Truy tìm người đàn ông “biến mất” sau khi chặt đứt cáp ngầm 22KV
Điện lực TP Hà Tĩnh cho biết, đang phối hợp cơ quan chức trách trên địa bàn khẩn trương xác minh người đàn ông chắn đứt cáp ngầm 22KV gây nên sự cố mất điện nhiều khu vực.
Sáng ngày 14/4, lãnh đạo Điện lực TP Hà Tĩnh cho biết, khoảng 9h50 sáng ngày 13/4, một người đàn ông đã mang dụng cụ như xẻng, xà beng đến trước số nhà 191 – 193 đường Nguyễn Huy Tự, phường Nguyễn Du đào hố để trồng cây.
Đào được sâu chừng 0,5 mét thì người đàn ông này vô tình làm đứt đường dây cáp ngầm 22KV là nhánh rẽ cấp điện cho trạm biến áp khối Dân chính Đảng, gây mất điện toàn khu vực thuộc các phường, xã Nguyễn Du, Thạch Quý, Tân Giang, Thạch Hạ, Thạch Trung, Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) và xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà).
Hiện trường nơi người đàn ông lạ mặt đào hố gây nên sự số mất điện toàn khu vực.
Cáp ngầm đường dây 22KV bị người cắt đứt. Ảnh: Lộc Hà.
Điện đột ngột bị cắt khiến đời sống sinh hoạt, hoạt động kinh doanh của người dân, đơn vị hành chính, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị đảo lộn, chịu nhiều thiệt hại.
Video đang HOT
Nhận tin báo, Điện lực TP Hà Tĩnh đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với phường Nguyễn Du và các đơn vị có tài sản lập biên bản thống nhất lỗi sự cố do chủ nhà số 193 gây ra.
Trong biên bản làm việc với đại diện các bên, bà Nguyễn Thị Nam Giang – chủ nhà số 193 cho biết bà không biết người đào hố đó là ai nên chỉ nhận hỗ trợ một phần kinh phí khắc phục sự cố và đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân và danh tính người đàn ông trên.
Ngay trong ngày hôm qua, Điện lực TP Hà Tĩnh đã khắc phục được sự cố mất điện hi hữu trên.
Cũng trong ngày hôm qua, Điện lực TP Hà Tĩnh cùng Công an TP Hà Tĩnh đã vào cuộc, khẩn trương xác minh người đàn ông gây nên sự cố mất điện này.
Văn Dũng
Theo Danviet
Khéo xử lý rác, làng quê sạch như công viên
Từ đường làng vào đến ngõ xóm sạch như công viên không còn cảnh rác thải vứt bừa bãi, làm được điều này người dân ở xã Thạch Điền huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã nghĩ ra cách xử lý rác tiện lợi.
Hiện nhiều vùng nông thôn ở Hà Tĩnh đang gặp khó trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, đặc biệt là xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên khi về xã Thạch Điền người dân ở đây đã khắc phục triệt để trình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt bằng cách xây dựng lò đốt rác mini ngay trong từng tổ, nhóm, hộ gia đình.
Lò đốt rác mini trong vườn của từng hộ gia đình tại xã Thạch Điền (Ảnh: Hữu Anh)
Trao đổi với PV, ông Lê Xuân Ngọc - Chủ tịch UBND xã Thạch Điền huyện Thạch Hà cho biết, Thạch Điền trước đây từng là địa phương được liệt vào "danh sách đen" về tiêu chí môi trường do rác thải sinh hoạt. Mặc dù bãi rác tập trung của xã đã được xây dựng nhưng rác thải chuyển đến không được xử lý, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
"Địa phương cũng bí lắm, rác tập kết ở các thôn nếu thuê xe chở đi xử lý thì mỗi xe rác ngốn mất 5-6 triệu đồng. Trong khí đó kinh phí của xã khó khăn không thể kham nổi"- ông Ngọc nói.
