Truy tìm sự thật, nhưng sợ chồng nhận tội
Rõ ràng tôi thấy “hắn” khác xưa lắm. Đi về giờ giấc thì không lấy làm chứng cứ được nữa rồi.
ảnh minh họa
Cả xã hội đi làm theo lịch riêng của mình hết, chả ai quản ai, và đừng có nhìn giờ giấc để nghi vấn nữa. Cứ nhìn vào giờ giấc đi về thì có đến…cả xã hội ngoại tình hết à.
Không tin cứ để ý xem, bất cứ giờ nào đường phố cũng đông. Vậy họ đi long nhông ngoài phố chứ có phải tất cả ngồi trong công sở hết đâu.
Nhưng các “thầy tâm lý” hay nói 5,7,4,hay 3 dấu hiệu đàn ông ngoại tình. Giờ có quá nhiều con số kiểu “5 dấu hiệu người vợ tốt” ; “7 dấu hiệu chồng hư”; “8 sai lầm chết người khi nấu ăn”…cứ loạn hết cả lời khuyên.
Video đang HOT
Bây giờ ổng giữ khư khư cái máy điện thoại, xưa vứt vạ vật, nay vào toilet cũng đem theo. Đêm khuya nằm trong bóng tối thấy “lập lòe” tin nhắn, thao thức lắm đây, còn lạ gì những câu “em nhớ anh lắm”; “Vợ ơi cho chồng xin lỗi câu nói vô tình ban chiều làm vợ buồn nhé”. Lộn ruột không, gọi nhau ngọt xớt vợ vợ chồng chồng, còn con mụ vợ thật coi như sư tử, bà chằng….
Mọi khi hôi như cú, giờ bày đặt áo chim cò, nước hoa thơm lừng… Nhưng các sơ hở đó bây giờ đàn ông cảnh giác rồi, kín đáo hơn nhiều. Chả thế có những ông tới khi chết , trong đám tang mới …lòi ra thêm một mệnh phụ có khi bế cả con nhỏ theo chịu tang, chia của, nhận họ hàng, mới té ngửa.
Các bà (cô) vợ hay đi theo rình nắm chắc chứng cớ cho khỏi chối. Nhiều bà không có chứng cớ, chỉ hồ nghi nhưng hung dữ đẩy tới, thường làm những cuộc “lấy cung” nhẹ nhàng mà ông chồng dễ mắc lừa, rồi dồn dần vào chứng cứ “nắm đấm quyết định” không cho chối cãi gì được nữa.
Đó là thủ thuật đàn bà khi có nghi vấn chồng ngoại tình. “Chiều qua anh ở đâu?”. “Ờ thì đi với mấy thằng bạn”. “Bạn nào?”. “Ờ thì mấy đứa cùng phòng mọi bữa”. “Có cô H đi cùng không?”. “Làm gì có ai?”. “Vậy tôi bốc điện thoại hỏi nhé”. Cô vợ vừa hỏi vừa siết dần vòng vây. Trong bụng vái trời không phải. Lúc ổng thề độc cũng mừng rồi, nhưng miệng cứ ép tới “Thề gì anh, thề lần thứ mấy rồi?”…
Đàn bà lạ thế đó. Các bà dồn sát nút , “quyết thắng” đến cùng cho chồng không chối vào đâu được. Nếu ông cãi thì vợ kết luận “ngoan cố không thành khẩn”. Vợ cay cú không chịu thua cuộc. Nhưng thật ra, vợ nào cũng mừng nếu thấy chồng chối. Thì vẫn còn biết sợ, vẫn muốn giữ gia đình yên ổn chứ cứ tỏ ra “trung thực” nhận lỗi , vợ đắc thắng vì chồng “chịu khai, chịu nhận tội ” mà trong lòng đau đớn tan nát tuyệt vọng.
Thôi, khi đã nói thẳng ra miệng rồi thì vô phương cứu chữa. Cái lý thuyết “làm cho nhận tội mới có cơ chừa, mới sợ mà không dám” hoặc cho rằng “Nhận sai rồi mới sửa được”, chưa chắc đúng trong chuyện này đâu nhé. Nó chỉ đúng với “quý ông hèn” sợ vợ quá xin chừa. Đúng với người vợ theo lý thuyết “Làm cho tởn đến già”(Chắc chắn hết sạch tình nghĩa).
