Truy tìm 2 chiếc xe trong vụ cháy nổ kinh hoàng 11 người chết
Nguyên nhân của vụ cháy nổ kinh hoàng tại nhà ông Phương “khói lửa” là do các khối thuốc nổ, phục vụ phim trường được ông Phương tàng trữ, sử dụng trái phép.
Nguồn tin từ Công an TPHCM cho biết, đang khẩn trương điều tra để có kết luận chính thức vụ cháy nổ ở nhà ông Lê Minh Phương (Phương “khói lửa”) ở hẻm 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3 vào rạng sáng 24/2/2013 làm 11 người chết và 2 người bị thương
Diễn biến mới nhất, ngày 5/7 công an đã thông báo truy tìm 2 phương tiện có liên quan đến quá trình điều tra.
Theo đó công an truy tìm xe Jeep BKS 52M – 4409 mà ông Phương “khói lửa” sử dụng để chuyển đạo cụ làm việc. Được biết xe này đứng tên chủ sỡ hữu là ông Huỳnh Tấn Lợi (SN 1959, ngụ đường Tân Hòa, P.1, Q.11).
Hiện trường vụ cháy nổ khiến 11 người chết.
Ngoài ra công an cũng truy tìm chiếc xe gắn máy khác có liên quan đến ông Phương, là xe hiệu Yamaha BKS: 51R – 5945, đứng tên chủ sỡ hữu là bà Bùi Thị Bích Khánh, P.1, Q.Gò Vấp.
Video đang HOT
Hiện chủ sỡ hữu của 2 phương tiện nói trên không còn ở nơi cư trú, đã chuyển đi đâu không rõ. Cơ quan công an đề nghị 2 người trên liên hệ làm việc với đội điều tra truy xét trọng án thuộc phòng cảnh sát hình sự, công an TP.HCM để làm việc, theo địa chỉ số 459 đường Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1, điện thoại 08.38387414.
Trong diễn biến khác, vấn đề mà dư luận quan tâm là về nguyên nhân vụ cháy nổ kinh hoàng này, đến nay cơ quan công an đã có kết luận ban đầu.
Theo đó nguyên nhân được cho là do những khối thuốc nổ, được ông Phương tàng trữ, sử dụng trái phép làm khói lửa phim trường khi lưu giữ tại ngôi nhà trong hẻm 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã phát nổ, mà có thể là do ông Phương hoặc người nhà bất cẩn.
Kết luận chính thức về vụ cháy nổ kinh hoàng này sẽ được công an TP.HCM thông báo trong thời gian tới.
Theo VietNamNet
Người gây ra vụ cháy nổ định mệnh lãnh bao nhiêu năm tù?
Các luật sư phân tích trách nhiệm người gây cháy nổ từ vụ nổ sập nhà làm thương tâm của ông Phương 'khói lửa'.
Hiện trường sau vụ nổ nhà ông Phương
Liên quan đến những vụ cháy nổ nghiêm trọng gần đây, đặc biệt là vụ nổ tại nhà ông Lê Minh Phương (ở P.8, Q.3, TP.HCM) làm 10 người chết, gây thiệt hại nghiêm trọng cho những người xung quanh, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Công Ly Tao (Phó chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM) và luật sư Nguyễn Thành Công (giám đốc Công ty Đông Phương luật) về mặt pháp lý của vụ việc.
Luật sư Nguyễn Thành Công cho biết, hiện có rất nhiều vụ nổ gây thiệt hại về người và của rất nghiêm trọng như vụ nổ tại nhà ông Lê Minh Phương và vụ gần đây nhất là nổ tại Cần Thơ vào ngày 30/12/2012 làm 4 trẻ em thiệt mạng và 5 người bị thương.... Thế nhưng, để truy cứu trách nhiệm hình sự hay dân sự thì cần phải dựa vào nguyên nhân, hậu quả và diễn biến của nó.
Như vụ nổ tại nhà ông Phương thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được. Bởi ông Phương và vợ con đã chết nên chỉ được truy cứu trách nhiệm dân sự bằng khối tài sản mà người đã khuất để lại.
Trong vụ này, người bị thiệt hại về tài sản có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho mình. Vì ông Phương là người có hành vi tàng trữ vũ khí và gây ra vụ cháy nổ nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại cả người và của thì những người anh em trong gia đình ông Phương phải có nghĩa vụ lấy số tài sản ông để lại bồi thường cho người bị thiệt hại.
Còn như vụ nổ ở Cần Thơ cách đây không lâu, để truy cứu trách nhiệm, cơ quan chức năng cần phải xem xét vật liệu nổ này có phải là chất nổ hay không. Nếu là chất nổ thì việc sở hữu hoặc quản lý của người đó có hợp pháp không. Nếu không hợp pháp thì phải truy cứu nhiệm hình sự và buộc phải bồi thường dân sự đối với người gây ra vụ án.
Những tội danh có thể truy cứu trách nhiệm với người gây ra vụ nở ở Cần Thơ là: mua bán, tàng trữ, sử dụng... vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ở các điều 230, 232, 233 và 238 của bộ luật hình sự. Tuy nhiên cũng cần phải xác định, chất nổ đó là gì để quy định tội danh tương ứng.
Với những vụ cháy nổ nghiệm trọng do vô ý như: đốt rác, nấu ga...mà gây thiệt hại về tài sản và làm chết người thì truy cứu vào tội "vô ý làm chết người". Còn với những người tràng trữ chất chất dễ gây cháy nổ mà làm cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản thì bị truuy tố vào hai tội "vô ý làm chết người" và tội "tàng trữ trái phép chất gây cháy nổ".
Đồng quan điểm, luật sư Trần Công Ly Tao còn cho rằng, trong những vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng, người gây ra đã tử vong hoặc gia đình không còn ai thì cơ quan điều tra phải có trách nhiệm thu thập, xác minh, làm rõ nếu có người nào liên quan mà còn sống thì cần phải khởi tố bị can.
Ví dụ, một vụ cháy do phá hoại, nếu trong quá trình khởi tố vụ án, tìm ra người gây án thì phải sử lý hình sự họ về tội "hủy hoại tài sản". Nếu nằm vào nguyên nhân khách quan, không phải do con người gây ra thì phải tìm hiểu trách nhiệm của người quản lý.
Như trong trường hợp của ông Phương thì cũng cần phải xem xét một phần trách nhiệm của sở đầu tư và của chuyên viên về cháy nổ vì đã cho ông Phương xây dựng, tàng trữ những vật dụng cháy nổ trong nhà.
Theo Điều 285 của bộ luật hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:
Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
Theo xahoi
Hoài nghi của nạn nhân vụ nổ nhà 'Phương khói lửa' Từng nhìn thấy ông "Phương khói lửa" chở vật giống súng về nhà nhưng sau khi vụ sập nhà xảy ra, người hàng xóm mới biết nhà ông này có chứa chất nổ. May mắn thoát chết trong vụ nổ nhà ông "Phương khói lửa", chị Vân cho biết, một tháng trước Tết, gia đình ông Phương mới chuyển đến thuê căn nhà...