Truy tìm lục địa bí ẩn thứ 8
Các nhà khoa học vừa bắt đầu hành trình 2 tháng tìm hiểu mảng lục địa khổng lồ từng nối Australia và New Zealand cách đây 75 triệu năm.
Mảng lục địa có tên Zealandia đã bị phá vỡ trong một vụ va chạm hơn 50 triệu năm trước và chìm xuống biển. Cho đến bây giờ, Zealandia luôn là một câu hỏi bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.
Zealandia ước tính có diện tích 5 triệu km2. (Ảnh: GSA)
Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Australia và New Zealand đã lên đường tìm hiểu về lịch sử và cấu trục của lục địa mới phát hiện có tên Zealandia ở khu vực phía đông Australia, bao gồm lãnh thổ New Zealand và vùng lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp. Zealandia ước tính có diện tích khoảng gần 5 triệu km 2.
Nhà nghiên cứu địa chất Mortimer của New Zealand cho biết: “Hơi phức tạp đối với các nhà địa chất của chúng tôi khi lục địa chìm dưới đáy đại dương. Nếu chúng ta có thể rút hết nước tại đại dương thì sẽ nhận thấy các dãy núi và một lục địa lớn nằm trên đáy của đại dương”.
Giáo sư Sutherland, Đại học Victoria (Wellington, New Zealand) cho biết, một chiếc tàu khoan dài 143 m với tháp khoan cao tới 61 m, có khả năng thu thập các lớp trầm tích ở độ sâu hơn 1 km. Con tàu được trang bị hiện đại với sự tham gia của 55 nhà khoa học, kỹ thuật viên và đoàn thủy thủ gồm 50 người.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu hy vọng chuyến đi của họ sẽ cung cấp thêm hiểu biết về vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực hay xảy ra động đất và hiện tượng phun trào núi lửa cũng như đứt gãy sau khi lục địa Zealandia phân tách.
Giáo sư Neville Exon, Đại học Quốc gia Australia cho biết chuyến thám hiểm cũng sẽ làm sáng tỏ những thay đổi chính trong hoạt động kiến tạo mảng toàn cầu, bắt đầu cùng lúc vành đai lửa Thái Bình Dương hình thành cách đây 53 triệu năm, khi đó lục địa Zealandia được cho là đã ngừng trôi dạt.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn các vấn đề về khí hậu, lịch sử hải dương học, các miền khí hậu khắc nghiệt, đời sống dưới đáy biển, kiến tạo địa tầng và các vùng phát sinh động đất, sự vận động của các cung đảo và các rãnh đại dương. Cuộc hành trình kéo dài từ ngày 28/7 đến cuối tháng 9 tới.
Zealandia, từng là một phần của Australia cách đây 75 triệu năm. Sau đó phần lục địa này bắt đầu phân tách và dịch chuyển dần về phía đông bắc. Sự dịch chuyển này ngừng lại cách đây 53 triệu năm.
Zealandia hội tụ đủ 4 đặc điểm của một lục địa: có độ cao và độ đặc lớn hơn so với lớp vỏ đại dương, có sự hiện diện của 3 loại đá (đá núi lửa, đá biến chất và trầm tích), có diện tích đủ lớn.
Khái niệm “Zealandia” được các nhà khoa học đề cập vào năm 1995. Họ đã nghiên cứu trong suốt thập kỷ qua nhằm khẳng định nó bao gồm một lớp vỏ địa chất đủ lớn để được gọi là một lục địa.
Trái Đất thường được cho là có7 lục địa, gồm Phi, Á, Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc.
Theo Vũ Anh Tuấn
Khả năng mở rộng TPP cho các nền kinh tế khác sau khi Mỹ rút
Trong cuộc họp tại Hà Nội sáng ngày 21/5, đại diện của các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhấn mạnh về khả năng mở rộng TPP cho các các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp báo sau cuộc họp của đại diện các quốc gia thành viên TPP sáng ngày 21/5 (Ảnh: Bộ thương)
Các Bộ trưởng và Thứ trưởng của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam sáng ngày 21/5 đã nhóm họp bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp cho biết các Bộ trưởng khẳng định lại kết quả cân bằng và tầm quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược của TPP. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của Hiệp định này là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, tạo thêm cơ hội cho người lao động, các hộ gia đình, nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các Bộ trưởng cũng đồng ý cần phải hiện thực hóa những lợi ích của Hiệp định TPP. Theo hướng đó, các Bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật nghiên cứu các kịch bản phù hợp để nhanh chóng đưa Hiệp định toàn diện và tiêu chuẩn cao này vào thực thi, trong đó bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của các nước ký kết ban đầu.
Quang cảnh cuộc họp của đại diện các quốc gia thành viên TPP sáng ngày 21/5 (Ảnh: Bộ thương)
Các Bộ trưởng đã chỉ đạo các trưởng đoàn xúc tiến việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này và yêu cầu hoàn tất trước khi các nước TPP nhóm họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức vào ngày 10 - 11/11/2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về khả năng mở rộng TPP cho các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Những nỗ lực này sẽ giải quyết các mối quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ, duy trì mở cửa thị trường, củng cố hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc chung, thúc đẩy thương mại toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống.
TPP ban đầu gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam. Được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, TPP nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên chiếm 40% GDP toàn cầu.
Nhưng người kế nhiệm ông Obama là Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1.
An Bình
Theo Dantri
New Zealand siết chặt quy định nhập cư New Zealand hôm nay tuyên bố sẽ thắt chặt việc tiếp cận với thị thực lao động có tay nghề, chỉ một ngày sau khi Mỹ và Australia thông báo lệnh hạn chế nhập cư tương tự. New Zealand thông báo về biện pháp thắt chặt nhập cư sau Australia và Mỹ. Ảnh: Eagleimmigration Michael Woodhouse, Bộ trưởng Nhập cư New Zealand, cho...