Truy tặng danh hiệu ‘Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng’
Chiều 2/11, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho các mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh trao truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho thân nhân các Mẹ.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn trân trọng, tri ân, tôn vinh những cống hiến to lớn và sự hy sinh cao cả của đồng bào, đồng chí và những anh hùng liệt sĩ, trong đó có sự đóng góp vô cùng to lớn của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình liệt sĩ.
Trong tháng 7 và tháng 8/2021, Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 1290/QĐ-CTN và Quyết định số 1448/QĐ-CTN về việc truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 7 mẹ của thành phố Đà Nẵng, nâng tổng số Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn lên 3.374 mẹ được truy tặng, phong tặng. Hiện nay có 124 mẹ còn sống. Đây là dịp để thành phố tôn vinh, tri ân, tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với các mẹ, các anh hùng liệt sĩ, người có công với đất nước cũng là dịp để giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, công tác chăm lo đời sống cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng đã trở thành chủ trương lớn của thành phố. Ngoài những chính sách của Trung ương quy định, thành phố đã ban hành chính sách đặc thù riêng nhằm nâng cao mức sống cho người có công như, trợ cấp thường xuyên cho đối tượng chính sách lớn tuổi hay ốm đau, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi, tặng quà gia đình liệt sĩ, người có công; hỗ trợ sửa chữa nhà, tiền sử dụng đất cho gia đình chính sách…
Video đang HOT
Thành phố đã chi hơn 60 tỷ đồng/năm cho hơn 50.000 lượt người được thụ hưởng, góp phần từng bước nâng cao mức sống cho gia đình chính sách và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, trong năm 2020 và 2021 dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nhưng thành phố vẫn luôn dành sự quan tâm, ưu tiên hàng đầu đối với công tác chăm lo cho gia đình người có công.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cùng lãnh đạo thành phố đã trao danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” cho thân nhân các mẹ.
Đà Nẵng: Phấn đấu không có lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5-17 tuổi trái quy định của pháp luật
Với mục tiêu phát hiện, hỗ trợ, can thiệp kịp thời trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trái quy định của pháp luật để đảm bảo quyền trẻ em và tạo cơ hội phát triển toàn diện trẻ em, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 23.9.2021 về việc thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố.
80% trẻ em từ 9 đến dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em
Theo đó, thành phố phấn đấu không có lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5-17 tuổi trái quy định của pháp luật; 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được phát hiện và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi; trên 95% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được phát hiện được tiếp cận giáo dục phổ thông, đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu.
Đồng thời, phấn đấu 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 80% trẻ em từ 9 đến dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Tăng cường các biện pháp để xóa bỏ lao động trẻ em
Kế hoạch cũng đặt mục tiêu 90% cán bộ, công chức, viên chức cấp thành phố, quận, huyện và 80% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiên thức, kỹ năng vê phòng ngừa, phát hiện, hô trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.
Giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về lao động trẻ em
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, kế hoạch đề ra 7 nhóm giải pháp: Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, hội đoàn thể các cấp. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động. Nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Tăng cường phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em ở các cấp, các ngành đặc biệt là cấp cơ sở, chú trọng lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các chuỗi cung ứng. Xây dựng và triển khai mô hình hỗ trợ, phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tăng cường hợp tác quốc tế và vận động nguồn lực về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra viêc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa lao động trẻ em.
UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, hội, đoàn thể và UBND các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch; trên cơ sở kế hoạch, tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch công tác trẻ em hàng năm. Triển khai quy trình, mô hình hỗ trợ, can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý vi phạm sử dụng lao động trẻ em. Chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê và các đơn vị liên quan thực hiện khảo sát, nắm tình hình về lao động trẻ em; xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động trẻ em; triển khai các giải pháp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em.
UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ, trẻ em và vận động sự tham gia của xã hội đối với công tác phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em; tổ chức nâng cao năng lực về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tham mưu UBND thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trên toàn thành phố; định kỳ báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND thành phố.
Cùng với đó, UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng vể phòng ngừa lao động trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; lồng ghép các kiến thức về quyền trẻ em, lao động trẻ em và phòng ngừa lao động trẻ em trong các hoạt động của ngành. Chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, giúp đỡ và ngăn ngừa tình trạng trẻ em bỏ học tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông.
Công an thành phố có trách nhiệm tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung đấu tranh phòng, chống các hành vi mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan khi có yêu cầu trong công tác xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về sử dụng trẻ em và bảo vệ, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng đối với các trẻ em bị bóc lột sức lao động.
UBND thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hộỉ Nông dân, Hội Cựu chiến binh thành phố, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em và các tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn pháp luật, chính sách nhằm nâng cao nhận thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong tổ chức của mình và quần chúng nhân dân; giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về lao động trẻ em; vận động nguồn lực để thực hiện công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, hỗ trợ gia đình có trẻ em tham gia lao động có hoàn cảnh khó khăn.
UBND thành phố giao UBND các quận, huyện hỗ trợ và đề nghị gia đình cam kết không để trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, bỏ học để tham gia lao động. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại địa phương theo thẩm quyền; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng lao động trẻ em.
Đà Nẵng: Tặng xe máy cho người từ miền Nam về quê ở hầm Hải Vân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cùng Ban giám đốc Công an TP đã trao tặng xe máy mới, quà động viên người dân từ miền Nam chạy xe máy về quê trước khi đoàn người được CSGT dẫn đường qua hầm Hải Vân. Lúc 11 giờ trưa nay 10.10, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã...