Truy nã tội phạm những ngày cuối năm
Liên tục trong những ngày cuối năm 2011, lực lượng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lào Cai đã bắt được nhiều đối tượng truy nã, trong đó có những đối tượng chạy trốn gần 20 năm nhưng vẫn không thoát khỏi vòng công lý. Dưới những vỏ bọc ngụy trang hoàn hảo như thầy cúng, cán bộ quản lý hay sinh viên vùng cao, bọn chúng lần lượt bị lật tẩy và lộ nguyên hình là những kẻ phạm tội… “đội lốt” người hiền.
Bế Viết Phương và Đào Thị Chung
TRỐN CHẠY 16 NĂM VẪN KHÔNG THOÁT
Khoảng tháng 11-2011, một người đàn ông có nguyện vọng cắt hộ khẩu thường trú từ tỉnh Thái Nguyên sang tỉnh Lào Cai. Trong giấy giới thiệu ghi nơi chuyển đến nhập khẩu là xã Ô Quý Dừa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chi tiết mâu thuẫn này rơi vào tầm ngắm của lực lượng cảnh sát truy nã Công an tỉnh Thái Nguyên bởi huyện Sa Pa chỉ có xã Ô Quý… Hồ. Từ đây, kẻ 16 năm trốn chạy bản án của pháp luật bắt đầu lộ diện.
Bế Viết Phương, SN 1957, có hộ khẩu thường trú tại tổ 7, Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên vốn là một cán bộ Công an huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Những năm còn công tác, Bế Viết Phương có nhiều biểu hiện lơ là công việc, thiếu lành mạnh trong đời sống sinh hoạt. Mặc dù đã có vợ và hai con gái, Phương vẫn dõi mắt theo những “bóng hồng”. Năm 1995, Bế Viết Phương đến Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên vay 40 triệu đồng để phục vụ mục đích cá nhân. Tuy nhiên, đến ngày trả nợ mà Phương không kiếm đâu ra đủ số tiền trên để trả. Tài sản cũng không có gì nhiều giá trị để cầm cố. Thế là một kế hoạch tẩu thoát được hắn vẽ ra, tất nhiên là cuộc “bôn tẩu” không thể thiếu cô bồ của hắn. Một đêm tháng 7-1996, Bế Viết Phương “bốc hơi”. Ngày 28-7-1997, Công an tỉnh Thái Nguyên ra quyết định truy nã đặc biệt số 11 đối với đối tượng Bế Viết Phương về tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Những tháng cuối năm 1997, tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng xuất hiện một đôi vợ chồng người Bắc vào sinh sống. Hai vợ chồng sinh sống bằng nghề làm thuê. Ai thuê gì làm nấy và sống khá hòa thuận với xóm làng. Họ không thể biết, đó chính là Bế Viết Phương, kẻ trốn truy nã.
Đến năm 2001, Bế Viết Phương chuyển đến làm tại thủy điện Hàm Thuận, Đa Min, Lâm Đồng. Năm 2003, Phương đến xin việc tại Nông trường chè thuộc Công ty TNHH Phú Sơn, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Do chăm chỉ làm việc, sau một thời gian, Phương được tín nhiệm là cán bộ quản lý công nhân tại nông trường. Cho đến tháng 5-2011, Phương chuyển ra Lào Cai làm cán bộ quản lý dự án chè Ô Long thuộc Công ty Lợi Sơn Điền, tại tổ 13, xã Ô Quý Hồ, huyện Sa Pa. Phương muốn nhập khẩu về xã Ô Quý Hồ, Sa Pa nhưng không ngờ, “Ô Quý Dừa” đã làm hại hắn.
Ngày 2-12-2011, Bế Viết Phương cay đắng nhận ra rằng dù đã hơn 16 năm nhưng “chạy trời vẫn không khỏi nắng”.
BÀ THẦY CÚNG BẤT LƯƠNG
Ngày 16-12-2011, Cơ quan cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lào Cai tiếp tục bắt được đối tượng Đào Thị Chung, SN 1960, trú thôn Cốc Ngũ, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, phạm tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tháng 5-2003, Đào Thị Chung lúc này đang công tác tại UBND xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương đã lợi dụng uy tín của mình vay ngân hàng và một số người dân ở xã Nậm Chảy được khoảng 50 triệu đồng vào mục đích tiêu xài cá nhân. Tuy nhiên, đến hạn mà Chung không tìm đâu đủ số tiền trên để trả nợ cho mọi người. Do đó, Chung trốn khỏi địa phương, đem theo món nợ mà đối với một số người dân nghèo ở xã Nậm Chảy, đó là món tài sản lớn. Nhưng vì tin Chung là cán bộ UBND xã nên tin tưởng cho vay.
Ngày 19-9-2003, Công an huyện Mường Khương đã ra quyết định truy nã số 01 truy nã đối tượng Đào Thị Chung về tội danh lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đến ngày 23-2-2004, Công an tỉnh Lào Cai tiếp tục ra lệnh truy nã số 01 truy nã Đào Thị Chung trên toàn quốc. Công an huyện Mường Khương và cơ quan cảnh sát truy nã đã nhiều lần về quê của Chung ở Thủ Sỹ, Tiên Lữ, Hưng Yên xác minh nhưng đều bặt vô âm tín.
