Truy tìm ba tàu chiến biến mất bí ẩn dưới đáy biển Indonesia
Các cơ quan hải quân đang quan ngại và rấy lên nghi vấn về ba tàu chiến chìm dưới đáy biển Java, ngoài khơi Indonesia cách đây hơn 70 năm có thể bị đánh cắp.
Ba tàu chiến Hà Lan tất cả đều chìm ở trận chiến biển Java trong Thế chiến II, khi các lực lượng đồng minh bị thất bại nặng nề dưới tay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại ngoài khơi bờ biển Indonesia.
Tuy nhiên, theo nguồn tin địa phương cho hay, ba xác tàu chiến dưới đáy biển Indonesia đã biến mất hoàn toàn một cách vô cùng bí ẩn. Khám phá này được thực hiện trong việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 75 năm sau cuộc chiến. Hiện tại, một cuộc diều tra quốc tế đang được tiến hành nhằm tìm hiểu và truy tìm sự biến mất bí ẩn của ba xác tàu chiến chìm dưới đáy biển Java.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết: “Xác tàu HNLMS De Ruyter và HNLMS Java gần như đã biến mất hoàn toàn. Tàu chiến HNLMS Kortenaer cũng bị mất một mảng lớn”.
Các nhà nghiên cứu hải quân sử dụng sóng siêu âm để tạo ra một bản đồ 3D đáy biển nơi những con tàu chiến chìm xuống. Tuy nhiên ba con tàu chiến không còn nằm ở dưới đáy biển dù hình ảnh từ sóng âm vẫn chỉ ra dấu tích của chúng.
Trong khi nguyên nhân của vụ mất tích khó hiểu này vẫn chưa được xác nhận, cơ quan hải quân đang phát động một cuộc điều tra quốc tế, nghi ngờ ba tàu chiến bị đánh cắp trái phép để làm sắt vụn.
Nhiều khả năng điều tra này sẽ liên quan đến các thợ lặn và những người điều khiển từ xa các phương tiện hoạt động dưới nước để truy tìm manh mối về vụ mất tích bí ẩn.
Vùng biển xung quanh Indonesia, Singapore và Malaysia được coi là “nghĩa trang” chứa hơn 100 xác tàu chiến và tàu ngầm các loại trong thời thế chiến II. Trong những năm qua, các bộ phận bằng thép, nhôm và đồng của những xác tàu đắm trở thành một nguồn sinh lợi cho những người buôn bán phế liệu.
Video đang HOT
Các nhà chức trách đang “đau đầu” truy tìm lời giải thích về vụ mất tích bí ẩn.
Theo một báo cáo trên tờ New Straits Times vào hồi năm ngoái chia sẻ rằng, xác tàu đắm bị nổ tung bằng thuốc nổ và sau đó ngư dân đã vớt sắt vụn lên bờ bán.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi đang tiến hành điều tra để xem chuyện gì đã xảy ra với những xác tàu đắm. Hành động mạo phạm đến ngôi mộ chiến tranh là một điều xúc phạm nghiêm trọng.”
Phát hiện ba tàu chiến cổ mất tích thực sự gây sốc cho nhiều người bởi vì nơi đây có chứa hàng trăm xác thủy thủ và hàng nghìn người tham chiến trong chiến tranh.
Vào tháng 2/1942, ba chiếc tàu chiến đều chìm trong trận hải chiến tốn kém nhất trong lịch sử. Thất bại nặng nề trong trận hải chiến Java đánh dấu sự sụp đổ của liên quân Hà Lan, Mỹ, Anh và Australia trước phát xít Nhật, mở đường cho quân Nhật thuận lợi chiếm đóng toàn bộ thuộc địa Đông Ấn của Hà Lan.
Vùng biển Indonesia được coi là một trong những nấm mồ chiến tranh đẫm máu nhất trong thế chiến thứ II, nơi hàng nghìn người thiệt mạng.
Tuy nhiên, những suy đoán về nguyên nhân mất tích của ba tàu chiến thiên về những người thu gom sắt vụn dường như không thuyết phục. Nhiều chuyên gia cho rằng, kích thước khổng lồ của tàu chiến và vị trí nằm ở độ sâu 70m thì việc những người dân buôn bán sắt vụn đánh cắp chúng là điều vô cùng “viễn tưởng”.
Việc khai thác và vận chuyển một khối lượng sắt thép lớn như vậy phải mất nhiều thời gian và cần đến những chiếc cần cẩu lớn. Điều này có nghĩa là những hoạt động phi pháp này sẽ bị những cơ quan chức năng chú ý ngay.
Hy vọng trong thời gian tới, các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra và đưa ra kết luận chính xác để giải quyết những thắc mắc về vụ mất tích “chóng vánh” này.
