tại một nhà nghỉ ở xã Nam Yên (huyện An Biên) rồi thay phiên nhau canh giữ.
Đồng thời ép họ viết giấy nợ (với nội dung do đi làm ngư phủ ăn nhậu, thiếu tiền của Thịnh), rồi yêu cầu người nhà của 4 nạn nhân đưa tiền chuộc là 80 triệu (mỗi người 20 triệu) và chuyển qua tài khoản ngân hàng. Khi rút được tiền và chia nhau, bọn chúng mới thả 04 nạn nhân ra và đưa ra bến xe để về quê.
Sau đó, gia đình của các nạn nhân đã làm đơn tố cáo hành vi bắt bóc tống tiền của 03 bị can này đến cơ quan Công an. Qua nhiều tháng điều tra và đưa ra những chứng cứ không thể chối cải được của Cơ quan Công an nên Hậu, Thịnh và Minh đã thừa nhận toàn bộ hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của các bị hại nói trên.
Tiếp tay cho Út 'trọc', vì sao cựu Thứ trưởng GTVT được xem xét giảm hình phạt?
Được xác định có hành vi vi phạm để Út 'trọc' chiếm đoạt hơn 725 tỷ, tuy nhiên bị can Nguyễn Hồng Trường được đề nghị xem xét giảm hình phạt do thành khẩn khai nhận.
Ngày 31/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Trong vụ án này, ông Nguyễn Hồng Trường (cựu Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương) bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định tại khản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với vai trò đồng phạm.
Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo cơ quan công an, quá trình điều tra, bị can Nguyễn Hồng Trường thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, hợp tác với cơ quan điều tra. Quá trình công tác, ông Trường có nhiều thành tích được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, bằng khen, gia đình có công với cách mạng. Do đó quá trình truy tố, xét xử, cơ quan điều tra đề nghị xem xét các tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình đối với cựu Thứ trưởng Bộ GTVT.
Kết luận điều tra chỉ rõ, với vai trò Thứ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, ông Trường ký 3 văn bản gửi Bộ Tài Chính để xin ý kiến về đề án bán đầu giá quyền thu phí.
Ông Nguyễn Hồng Trường bị xác định đã ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá quyền thu phí, nhưng không thông qua hội đồng xác định giá, hoặc thuê tổ chức thẩm định giá.
Ông Trường cũng ký quyết định cho phép Hội đồng bán chỉ định khi chỉ có một người tham gia đấu giá và trả giá bằng giá khởi điểm.
Ngoài ra, ông Trường còn ký thông báo Công ty Yên Khánh và công ty Khánh An đủ điều kiện tham gia đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương khi chưa thông qua ý kiến của các thành viên Hội đồng bán đấu giá.
Khi Công ty Yên Khánh không thực hiện thanh toán đúng thời hạn, ông Trường không chỉ đạo chấm dứt hợp đồng mà còn ký 9 văn bản, chủ trì cuộc họp chỉ đạo Tổng công ty Cửu Long tiếp tục đôn đốc Công ty Yên Khánh trả tiền.
Bị can Đinh Ngọc Hệ với mục đích chiếm đoạt quyền thu phí nên ngay từ đầu đã có thủ đoạn gian dối, chỉ đạo nhân viên làm giả báo cáo từ lỗ thành lãi và làm giả xác nhận của đơn vị kiểm toán trong báo cáo tài chính năm 2001, 2002.
Từ đó công ty của Út "trọc" đủ điều kiện tham gia đấu giá, mặc dù tình hình kinh doanh đang thua lỗ.
Được tiếp sức, Út "trọc" đã dùng quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, qua đó trục lợi 725 tỷ đồng của Nhà nước. Kết luận điều tra còn xác định, Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo sử dụng phần mềm của công ty Xuân Phi để thống kê gian dối về doanh thu, che giấu lợi nhuận.
Bắt nghi phạm liên quan vụ bắt cóc con nợ để yêu cầu người thân trả nợ Ngày 28-8, Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã bắt giữ Nguyễn Văn Thiết, 29 tuổi, trú tại Quảng Văn (Quảng Xương) để điều tra, làm rõ hành vi bắt cóc một người ở xã Quảng Hợp liên quan đến nợ nần. Nghi phạm Nguyễn Văn Thiết tại cơ quan công an - Ảnh: BÌNH AN Theo điều tra ban đầu của...