Truy tìm xế hộp dùng biển giả: “Quan đi…thì chịu”?
Tại các tuyến đường trong TP.Thanh Hóa xuất hiện 2 ô tô chung biển số, theo đó Đội Phó Đội đăng ký cho biết sẽ truy tìm và xử lý nghiêm.
Trưa ngày 27/10 trên đường Trần Phú, chiếc xe Camry 2.4 gắn biển số 36A-12.999 lưu thông theo hướng Bắc Nam.
Nửa tiếng sau, người dân lại phát hiện chiếc Land Cruiser Parado TXL đang dừng đỗ trước số nhà 468D (đường Trần Phú) và cũng mang biển số 36A-12.999.
Thiếu tá Nguyễn Tuấn Quảng – Đội phó Đội đăng ký ( Phòng CSGT Công an Thanh Hóa) cho hay, theo xác minh ban đầu, biển số 36A-12.999 chưa được cấp cho phương tiện nào.
Chiếc Camry và Land Cruiser trùng biển số 36A – 12999 chạy trong nội thành TP. Thanh Hóa.
Video đang HOT
“Cả hai chiếc xe đều dùng biển số giả. Chúng tôi sẽ truy tìm phương tiện nghi vấn, xử nghiêm theo quy định”, ông Quảng cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những trường hợp xế hộp dùng biển giả và
không phải vụ việc nào cũng được lực lượng chức năng truy tìm, xử lý.
Trước đó tại Hà Tĩnh, Trưởng BQL Khu kinh tế đi xe sang mang biển giả, đại diện CSGT nói, “nếu không phát hiện thì chịu”.
Theo đó, ông Hồ Anh Tuấn – Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh – đi xe Land Cruiser GX.R V8 với biển số giả, Thượng tá Võ Trọng Hùng, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 mà ông Hồ Anh Tuấn đang sử dụng chưa được đăng ký. Phòng cũng không cấp biển 38A-000.23 cho BQL Khu kinh tế tỉnh.
Hình ảnh ông Tuấn bước lên chiếc xe sang mang biển giả
Ông Hùng cho biết: “Khi anh em làm việc nếu phát hiện thì sẽ xử lý, còn không phát hiện thì chịu”.
Theo thông tin trên báo chí, chiếc xe này có giá trên thị trường, chưa bao gồm thuế, là hơn 3,7 tỷ đồng.
Vào giữa năm 2013, thông qua nhiều mối quan hệ, ông Hồ Anh Tuấn đã đặt mua chiếc xe trên ở Lào rồi vận chuyển về Việt Nam.
Do hồ sơ thủ tục mua bán không hợp lệ nên chiếc xe không thể làm thủ tục đăng ký. Theo quy định, chiếc xe không thể lăn bánh khi chưa hoàn tất các thủ tục đăng ký.
Nhưng ông Hồ Anh Tuấn đã cho lắp biển công vụ giả BKS 38A -000.23 rồi thản nhiên sử dụng xe cho đến nay.
Theo_Báo Đất Việt
Phạt nguội đang "nóng" lên
Bình quân mỗi năm, thế giới có 1,3 triệu người chết vì tai nạn giao thông, tương đương 3.000 người chết/ngày và 20-50 triệu người bị thương/năm, thiệt hại nhân mạng lớn không thua kém các cuộc đại chiến, xung đột trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 10.000 người chết, tính ra mỗi năm tổn thất 3% GDP, tương đương 4,5 tỷ USD vì TNGT. Đáng lưu ý là, trong số đó có 7.000 người thiệt mạng vì tai nạn xe máy. Vậy, giải pháp nào để giảm thiểu TNGT, trong khi chưa thể cấm xe máy, phương tiện chủ yếu ở nước ta?
ảnh minh họa
Ở các nước, tàu hỏa trên cao, tàu điện ngầm được coi là phương tiện công cộng lý tưởng, còn xe buýt chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đi lại. Các phương tiện công cộng phải hoàn thiện theo lộ trình 10-20 năm. Theo Vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ GTVT, giải pháp căn cơ nhất hiện nay là tách riêng làn ô tô và xe máy. Trong mấy năm qua, Malaysia đã giảm được 20% số người chết do TNGT bằng giải pháp này. Tuy vậy, trong điều kiện hạ tầng giao thông, mật độ phương tiện đông đúc như hiện nay, đề xuất phạt nguội các phương tiện vi phạm bằng cách lắp camera có thể mang lại hiệu quả cao, đồng thời hạn chế hành vi vi phạm luật như chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đi sai làn, dừng đỗ không đúng, không đội mũ bảo hiểm.
Thực hiện mục tiêu chống ùn tắc giao thông, giảm số vụ TNGT và số người chết, CATP Hà Nội đã được trang bị Trung tâm điều khiển, giám sát giao thông bằng hệ thống camera, mỗi ngày Phòng CSGT ghi nhận khoảng 30 trường hợp vi phạm. Trước thực trạng giao thông hiện nay, Phòng CSGT khẳng định rằng, hoàn thành sớm được nút nào thì CSGT sẽ triển khai xử lý phương tiện vi phạm tại khu vực đó, chứ không chờ lắp xong trên tất cả các nút giao thông trong thành phố thì mới xử phạt. Song, khó khăn lớn nhất khi áp dụng xử phạt qua ghi hình là xe không chính chủ còn nhiều, việc gửi giấy báo vi phạm đôi khi không đúng đối tượng, khiến việc xử lý chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ở hầu hết các nước, vi phạm Luật Giao thông chủ yếu bị phạt nguội, hiếm khi bị phạt nóng tại hiện trường như ở ta. Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, phạt nguội chưa thể thay thế ngay hình thức phạt nóng. Song, phải thừa nhận phạt nóng đang phát sinh nhiều bất cập như xin xỏ, gọi điện, cãi cọ, đôi khi chống lại người thi hành công vụ, gây nguy hiểm cho CSGT. Rõ ràng vấn đề phạt nguội đang "nóng" lên nhưng không thể vì thế mà chần chừ triển khai phạt nguội dù phải đầu tư tốn kém. Và suy cho cùng, dù phạt nóng hay phạt nguội cũng đều hướng đến mục đích lập lại trật tự an toàn giao thông, giảm số vụ TNGT, giảm số người chết, bị thương vì TNGT.
Theo_An ninh thủ đô
Bắt đối tượng sang Lào mua thuốc phiện về bán Sau khi sang Lào mua được thuốc phiện, đối tượng mang về bán thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Sáng 22/10, nguồn tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngày 20/10, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (Công an Thanh Hóa) đã bắt quả tang đối tượng Hà Văn Lạng (SN 1973, trú tại bản Na Khà, xã...