Theo Soha News
Su-34 bong sơn, không chịu nhả bom khi tấn công khủng bố
Nga vừa công bố loạt trục trặc được phát hiện trên các dòng chiến đấu cơ mới nhất của hãng Sukhoi trong chiến dịch tấn công khủng bố tại Syria.
Truyền thông Nga vừa công bố hình ảnh về chiến đấu cơ Su-34 hoạt động tại Syria khiến nhiều người giật mình. Những chiếc cường kích số 1 của Nga tham gia không kích khủng bố tại Syria bị bong tróc sơn phủ ngụy trang ở đầu mũi và cửa hút không khí.
Khi quan sát hình ảnh này, một số chuyên gia cho rằng việc sơn ở phần mũi Su-34 bị bong tróc có thể do cường độ hoạt động quá cao của chúng khi thực hiện nhiệm vụ không kích khủng bố tại Syria và điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng chiến đấu.
Chiếc Su-34 bị tróc sơn phần mũi
Trước khi bị tróc sơn, Bộ Quốc phòng Nga đã công khai thông tin khiến nhiều người bất ngờ đó là các hoạt động điều tra đang được áp dụng lên loại máy bay chiến đấu đa năng Su-35S và cường kích chiến thuật Su-34.
Hãng RNS dẫn tuyên bố của nhà sản xuất Sukhoi cho biết họ phát hiện trục trặc trong hệ thống kiểm soát bay và động cơ của máy bay. Các chuyên gia của hãng sản xuất máy bay Sukhoi và 2 công ty khác đã có mặt tại căn cứ Hmeymim để tiến hành thay thế và sửa chữa những phần gặp vấn đề.
Ngay khi phát hiện ra lỗi, các chuyên gia đã được điều đến để khắc phục và nhà sản xuất cũng nhấn mạnh đây chỉ là các trục trặc nhỏ và không ảnh hưởng đến chiến dịch của Nga tại Syria.
Dù Nga tuyên bố những lỗi mắc phải chỉ là "chuyện nhỏ" nhưng còn nhớ ngay trong ngày thứ 2 của chiến dịch không kích Nga thực hiện tại Syria, sự cố xảy đã ra với một chiếc cường kích Su-34 khi máy bay này phải quay về căn cứ mà không ném được bom.
Theo thông tin được Không quân Nga tiết lộ, nguyên nhân là do hệ thống dẫn đường vệ tinh cho loại bom KAB-500S bị trục trặc. Sau khi sự cố xảy ra, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết, máy bay ném bom Su-34 đã quay về căn cứ không quân Hmaymeen.
Tướng Igor Konashenkov cho biết thêm, chiếc Su-34 quay về căn cứ Basel al-Assad (còn gọi là Hmaymeen) có số hiệu thân là 22, thuộc trung đoàn không quân số 105, sư đoàn Cờ đỏ Leningrad số 6, căn cứ chính ở Buturlinovka thuộc Quân khu miền Tây.
Được biết, đây lỗi mới nhất trên dòng cường kích số một hiện nay của Không quân Nga được phát hiện. Trước đó, theo kết quả phân tích của nhiều chuyên gia, Su-34 không thực sự mạnh như những gì Nga công bố.
Vấn đề đầu tiên phải kể đến là bản chất thiết kế của Su-34 đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Su-34 được thiết kế nhằm thay thế cho cường kích Su-24, vì vậy một số tính năng của chiến đấu cơ này không thích hợp.
Thực tế suốt thời gian qua các nước phương Tây không phát triển thêm một mẫu cường kích nào mới mà tập trung vào tiêm kích có tính năng tàng hình. Trong tác chiến phòng không hiện đại, việc thực hiện các cuộc tấn công mặt đất tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế nguy hiểm.
Một nhược điểm khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi. Đặc biệt là radar quét mạng pha điện tử thụ động V004 tỏ ra kém hiệu quả khi nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn, khu vực rừng núi. Bên cạnh đó, hệ thống ngắm bắn quang điện cũng hoạt động kém hiệu quả và thua xa các hệ thống tương tự của Mỹ.
(Theo Đất Việt)
Vì sao Nga phải "cắn răng" mua bản quyền lắp ráp trực thăng hạng nhẹ của Mỹ? Nhà máy hàng không dân dụng Ural (Nga) đã ký hợp đồng với Bell để nhận giấy phép lắp ráp dòng trực thăng hạng nhẹ một động cơ 407GXP của hãng này. Báo Kommersant cho biết, 3 chiếc Bell 407GXP đầu tiên dự kiến hoàn thành lắp ráp tại thành phố Yekaterinburg trước khi kết thúc năm 2015, chúng sẽ được bán cho...