Truy tố “bầu Kiên” 4 tội danh cùng 8 đồng phạm
Ngày 9/2, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng (lần 2) truy tố Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên, SN 1964 cùng 8 đồng phạm trong vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và một số đơn vị khác.
Trước đó, vào đầu tháng 1/2014, TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án Bầu Kiên để tiến hành điều tra bổ sung thêm một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ.
Sau đó, Viện KSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều tra đối với ông Phạm Trung Cang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng ACB) về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự, đồng thời phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB cùng về hành vi trên…
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục bị truy tố trong vụ án Bầu Kiên. Ảnh: Hữu Vinh
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hai bị can này có liên quan đến chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB mang tiền gửi vào ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) để hưởng lãi suất 17,8% – 27%/năm. Việc làm này vi phạm quy định của Luật Các tổ chức tín dụng về nghiệp vụ ủy thác, dẫn đến bị đối tượng Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt hơn 718 tỷ đồng. Đây cũng là hai bị can mới được bổ sung vào danh sách tổng cộng 9 bị can bị truy tố lần này.
Video đang HOT
Tại cáo trạng lần 2, Viện KSND Tối cao vẫn truy tố Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, bị truy tố 4 tội danh: “kinh doanh trái phép”; “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “trốn thuế”.
Còn hai bị can Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Cty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Cty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Các bị can Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB; Huỳnh Quang Tuấn, nguyên thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là 1.695,6 tỷ đồng.
Theo L.D
Tiền Phong
Xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như: Giới đầu tư nước ngoài quan tâm đến phiên tòa
Đó là khẳng định của nhà đầu tư người Malaysia, đại diện một nguyên đơn dân sự trong vụ án, khi trình bày ý kiến bảo vệ quyền lợi cho mình tại tòa.
Bị cáo Như sau phiên xử - Ảnh: Lê Quang
Hôm qua, ngày làm việc thứ 10 xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như kết thúc sớm hơn thường lệ sau khi các nguyên đơn dân sự trình bày xong các ý kiến bảo vệ quyền lợi cho mình.
Bà Yei Pheck Joo (quốc tịch Malaysia, Tổng giám đốc Saigonbank-Berjaya-SBBS, có cổ phần của Tập đoàn Berjaya - Malaysia) có mặt ở phiên tòa xin trình bày trực tiếp thay vì để người ủy quyền phát biểu. Theo bà Yei Pheck Joo, vì tính chất quan trọng và phức tạp của vụ việc, cộng với số tiền thất thoát quá lớn nên bà muốn được trình bày trực tiếp. Bà Yei Pheck Joo cho rằng SBBS mở tài khoản gửi tiền ở ngân hàng và chuyển trực tiếp 225 tỉ đồng vào Vietinbank chứ không phải vào tài khoản cá nhân bị cáo Như hay vào các công ty của Như.
"Chúng tôi sửng sốt khi biết nhân viên của ngân hàng chiếm đoạt tiền của chúng tôi mà Vietinbank từ chối bồi thường. Các bạn bè của chúng tôi, những nhà đầu tư Malaysia và Singapore đang theo dõi sát sao vụ án vì nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ ở VN. Cũng giống như SBBS, họ hiện đang gửi các khoản tiền lớn trong các ngân hàng của VN. Phán quyết của tòa sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng VN", bà này nói. Cuối cùng, bà Yei Pheck Joo đề nghị tòa tuyên buộc Vietinbank phải bồi thường cho SBBS 210 tỉ đồng.
"Chứng cứ xác định tiền đã vào hệ thống"
Đề nghị thu hồi tang vật trả cho bị hại Trái ngược với các đơn vị trên, đại diện VIB yêu cầu bị cáo Như và 12 đồng phạm phải bồi thường cho VIB, không yêu cầu Vietinbank trả số tiền này vì "trường hợp của VIB khác những trường hợp khác". Với đề nghị của Viện Kiểm sát kiến nghị thu hồi sung công quỹ tài sản do các bị cáo phạm tội mà có, đã được cơ quan điều tra thu giữ, VIB đề nghị xem xét rút lại kiến nghị này. Theo VIB, tại tòa bị cáo Như thừa nhận số tiền chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng bị cáo dùng để trả tiền nợ, tiền lãi trong hợp đồng, lãi ngoài hợp đồng và tiền môi giới. Vì vậy, số tiền các bị cáo thu lợi bất chính trong vụ án này đều được nhận từ tiền của bị cáo Như chiếm đoạt. Khi cơ quan tố tụng thu hồi số tiền này thì phải trả lại cho người bị hại chứ không thể sung công quỹ.