Người đàn ông lỡ dại mà còn tình thương gia đình, họ biết “đã bị lộ” mà âm thầm giải quyết- đừng để vợ biết sâu thêm đau đớn. Trường hợp này cứ chối phắt. Chuyện này chỉ tự mình giải quyết được chứ chẳng ai làm nổi.
Vì đàn bà rất mâu thuẫn. Vừa tra vấn muốn chồng nhận tội, mà thực lòng lại mong anh ấy nói “không có gì”…. Khờ tôi nói vậy đúng không bà con?
Theo VNE
Bài học của ngoại
Ngoại mới chuyển lên thị trấn ở cùng chúng con. Ngoài 70 tuổi nhưng ngoại vẫn tinh anh, nấu ăn ngon và thích trò chuyện cùng mọi người. Hàng xóm trước kia "đèn nhà ai nấy sáng", bây giờ thì không như vậy nữa. Tình hình được "cải thiện" rõ rệt. Ai cũng bảo nhờ có bà "nhiều chuyện" mà mọi người qua lại, gần gũi, sống chan hòa với nhau hơn.
Thích nhất là những hôm mẹ bận việc ở công ty về trễ, khi ấy ngoại lại vào bếp và thỏa sức trổ tài. Ngoại chế biến những món ăn theo cách xưa: đơn sơ, ít dầu mỡ, mỗi món một ít chứ không ê hề, thừa mứa như mẹ.
Rồi ngoại xới đất, trồng rau quanh nhà. Mỗi khi lối xóm có người về quê, ngoại lại gửi mua rau, củ, quả vì vừa rẻ vừa ngon. Con để ý thấy mỗi khi ăn cơm còn thừa, mẹ muốn đổ đi thì ngoại không cho mà mang lên sân thượng phơi khô rồi cho vào túi ni-lông cất trong tủ lạnh. Mẹ thắc mắc: "Mẹ làm chi mất công, nhà mình có nuôi con gì đâu? Cứ bỏ cho xong". Ngoại cười bảo hạt gạo là hạt ngọc, bỏ là mang tội, ngoại gom góp để dành, lúc nào về quê thì cho bà con nuôi gà, nuôi heo.
Con học ở ngoại sự tỉ mỉ, tiết kiệm và biết quý trọng công sức của người nông dân từ đó.
Rồi có lần ngoại về quê. Trong hành lý của ngoại lỉnh kỉnh những thứ nào cơm khô; nào quần áo, giày dép cũ... Mẹ sợ ngoại mang xách nặng lại cằn nhằn. Nhưng ngoại vẫn cười, nụ cười móm mém mà đôn hậu vô cùng.
Ngoại về quê mấy ngày, vẫn không quên dặn con làm công việc mà thường ngày ngoại vẫn làm. Con nghe lời ngoại, cũng gom cơm, phơi khô đóng gói cất trong tủ lạnh. Con vừa làm vừa nghĩ tới ngoại. Chỉ một việc làm ấy của ngoại mà đã dạy con biết bao điều.
Ngày ngoại trở lên, lại thấy mang xách lỉnh kỉnh nào trứng, nào rau củ, trái cây... Mẹ cằn nhằn "xách làm gì vì trên này mấy thứ đó rẻ rề". Ngoại lại tươi cười rồi đem mấy thứ đó chia cho cả xóm. Ngoại bảo, mình ăn thì hết, người ta ăn thì còn.
Lại một lần nữa, bài học ngoại dạy con thật giản dị mà thấm thía biết bao.
Theo VNE
Trăm nẻo đều... nhịn vợ! Chén trong chạn còn khua, vợ chồng cắn đắng là bình thường. Điều quan trọng là phải biết yêu thương, tôn trọng nhau. Chị dâu tôi làm cán bộ Hội LHPN một phường tại quận 11, TP HCM. Chiều thứ bảy tuần trước, chị đón con về rồi lật đật đi ngay. Tôi thắc mắc thì chị bảo: "Tối nay tụi chị tổ...