Truy lùng Gadhafi khó như bắt Saddam
Đại tá Gadhafi đang phải chạy trốn khi Tripoli thất thủ và thành phố quê nhà Sirte bị vây chặt. Thân thế người từng quyền lực bậc nhất châu Phi này giờ không khác gì Saddam Hussein khi phải trốn chui trốn lủi ở Iraq trước đây.
Công việc khó khăn và nhiều thách thức nhất của phe nổi dậy Libya cũng như chính quyền dân sự mới lập ra tại đây hiện nay là tìm bắt cho bằng được Muammar Gadhafi, nhằm ngăn chặn việc viên đại tá này tập hợp lực lượng để báo thù hoặc tạo ra một cuộc nội dậy đẩy Libya vào bất ổn kéo dài.
Vợ và 3 con của Gadhafi đã thoát khỏi Libya chạy sang nước láng giềng Algeria từ ngày 29/8, trong khi bản thân viên đại tá này được khẳng định vẫn còn ở đâu đó trong nước. Kinh nghiệm của Mỹ trong chiến dịch săn lùng Saddam Hussein tại Iraq năm 2003 đang được sử dụng để lần ra dấu vết của Gadhafi.
Bên trong căn hầm bí mật có thiết kế phức tạp của Gadhafi tại Tripoli với đường dẫn tới nhiều nơi trong thành phố. Ảnh: AP.
Với sự hỗ trợ của NATO và các cố vấn quân sự phương Tây, phe nổi dậy Libya huy động mọi nguồn lực con người và công nghệ để truy tìm Gadhafi. Họ tập trung tìm các manh mối bằng công nghệ cao, từ hình ảnh chụp từ các máy bay không người lái đến nghe lén điện thoại.
Chiêu truy tìm cổ điển từng phát huy hiệu quả từ hàng thế kỷ nay là treo thưởng cũng đã được áp dụng đối với Gadhafi. Phần thưởng nhiều triệu USD trước đây đã dẫn tới bắt giữ hay tiêu diệt các “mục tiêu có giá trị cao” trong chế độ cũ tại Iraq, như hai con trai Uday và Qusay của Saddam Hussein.
Một người chuyên đi tìm tiền thưởng đã báo với CIA về tung tích hai con trai Saddam và lực lượng đặc nhiệm Delta Force được Mỹ tung vào tiêu diệt hai người này ở bắc Iraq năm 2003. Còn tại Libya lần này, một doanh nhân đã thay mặt phe nổi dậy treo thưởng 2 triệu USD cho đầu của Gadhafi.
Tuy nhiên, vụ bắt Saddam Hussein trước đây chủ yếu nhờ các đặc vụ của lực lượng đặc nhiệm Mỹ với thông tin khai thác từ những người bị bắt. Chiến dịch truy lùng này được sự hỗ trợ của gần 200.000 binh sĩ khác và kéo dài trong 8 tháng. Trong khi đó, phe nổi dậy Libya hiện chỉ được hỗ trợ từ một nhóm nhỏ nhân viên CIA và các cố vấn đế từ lực lượng đặc nhiệm Anh và Pháp.
Video đang HOT
Nếu so sánh với cuộc truy lùng Saddam Hussein trước đây, thì phe nổi dậy Libya có ít sự hỗ trợ của phương Tây hơn trong khi lại phải lùng sục trong khu vực có diện tích lớn hơn Iraq. CIA không có đủ điệp viên để hỗ trợ phe nổi dậy Libya một cách hiệu quả, trong khi họ không có mạng lưới tình báo ở quốc gia Bắc Phi này để hỗ trợ cuộc truy tìm.
Hơn nữa, đại tá Gadhafi cũng thừa hiểu mình đang bị truy lùng như thế nào. Từ việc theo dõi Saddam Hussein bị truy lùng và bắt sống hay vụ trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt gần đây, các chuyên gia cho rằng Gadhafi có đủ sự tỉnh táo để tránh xa điện thoại hay các phương tiện liên lạc hiện đại dễ bị phát hiện khác, đồng thời thay đổi lối sống để qua mắt lực lượng săn tìm.
Những cách thức trên cũng từng giúp Saddam Hussein trốn thoát trong suốt một thời gian dài sau khi Baghadad thất thủ. Mỹ phát động chiến tranh Iraq ngày 20/3/2003 và Baghdad sụp đổ ngày 9/4. Saddam Hussein đã xuất hiện trên đường phố Badghad ngay sát ngày thành phố thất thủ, trước khi biết mất và lẩn trốn tại nhiều nơi khắp Iraq.
Chiếc cửa dẫn xuống căn hầm ẩn náu của Saddam Hussein năm 2003. Ảnh: New York Times.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đánh giá Saddam Hussein khi đó đã làm tất cả những gì cần làm để gây khó khăn cho lực lượng truy lùng. Ông không dùng điện thoại di động hay vệ tinh và thay đổi các thói quen để tránh bị phát hiện. Saddam thường di chuyển bằng taxi và mặc bộ trang phục truyền thống của bộ tộc địa phương.
Saddam trốn tại nơi mà không ai ngờ một người từng có nhiều cung điện lại chọn, đó là căn hầm có lối ra vào như lỗ dành cho nhện. Lãnh đạo bị lật đổ của Iraq cũng chỉ ở một chỗ, trong khi đặc nhiệm Mỹ nghĩ rằng ông thay đổi chỗ ở hàng đêm. Cuối cùng họ cũng bắt sống được Saddam trong “lỗ nhện” là căn hầm bên dưới một nông trang ở thành phố quê nhà Tikrit, ngày 13/12/2003.