Phần trình bày của ông Lê Thanh Hải, đại diện theo ủy quyền của ACB, đã làm nóng phiên tòa. Khi ông Hải trình bày gần hết bài phát biểu, HĐXX đã phải nhắc nhở ông Hải không được ám chỉ, quy kết, không được lợi dụng quy chụp nói xấu người khác (?!).
Theo ông Lê Thanh Hải, ACB nhất quán yêu cầu Vietinbank phải trả 718,908 tỉ đồng gốc và lãi chứ không đòi tiền bị cáo Như nên tiếp tục đề nghị HĐXX đưa Vietinbank tham gia tố tụng với tư cách bị đơn dân sự. Ông Hải khẳng định quan hệ gửi tiền giữa ACB (đứng tên 19 cá nhân ACB) với Vietinbank là quan hệ hợp đồng hợp pháp, được ông Trương Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Minh Hương (hai Phó giám đốc Vietinbank TP.HCM) ký kết, đóng dấu thật của Vietinbank. Sau khi ACB chuyển tiền vào Vietinbank, đơn vị này đã hạch toán thành tài sản của mình, sao kê chi tiết tài khoản của các nhân viên ACB cũng thể hiện rõ việc này.
Ông Hải dẫn chứng, đơn cử trường hợp ông Phạm Công Hoàng (một trong 19 nhân viên ACB gửi tiền tại Vietinbank) gửi 26 tỉ đồng, ngày 8.1, khi phiên xét xử diễn ra, ông Hoàng vẫn nhận được thông báo của Vietinbank về số dư trong tài khoản tính đến 31.12.2013 là 950 triệu đồng. Theo ông Hải đây là chứng cứ xác định tiền của ACB đã chuyển vào hệ thống Vietinbank, được Vietinbank quản lý, trả lãi chứ không như Vietinbank trả lời là tiền chưa chuyển vào hệ thống và không quản lý tài khoản của khách hàng.
Ông Hải cho rằng vụ án này vừa có dấu hiệu oan sai, vừa có dấu hiệu lọt tội, vừa có dấu hiệu bất bình đẳng. Cụ thể, Viện Kiểm sát truy tố các bị cáo nguyên là cán bộ của Vietinbank về tội "vi phạm các quy định về cho vay" nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng cho các ngân hàng khác. Đặc biệt, trang 12 của kết luận điều tra nêu: "Lãnh đạo Vietinbank được Như báo cáo về việc chi lãi suất trong hợp đồng là 14%, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là 0,5%" nhưng chưa được điều tra làm rõ Vietinbank có chủ trương chi lãi suất vượt trần hay không? Nguồn chi từ đâu, hạch toán thế nào? Nhiều cá nhân không phải là chủ thẻ đứng ra tự nhận là chủ thẻ giả chữ ký, ký hồ sơ vay tiền đã không bị xử lý hình sự...". Ngoài ra, ông này còn dẫn chứng năm 2005, Ngô Thanh Lam (nhân viên Ngân hàng Ngoại thương VN) truy cập vào một số tài khoản của khách hàng chiếm đoạt 75 tỉ đồng đã bị tử hình về tội tham ô, Ngân hàng Ngoại thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách hàng. "Hành vi của Huyền Như tương tự như thế, nhưng lại bỏ qua tội tham ô. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng, việc bỏ qua này cũng góp phần tránh trách nhiệm dân sự của Vietinbank", ông Hải nói.
Ông Hải còn nêu thêm: "Tại tòa, đại diện Vietinbank thừa nhận "đối với các hợp đồng do Vietinbank xác lập với chữ ký thật, con dấu thật thì Vietinbank sẽ chịu trách nhiệm" nhưng Viện Kiểm sát lại không ghi nhận trong phần luận tội".
Theo TNO
Vụ án bầu Kiên: Ông Phạm Trung Cang có tội hay không? Nhận định trái ngược nhau của các cơ quan tố tụng trong "đại án" Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, mà điển hình là việc xác định ông Phạm Trung Cang có tội hay không, khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Mới đây, TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Nguyễn Đức Kiên...