Truy nã quốc tế cặp đôi lừa đảo 23 triệu USD hàng hiệu ở Singapore
Bị cảnh sát tịch thu hộ chiếu, Pi Jiapeng và Pansuk Siriwipa đào tẩu ra khỏi Singapore nhờ trốn trong xe tải. Khoảng 200 người cho biết họ là nạn nhân của cặp vợ chồng.
Cảnh sát Singapore đang tiến hành truy nã cặp vợ chồng trẻ chuyên lừa đảo khách mua hàng hiệu ở nước này, với số tiền lừa được có giá trị 32 triệu SGD (23 triệu USD), theo Straits Times.
Danh tính của hai kẻ lừa đảo này cũng được cơ quan chức năng công bố, gồm chồng Pi Jiapeng (26 tuổi, người Singapore) và vợ Pansuk Siriwipa (27 tuổi, đến từ Thái Lan).
Cặp đôi đã bỏ trốn khỏi Singapore vào ngày đầu tháng 7 nhờ trốn trong khoang chứa của một chiếc xe tải, các nhà chức trách cho biết vào hôm 20/7.
Khoảng 200 người đã giao cho một cặp vợ chồng trẻ hàng triệu USD để mua đồng hồ và túi xách hàng hiệu, sau đó bị mất liên lạc với cặp đôi từ hồi tháng 6. Ảnh: Stomp.
Người phát ngôn của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore cho biết Mohamed Alias (40 tuổi, Malaysia) đã giúp cặp vợ chồng rời khỏi Singapore bất hợp pháp.
Lệnh bắt giữ và thông báo truy nã đỏ của Interpol đã được đưa ra cho hai kẻ này. Cảnh sát cũng đang điều tra các cáo buộc lừa đảo liên quan đến Tradenation và Tradeluxury, hai công ty liên kết với Pi và Siriwipa.
Video đang HOT
Trước đó, cảnh sát bắt giữ Pi vào ngày 27/6 và tịch thu hộ chiếu. Anh ta được tại ngoại vào ngày hôm sau trong lúc chờ lực lượng chức năng tiến hành điều tra. Người vợ Siriwipa cũng giao nộp hộ chiếu cho cảnh sát vào ngày 30/6 trước khi bỏ trốn cùng chồng.
Kể từ tháng 6, khoảng 200 khiếu nại đã được gửi tới cảnh sát Singapore, trình báo việc bị lừa đảo khi đặt mua hàng hiệu của vợ chồng Pi. Các nạn nhân khai rằng họ đã thanh toán trước một khoản tiền lớn song không nhận được hàng.
Hình ảnh truy nã cặp đôi do cảnh sát Sinagapore công bố. Ảnh: Straits Times.
Vị khách tên Huang (37 tuổi) cho biết đã nhờ cặp vợ chồng trẻ mua 6 chiếc đồng hồ Rolex và Patek Phillippe với tổng giá trị là 700.000 USD. Vị khách tin tưởng cặp đôi vì đã đặt mua từ họ một chiếc đồng hồ Rolex trị giá 26.000 USD vào năm ngoái. Anh nhận được hàng 1 tháng sau đó và xác minh được chiếc đồng hồ là hàng thật.
“Mức giá họ đưa ra thấp hơn thị trường khoảng 10%”, Huang cho hay.
Một khách hàng khác tên Zhang cho biết cô đặt mua một chiếc đồng hồ Rolex giúp bạn với giá gần 20.000 USD từ hồi tháng 5.
“Vợ chồng họ nói rằng sẽ đi Thuỵ Điển để mua nên giá rẻ hơn”. Họ cũng hứa hẹn hàng sẽ được giao sau 2 tuần. Nhưng sau nhiều tuần chờ đợi không có hồi âm, Zhang cũng nộp đơn trình báo cảnh sát vào ngày 2/7.
Cô cho biết có ít nhất 2 khách hàng cũng lâm vào tình trạng giống như cô. Một sinh viên đại học cũng chuyển hơn 40.000 USD cho cặp đôi này để mua túi hàng hiệu với hi vọng bán lại túi kiếm lời và dùng tiền đó để trả nợ học phí.
