Truy tìm đường dây mua bán chất tạo nạc cấm
1,4 tấn chất tạo nạc vừa bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) và Chi cục Thú Y TP HCM phát hiện tại một công ty ở quận Bình Tân. Trước đó, chất này đã được bán cho nhiều tỉnh khác nhau.
Đại diện Chi cục Thú Y TP HCM cho biết, tổng hàng hóa được phát hiện gồm 56 thùng sản phẩm bổ sung dùng trong chăn nuôi hiệu Gold Protein Peptide (SSI) do Trung Quốc sản xuất.
Trước đó, loại chất này trước đó được các trinh sát C49 nghi ngờ nên lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với chất cấm clenbuterol và salbutamol.
Nếu không được kiểm dịch chặt chẽ, người tiêu dùng không thể biết được thịt lợn nào có chứa chất cấm. Ảnh: Trung Hào
Giám đốc công ty khai, lô hàng trên do một công ty khác ở quận Tân Phú gửi. Tuy nhiên qua kiểm tra, bà giám đốc này cũng chính là phó giám đốc của công ty gửi hàng. Cả hai công ty đều do những người trong gia đình lập nên.
Đại diện công ty cho biết đã nhập 3 tấn sản phẩm bổ sung trong chăn nuôi cho gia súc, gia cầm nói trên từ Trung Quốc với hóa đơn chứng từ đầy đủ. Sản phẩm này lần lượt được bán sỉ cho các công ty tại Long An, Tiền Giang và Đồng Nai. Khoảng 1,6 tấn đã được bán ra.
Căn cứ vào hóa đơn xuất bán, cơ quan chức năng xác định, nơi mua sản phẩm có chứa chất cấm đều là các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của các tỉnh. Trong đó có Công ty TNHH thực phẩm dinh dưỡng Vàng ở Trảng Bom, Đồng Nai, nơi từng bị Chi cục Thú Y tỉnh phát hiện kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi.
Thông tin đã được Chi cục Thú Y TP HCM báo đến các tỉnh có liên quan để được chính quyền các địa phương kiểm tra.
Video đang HOT
Đại diện Chi cục Quản lý Thị trường TP HCM cho biết, sẽ tiếp tục cùng với Chi cục Thú Y thành phố thắt chặt hơn nữa việc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm sản phẩm của các công ty kinh doanh thức ăn gia súc trên địa bàn.
Việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích tạo nạc cho lợn được Cục Chăn nuôi cảnh báo từ đầu tháng 3, khi các tỉnh thành phía Nam liên tục phát hiện dư lượng các chất này trong thịt lợn cũng như nước tiểu đàn lợn chuẩn bị giết mổ.
Đồng Nai, tỉnh có nhiều đàn lợn nhất khu vực phía Nam là nơi đầu tiên phát hiện 11 cơ sở vị phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tiếp đến là các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM.
Tại cuộc họp về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 5/4, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Thú y cho hay, kết quả kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y cũng phát hiện 11% số mẫu kiểm tra dương tính với chất cấm.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị công an vào cuộc ngăn chất cấm tạo nạc lợn.
Theo VNExpress
4,4% mẫu thịt heo nhiễm chất cấm
Chiều qua 5.4, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, đã công bố kết quả giám sát chất cấm thuộc nhóm beta agonists trên diện rộng.
Theo đó, 9 phòng thí nghiệm được Bộ NN-PTNT chỉ định tiến hành phân tích các mẫu do các tổ chức, cá nhân yêu cầu đã phát hiện dư lượng chất cấm thuộc nhóm beta agonists trong cả thịt và nước tiểu heo, thức ăn chăn nuôi lẫn thuốc thú y.
Cụ thể, có 13/268 mẫu thức ăn chăn nuôi (chiếm 4,8%), 2/18 mẫu thuốc thú y (chiếm 11,1%), 8/179 mẫu thịt và gan heo (chiếm 4,4%) và 7/108 mẫu nước tiểu heo (tương đương 6,4%) dương tính với các chất tạo nạc. Tại các tỉnh phía bắc, cơ quan hữu trách đã lấy tổng cộng trên 150 mẫu để phân tích và phát hiện 1 mẫu gan heo ở Bắc Ninh, 2 mẫu thức ăn chăn nuôi ở Hòa Bình và Hải Dương nhiễm chất cấm.
Heo ăn phải chất cấm bị khuỵu chân, không dậy được - Ảnh: Hoài Nam
Quốc hội yêu cầu báo cáo
Tôi yêu cầu các cục chức năng sát cánh cùng với các địa phương tiếp tục lấy mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y truy tìm chất cấm, từ đó truy xuất nguồn gốc, tìm cho ra các đầu nậu, đường dây buôn bán, sử dụng và tổ chức đánh sập chúng, xử lý nghiêm minh
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát
Về việc xử lý các cá nhân, đơn vị cố tình sử dụng chất cấm, đầu độc sức khỏe người tiêu dùng, ông Dương cho biết, 2 trang trại ở Bình Dương bị phạt 25 triệu đồng/trường hợp. Cơ quan chức năng ở Đồng Nai đang hoàn thiện hồ sơ để ban hành các quyết định xử phạt 11 trại heo sử dụng chất cấm và chuyển hồ sơ vụ 2 cửa hàng bán chất này sang cơ quan công an xử lý theo pháp luật. "Từ mẫu thức ăn chăn nuôi phát hiện ở Hòa Bình, chúng tôi đang phối hợp với lực lượng công an truy xuất nguồn gốc, tìm ra đơn vị sản xuất để xử lý triệt để. Cơ sở sản xuất mẫu thức ăn nhiễm chất cấm ở Hải Dương đã bị xử phạt hành chính, buộc phải thu hồi và tiêu hủy các lô hàng", ông Dương nói.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, với kết quả trên, thì số mẫu thịt nhiễm chất cấm đã giảm nhiều lần so với kết quả giám sát cách đây khoảng 1 tháng. "Tại sao lại có sự chênh lệch quá lớn này? Số liệu 1 tháng trước là thật hay con số hôm nay đưa ra là con số thật? Cục Chăn nuôi phải giải thích rõ với tôi để tôi báo cáo với nhân dân, báo cáo với Chính phủ", ông Phát yêu cầu.