Cũng trong thời gian này, trên địa bàn một số tỉnh miền xuôi như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… xuất hiện một bà thầy cúng nổi tiếng, được nhiều người mời cúng. Điều hay là bà này cúng được… các loại lễ. Tất nhiên là không ai biết “thầy” quê ở đâu.
Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lào Cai xác định, đối tượng Đào Thị Chung thỉnh thoảng lén lút về quê ở Hưng Yên nhưng lại đi ngay trong đêm. Lực lượng cảnh sát truy nã đã nhiều lần mai phục nhưng Chung đều nhanh chân tẩu thoát. Đến ngày 16-12-2011, sau hơn một tháng mật phục, “ăn chực nằm chờ”, tổ công tác của phòng cảnh sát truy nã đã tóm được Đào Thị Chung khi ả vừa đặt chân về nhà. Hành nghề thầy cúng và luôn ba hoa về tài năng của mình, song Đào Thị Chung không thể cúng cho mình thoát khỏi “lưới trời lồng lộng”.
Theo CATP
Hai gã xe ôm bất lương
Tổ công tác của CA quận Hoàng Mai đã vào cuộc xác định vị trí nạn nhân bị cưỡng đoạt và tiến hành điều tra, truy tìm hung thủ.
Ngày 28-12-2011, Cơ quan CSĐT CA quận Hoàng Mai, Hà Nội đang tạm giữ hình sự đối với hai đối tượng Đào Cư Long, SN 1971, trú tại tổ 17, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội và Bùi Văn Cường, SN 1971, trú tại tổ 14 phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để làm rõ hành vi "Cưỡng đoạt tài sản".
Đối tượng Bùi Văn Cường tại CQCA
Ngày 26-12-2011, anh Nguyễn Văn Đông, SN 1967, ở phường Vĩnh Phúc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An đến trụ sở CA quận Hoàng Mai trình báo: Khoảng 13g30" cùng ngày, anh thuê "xe ôm" từ cổng Bệnh viện Bạch Mai xuống bến xe phía Nam để bắt xe khách về Bắc Giang. Khi xuống Bến xe Giáp Bát, có một đối tượng mời anh lên "xe ôm" để chở ra cầu vượt Thanh Trì, Hà Nội đón ô tô cho tiện. Nghe hợp lý, anh nghe theo và khi đến Công viên Yên Sở, thuộc phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, đối tượng này đã dừng xe, yêu cầu anh Đông phải trả 2 triệu đồng thì mới cho lên xe ô tô. Trong quá trình giằng co thì một đối tượng đi xe máy phía sau vượt lên đe doạ, giật chiếc ví da của anh bên trong có hơn 10 triệu đồng, rồi tẩu thoát.Ngay ngày hôm sau 27-12-2011, Đội CSĐT tội phạm về TTXH CA quận Hoàng Mai lại nhận được đơn trình báo của anh Trịnh Duy Phượng, trú tại Thiệu Chính, Thiệu Hóa, Thanh Hóa với nội dung tương tự. Khi anh bắt xe ôm từ Bến xe phía Nam ra đầu Quốc lộ 1B đón xe khách về Thanh Hóa thì bị hai đối tượng đi "xe ôm" đe dọa rồi cưỡng đoạt tiền của anh.
Đối tượng Đào Cư Long
Tổ công tác của CA quận Hoàng Mai đã vào cuộc xác định vị trí nạn nhân bị cưỡng đoạt và tiến hành điều tra, truy tìm hung thủ. Đến chiều 27-12, các trinh sát CA quận Hoàng Mai đã làm rõ hai đối tượng cưỡng đoạt tiền của anh Phượng là Đào Cư Long, đã có một tiền án về tội Trộm cắp tài sản và Bùi Văn Cường. Cả 2 đối tượng này đều hành nghề xe ôm quanh khu vực Bến xe phía Nam, Hà Nội. Tại CQCA, hai đối tượng khai nhận: Cả hai quen nhau khi hành nghề xe ôm nên chúng đã bàn bạc với nhau nếu thấy có khách nào là người tỉnh xa lên, không thông thuộc đường phố Hà Nội thì chúng sẽ chở và đưa nạn nhân ra chỗ vắng như khu vực quanh Công viên Yên Sở, hoặc đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, gọi điện báo hiệu cho nhau biết có "gà" để phối hợp cưỡng đoạt tài sản của khách. Sáng 27-12, khi thấy anh Phượng có vẻ "lơ ngơ", chúng đã đèo anh ra đầu quốc lộ 1B, đe dọa và cưỡng đoạt của anh 200.000 đồng.
Hai đối tượng này còn khai nhận, bằng thủ đoạn tương tự, chúng đã gây ra vụ cưỡng đoạt 10 triệu của anh Đông vào ngày 26-12 như lời nạn nhân khai báo. Số tiền chiếm đoạt được, Long đã chia cho Cường 4 triệu đồng. Số còn lại, Long đã tiêu xài hết.
Theo PLXH
Người đàn bà bất lương Bị can Nguyễn Thị Mai (32 tuổi, ảnh), trú tại khối 7, thị trấn Đô Lương, Nghệ An từng có 1 tiền án và 1 tiền sự: Ngày 15-2-2001, Mai có hành vi trộm cắp tài sản, bị Công an tỉnh Nghệ An xử phạt cảnh cáo; ngày 25-4-2001, Mai lại bị TAND huyện Đô Lương, Nghệ An xử phạt 12 tháng tù...