Khi đó, khu vực Tikrit được đặc nhiệm Mỹ và gần 4.000 binh sĩ “cày xới” để tìm kiếm. Các đơn vị đặc nhiệm cũng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thông thường trên khắp Iraq để chia sẻ thông tin của cuộc truy lùng. Bên cạnh đó họ kết hợp với thông tin thu thập được qua thẩm vấn các tay súng bị bắt để lập ra một bản đồ chi tiết về các mối quan hệ trong cấu trúc an ninh bảo vệ Saddam Hussein.
Các vụ đột kích tại Samarra và Baghdad dẫn tới bắt một người đàn ông mà Mỹ nghĩ rằng biết rõ Saddam đang ẩn náu tại đâu. Khai thác từ người này kết hợp với các cuộc tìm kiếm quy môi lớn khác tại Tikrit đã giúp họ lần ra “lỗ nhện” của Saddam. Khi đó Saddam đang ẩn náu bên trong căn hầm với hai khẩu AK-47 và một khẩu súng ngắn. Cuộc săn tìm Saddam Hussein kéo dài 8 tháng mới kết thúc.
Nhưng trong suốt những tháng đặc nhiệm Mỹ lùng sục, cuộc nổi dậy của người Hồi giáo dòng Sunni lấy cảm hứng từ Saddam Hussein đã nhanh chóng phát triển và đẩy Iraq vào cảnh bất ổn đẫm máu trong suốt 5 năm tiếp theo và di chứng còn đến tận ngày nay.
Bên trên căn hầm ẩn náu của Saddam Hussein gần Tikrit. Vỏ bao tải dứa màu trắng bên phải là nơi giấu cửa dẫn xuống căn hầm. Ảnh: AP.
Trước đây Saddam Hussein bị bắt tại thành phố quê nhà Tikrit, nay Gadhafi cũng được phỏng đoán đang trốn tại thành phố quê nhà Sirte. Đây cũng là thành trì cuối cùng tập trung đông những người ủng hộ đại tá Gadhafi và là một trong những mục tiêu đánh chiếm cuối cùng của phe nổi dậy.
Đại tá Muammar Gadhafi cầm quyền trong suốt hơn 4 thập kỷ và đã quen với việc bị phương Tây bao vây cấm vận, nên việc ông có các phương án ẩn trốn tinh vi là điều khó tránh khỏi. Do đó việc truy tìm Gadhafi sẽ khó khăn không kém chiến dịch lần theo dấu vết Saddam Hussein, Radovan Karadzic hay Osama bin Laden.
Trong khi đó, cuộc săn tìm đại tá Gadhafi tại Libya chỉ mới vừa bắt đầu nên lực lượng nổi dậy Libya khó có thể tìm ra được nhà lãnh đạo bị lật đổ này trong ngày một ngày hai, trừ phi ông tự nguyện ra hàng.
Theo VNExpress
Libya: Gadhafi muốn đàm phán, phe nổi dậy bác bỏ
Nhà lnh o Libya Muammar Gadhafi hôm qua tuyên bố sẵn sàng bắt ầu àm phán với quân nổi dậy, nhưng có tin lực lượng ối lập tuyên bố sẽ không àm phán với ông Gadhafi, trừ khi ông ầu hàng.
AP ở New York cho biết Gadhafi ề nghị thảo luận với phe nổi dậy về vc "thành lập chính phủ lâm thời".
Theo ông Ibrahim, Gadhafi uỷ quyền cho con traing là al-Saadi tiến hành thưng lượng.
Gọi từ Tripoli, ông Moussa nói rằng không biết ni ởng Gadhafi, nhưng ghi nhận rằng Đ vẫn còn ở Libya.
Trong khi ó, theo các hng tin Reuters và AFP, ông Ali Tarhouni, quan chức phụ trách về dầu mỏ và tài chính trong Hội ồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC)a lực lượng nổi ở Libya, ngày 28/8 khẳng ịnh lực lượng này sẽ không àm phán với ông Gadhafi. Ông này cũng thừa nhận không biết ni ẩn náu hn nayng Gadhafi.
"Nếu ông (Gadhafi) muốn ầu hàng, chúng tôi sẽ àm phán và sau ó bắt giữ ông ta", ôn Tarhouni nói.
Tuần này, quân nổi dậy Libya hầu như nắm quyền kiểm soát thủ ô Tripoli, thành trìa chế ộ Gadhafi.
m qua, phe nổi dậy tuyên bố "ng Gadhafi ồng thời là một trong những thành trì cuối cùng ủng hộ ông.
Trước ó, chỉ huy lực lượng nổi dậy, Đ Salem Muftah al-Refaidy nói phải mất hn 10 ngày mới có thể chiếm ược Sirte. Hn lực lượng nổi dậy ang tìm cách àm phán ể thành phố Sirte ra hàng, song sẽ chiến ấu nếu cần.
Trong diễn biến khác, Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) ngày 28/8 cho rằng lực lượng Gadhafi có thể hành quyết hàng chục tù nhân và giết nhiều dân thường khi lực lượng nổi dậy tràn vào thủ ô Tripoli hồi tuần trước.
Theo Dân Trí
Libya: Phe đối lập chiếm dinh thự của Gadhafi, tuyên bố cuộc chiến kết thúc Đêm qua 23/8, phe nôi dây Libya đã chiêm đươc khu dinh thư kiên cô cua Đai ta Gadhafi ơ trung tâm thanh phô và tuyên bố cuộc chiến 6 sáng nhằm kiểm soát Tripoli "đã kết thúc". Nhưng không có thông tin về ông Gadhafi, cũng không ro ông này ở đâu. Tai đại bản doanh của Đại tá Muammar Gadhafi ở...