Một khách hàng khác nói anh biết cặp vợ chồng qua trang web mua sắm Carousell và đã trả cho họ 78.000 USD hồi tháng 6 để mua 3 chiếc đồng hồ hàng hiệu. Người đàn ông 50 tuổi cho biết anh đã đợi 2 tuần mà không nhận được hàng. Anh yêu cầu hoàn lại tiền cũng không được.
Theo Huang, cặp đôi từng trả lời rằng việc hàng về chậm là do xung đột giữa Ukraine và Nga cũng như các vấn đề về thuế và có thể phải đợi 3 tháng mới được giải quyết, đồng thời khẳng định hàng sẽ được gửi ngay cho khách khi họ nhận được.
“Khi một số người trong nhóm nói muốn báo cảnh sát thì cặp đôi nói rằng chỉ giao hàng cho những ai không báo cảnh sát”.
Cảnh sát cho biết họ đang làm việc chặt chẽ với các đối tác thực thi pháp luật nước ngoài để truy vết cặp đôi cùng số tiền lừa đảo.
Mục sư lừa người Việt ở Mỹ hơn 33 triệu USD
Kent R.E. Whitney, cựu mục sư ở California, lĩnh án 14 năm tù vì tội lừa gạt cộng đồng người Việt tiền đầu tư hơn 33 triệu USD.
Whitney, 38 tuổi, cựu mục sư nhà thờ Vì Bản thân Khỏe mạnh tại Westminster, thành phố phía bắc hạt Orange, bang California, bị kết án hôm 24/9 vì vai trò chủ mưu trong đường dây lừa đảo hàng trăm nạn nhân.
Ngoài bản án 14 năm tù, tòa còn yêu cầu bị cáo bồi thường hơn 22 triệu USD cho các nạn nhân.
Kent R.E. Whitney trong một video trên YouTube năm 2017. Ảnh chụp màn hình video YouTube/Church for the healthy self.
Năm ngoái, Whitney đã nhận tội lừa đảo qua thư và khai man thuế thu nhập liên bang. Ủy ban Giao dịch Chứng khoán cho hay Whitney và đồng phạm, cũng là một mục sư, bị cáo buộc nhằm mục tiêu vào cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Theo văn phòng công tố Mỹ tại Los Angeles, từ tháng 9/2014 tới tháng 4/2019, Whitney kêu gọi người Việt ở Mỹ đầu tư vào CHS Trust, một quỹ tín thác của nhà thờ Vì Bản thân Khỏe mạnh.
Thông qua truyền hình cũng như các cuộc hội thảo, video trên YouTube, CHS Trust tuyên bố với các nhà đầu tư rằng sẽ được đảm bảo tỷ lệ lãi hàng năm là 12%, hoàn vốn gốc mà không lo rủi ro vì được liên bang bảo hiểm và tự hào rằng các giao dịch viên của nhà thờ chưa từng thua lỗ trong 15 năm qua.
Ít nhất 355 nạn nhân đã sập bẫy. Sau khi các nhà đầu tư đã chuyển tiền vào tài khoản, Whitney làm giả báo cáo lợi nhuận hàng tháng gửi cho nạn nhân, đồng thời khai man tờ khai thuế thu nhập liên bang.
Luật sư cho biết sau khi được thông báo về cuộc điều tra, Whitney đã hợp tác với cơ quan công tố, nhận trách nhiệm và đồng ý với thỏa thuận nhận tội.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ nợ khi Philippines muốn đàm phán lại khoản vay với Trung Quốc Khi Philippines cho biết nước này sẽ quay lại đàm phán với Trung Quốc về gói cho vay dành cho 3 dự án đường sắt, tổng trị giá gần 5 tỉ USD, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo. Chính quyền Philippines muốn phát triển hệ thống đường sắt từ các khoản vay của Trung Quốc - Ảnh: SCMP Cuối tuần trước,...