Rác được đưa thu gom tập kết trong lò, đầy khi nào thì đốt xử lý khi đó rất tiện lợi (Ảnh: Hữu Anh)
Ông Ngọc cho biết thêm: Trước tình thế đó qua nghiên cứu các mô hình xử lý rác nông thôn hiệu quả trên cả nước cùng với sáng tạo của của người dân địa phương đã áp dụng mô hình xử lý rác tận hộ gia đình bằng lò đốt mini. Trước khi nhân rộng mô hình này đầu năm 2017, xã đã giao cho Hội phụ nữ triển khai thí điểm xây dựng 27 lò đốt rác. Qua nửa năm triển khai thực hiện cho thấy hiệu quả rõ rệt và nhận được sự hưởng ứng tích cực chính người dân.
Chị Nguyễn Thị Lam ở thôn Tân Lộc xã Thạch Điền chia sẻ: "Gia đình tôi xây lò đốt rác mini trong góc vườn này hồi tháng 3.2017, cho thấy việc xử lý rác thải sinh hoạt rất hiệu quả, tiện lợi kể cả ngày mưa gió vẫn xử lý rác được. Ngoài việc xử lý nhanh gọn rác thải, xây lò đốt rác trong vườn mình tự phân loại được rác thải, chai lọ bán ve chai còn các loại rác hữu cơ và bao ni lông đốt thành mùn làm phân bón cho rau và cây ăn quả".
Tiện lợi kể cả ngày mưa gió vẫn xử lý rác được, lò đốt xây dựng trong vườn nhà nên người dân ý thức hơn về xử lý rác thải (Hữu Anh)
Chị Phan Thị Hoài, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Thạch Điền cho biết: "Thạch Điền là xã miền núi, vườn của các hộ dân rộng, vì vậy xây dựng lò đốt mini để xử lý rác tại hộ gia đình là hợp lí, không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh".
Cũng theo chị Hoài, mỗi lò đốt đốt rác mi ni được thiết kế với diện tích khoảng 1m2, cao 2m, vật liệu gồm khoảng 100 viên gạch, 1 bao xi măng, 1 tấm lợp pro-xi-măng, ngoài ra còn có sắt, cát để làm dầm thông hơi. Tổng cộng chi phí để xây 1 lò đốt từ 500-600 ngàn đồng, trong đó xã hỗ trợ toàn bộ gạch với số tiền 150 ngàn đồng còn các vật liệu khác và ngày công người dân tự bỏ ra. Tùy vào lượng rác, không nhất thiết mỗi hộ gia đình xây một lò mà có thể 2-3 hộ gia đình ở gần nhau có thể xây, sử dụng chung một lò.
Ông Lê Xuân Ngọc, Chủ tịch UBND xã Thạch Điền cho hay, sau gần 1 năm triển khai xây dựng lò đốt rác mini cho thấy hiệu quả về xử lý rác, ý thức người dân không còn ỷ lại do đó không còn cảnh rác vứt bừa bãi dọc đường hay treo trước cổng nhà chờ đi gom xử lý.
"Đến nay trên địa bàn xã đã có hơn 400 lò được xây dựng trên địa bàn 9 thôn. Để việc triển khai hiệu quả xã đã giao trách nhiệm vận động, giám sát cho từng đoàn thể, như Hội Phụ nữ xã đã vận động được 135 hộ dân xây dựng 135 lò, Hội Nông dân xã xây dựng được 135 lò, Hội Cựu chiến binh 100 lò, Hội người cao tuổi hơn 30 lò đốt rác"- ông Ngọc cho biết thêm.
Theo Danviet
Đơn nặc danh gửi Chủ tịch tỉnh tố cáo nhân viên trạm cân "móc tiền" doanh nghiệp Một tổ công tác của Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh vừa trực tiếp làm việc với 10 đơn vị kinh doanh vận tải tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An để xác minh lá đơn tố cáo nhiều thành viên của một trạm kiểm tra tải trọng thuộc Sở sách nhiễu, dọa dẫm doanh nghiệp. Chiều ngày 2/1, Chánh thanh tra...