Ông Dương giải thích: "Số liệu cách đây 1 tháng là do TP.HCM báo cáo. Ngay sau khi có thông tin về chất cấm, cơ quan thú y của TP đã lấy 11 mẫu thịt và nước tiểu heo từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đưa về TP tiêu thụ. Kết quả phân tích cho thấy có 43% số mẫu nước tiểu và 26% mẫu thịt nhiễm chất cấm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phân tích định tính để sàng lọc nên chưa thực sự chính xác, chỉ có thể sử dụng tham khảo. Cần phải phân tích định lượng mới cho kết quả chính xác nhất. 9 phòng thí nghiệm nói trên đã phân tích định lượng".
Theo ông Dương, Quốc hội cũng đã yêu cầu Bộ NN-PTNT báo cáo toàn diện, chính xác về tình trạng buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trước ngày 17.4.
Nguy cơ bùng phát
Từ kết quả giám sát trên, một số ý kiến cho rằng, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát không đồng tình với kết luận này. "4,4% mẫu thịt và gan heo nhiễm chất cấm là nghiêm trọng. Cả xã hội lên án hành vi sử dụng chất cấm, cơ quan hữu trách vào cuộc quyết liệt, tình hình sử dụng chất này có giảm nhưng chưa thể nói là chúng ta đã kiểm soát được tình hình", ông Phát lưu ý.
Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm cũng nói rằng, các con số nêu trên chứng tỏ tình hình vẫn đang ở mức báo động. "Chúng ta đánh mạnh thì người chăn nuôi có thể dừng lại một thời gian. Tôi biết, họ chỉ sử dụng chất cấm 15 ngày trước khi heo xuất chuồng thôi. Nếu không tiếp tục vào cuộc quyết liệt, tình trạng sử dụng chất cấm sẽ lại diễn biến phức tạp, khó lường", ông Năm cảnh báo.
Theo ông Dương, tình trạng quản lý, sử dụng chất cấm nhóm beta agonists vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát trở lại, nhất là việc buôn bán và sử dụng các chất này vừa qua gần như đã trở thành kế sinh nhai, thậm chí làm giàu của một số đối tượng kinh doanh và chăn nuôi heo. Do đó, ông Dương đề nghị các cơ quan hữu trách cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu từ nhập khẩu qua biên giới đến các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, cơ sở giết mổ và người chăn nuôi.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Phát nhấn mạnh: "Chúng ta phải tiếp tục tập trung cao độ để chiến đấu chống lại chất cấm và giành chiến thắng. Tôi muốn các con số giám sát phải giảm xuống, không còn là 4,4% 6,4%... nữa. Tôi yêu cầu các cục chức năng sát cánh cùng với các địa phương tiếp tục lấy mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y truy tìm chất cấm, từ đó truy xuất nguồn gốc, tìm cho ra các đầu nậu, đường dây buôn bán, sử dụng và tổ chức đánh sập chúng, xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe. Chúng ta làm thật chứ không theo kiểu "trống giong cờ mở" một cách hình thức".
Điều tra cơ sở chế biến thức ăn gia súc chứa chất cấm
Ngày 5.4, ông Võ Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, Chi cục vừa đề nghị QLTT TP.HCM và Long An phối hợp để xử lý các cơ sở chế biến thức ăn gia súc có chứa chất Sabutamol tại các địa phương này. Trước đó, từ 13-15.3, lực lượng QLTT kiểm tra 2 hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tại thị trấn Tân Châu (H.Tân Châu) do ông Lê Viết Cường và ông Lê Xuân Kính làm chủ, tạm giữ 102 kg thức ăn chăn nuôi (gồm 7 loại) đồng thời tạm giữ 95 kg thức ăn chăn nuôi của đại lý cám gạo, thức ăn gia súc tại xã Phước Minh (H.Dương Minh Châu) do bà Trần Thị Thanh Thủy làm chủ. Qua phân tích 10 mẫu sản phẩm của 3 hộ kinh doanh trên, kết quả từ Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở KH-CN TP.HCM cho thấy, có 3 mẫu có chứa chất Sabutamol. Cụ thể sản phẩm "ONI PIGONE - siêu chống còi", do Công ty TNHH Ô Ni (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) sản xuất sản phẩm "Nở mông - bung đùi" do Công ty TNHH O.T.A.H (P.15, Q.Gò Vấp, TP.HCM) sản xuất sản phẩm "Tạo nạc - bung đùi", do Công ty CP dinh dưỡng thú y ANOVET (xã Mỹ Hạnh Bắc, H.Đức Hòa, Long An) sản xuất.
Công Sinh
Theo Thanh Niên
Thương lái "ép" người chăn nuôi dùng chất cấm Ngày 6.4, bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) dẫn đầu đoàn công tác gồm Cục thú y, Cục chăn nuôi tiến hành kiểm tra công tác quản lý chăn nuôi và kiểm soát giết mổ, kiểm soát việc sử dụng chất cấm tại tỉnh Đồng Nai. Trong buổi sáng, bà Thu đã đi...