Truy nã vợ chồng giám đốc lừa đảo, chiếm đoạt hơn chục tỷ đồng
Ngày 17-1, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh truy nã toàn quốc đối với Trương Thị Đào (SN 1972, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ) và chồng là Trần Kim Chung (SN 1966) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, vào ngày 3-1, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thương mại Chung Đào do Trương Thị Đào làm chủ, ký hợp đồng bán cho Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) 300 tấn cà phê nhân với giá 38.700 đồng/kg. Sau khi khí hợp đồng, Simexco Đắk Lắk đã chuyển toàn bộ số tiền 11,61 tỷ đồng cam kết hợp đồng vào tài khoản của DNTN Chung Đào. Tuy nhiên, DNTN Chung Đào mới chỉ giao cho Simexco Đắk Lắk hơn 132 tấn cà phê, trị giá khoảng 5 tỉ đồng.
Cũng với thủ đoạn tương tự, vào ngày 6-1, vợ chồng chủ DNTN Chung Đào thoả thuận bán cho DNTN Hà Bình (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) 200 tấn cà phê nhân. DNTN Hà Bình sau đó đã chuyển đủ cho Chung Đào 7,89 tỷ đồng theo giá trị của hợp đồng, tuy nhiên phía DNTN Chung Đào mới chỉ giao cho đối tác này số lượng cà phê trị giá hơn 1,3 tỉ đồng. Sau khi nhận đủ tiền của các đối tác chuyển vào tài khoản, vợ chồng chủ DNTN Chung Đào đã rút hết tiền và bỏ trốn khỏi địa phương. Như vậy, vợ chồng chủ DNTN Chung đào đã lừa đảo của hai doanh nghiệp trên hơn 13,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, cơ quan công an còn phát hiện vợ chồng chủ DNTN Chung Đào đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân trong vùng với số tiền hàng tỷ đồng.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Theo ANTD
"Phù phép" nước mắm hết hạn sử dụng
10h30 ngày 10-1, Đội 2 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với Đội QLTT số 6 - Chi cục QLTT Hà Nội, tiến hành kiểm tra ATVSTP tại cơ sở chế biến, kinh doanh nước mắm Đông Hải (đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, Cầu Giấy) do bà Trần Thị Hồng làm chủ.
Lực lượng chức năng niêm phong 16 thùng nước nắm để phân tích chất lượng
Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ cơ sở cho biết thường xuyên thu mua 2 loại nước mắm giá 15.000 đồng/lít và loại giá rẻ 5.000 đồng/lít, để pha chế thành các loại nước mắm "đặc sản" của cơ sở, tỷ lệ tùy theo giá thành. Các loại nước mắm thu mua trôi nổi trên thị trường đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Kiểm tra thực tế tại cơ sở này, tổ công tác phát hiện 2 loại nước mắm Nhĩ Nha Trang và Đông Hải ghi hạn sử dụng tới 12-2013 và 12-2014 có dấu hiệu bị "làm mới". Bóc phần tem nhãn in hạn sử dụng, lực lượng chức năng phát hiện các chai nước mắm này đều quá "đát" từ tháng 12-2011 và 12-2012.
Nước mắm thu mua không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng
Lấp liếm hành vi làm mới "đát" của mình, bà Hồng cho hay do đặt in quá nhiều nhãn mác, kèm hạn sử dụng trước đó nhưng không dùng hết. Để tận dụng số nhãn mác này, cơ sở đã dán đè "đát" mới. Tại khu vực đóng chai, lực lượng chức năng còn phát hiện một lượng lớn nhãn 2 loại nước mắm Nhĩ Nha Trang và Đông Hải chưa sử dụng, in hạn sử dụng 12-2012; và một loại nhãn của Doanh nghiệp tư nhân Đại Dương (địa chỉ tại khu công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam). Theo bà Trần Thị Hồng, để tiết kiệm chi phí, cơ sở đã mua lại số nhãn không dùng đến của Doanh nghiệp tư nhân Đại dương để dán vào sản phẩm nước mắm của cơ sở mình. Được biết, các loại nước mắm của cơ sở này tiêu thụ chủ yếu tại địa bàn các huyện Từ Liêm và Đan Phượng.
Kết thúc buổi kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản niêm phong 16 thùng nước mắm (240 chai loại 1 lít) để xác minh, làm rõ chất lượng của các sản phẩm.
Theo ANTD
Giữ xe để thi hành án: Khách thuê xe tố bị mất gần 3 tỉ đồng? VPĐD Báo Lao Động tại ĐBSCL nhận được đơn khiếu nại của anh Nguyễn Phước Đức (P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) về việc anh đang chạy thuê ôtô thì bị một số người chặn lại, yêu cầu giao xe với thái độ hung hăng. Anh Đức không đồng ý và khóa xe bỏ đi để trình báo công an (CA), nhưng khi...