Truy Cục trưởng Hải quan về “chi phí ngầm” khi thông quan
Tại buổi làm việc với TP Hải Phòng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã yêu cầu ông Nguyễn Tiến Lộc – Cục trưởng Cục Hải Quan TP Hải Phòng – làm rõ thông tin “chi phí ngầm” từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho một bộ tờ khai thông quan container.
Ngày 19/9, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn đầu đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao tại UBND TP Hải Phòng. Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Tiến Lộc – Cục trưởng cục Hải quan TP Hải Phòng tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực mình quản lý.
Theo ông Nguyễn Tiến Lộc trước đây doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chuyên ngành (thông thường tại Hà Nội), sau đó chuyển xuống TP Hải Phòng để làm thủ tục đăng ký tờ khai, thời gian trung bình khoảng 2 ngày.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra chuyên ngành trực tiếp tại địa điểm làm thủ tục tập trung tại Hải Phòng, thời gian trung bình khoảng 2 giờ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng kiểm tra tại một đơn vị ở TP Hải Phòng
Tuy nhiên, theo ông Lộc, nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo. Nhiều mặt hàng nhập khẩu phải đồng thời chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định. Đơn cử như mặt hàng sữa chua, pho mát vừa phải kiểm dịch động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lại vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Công Thương.
Tại buổi làm việc, ông Lộc cũng làm rõ những thông tin dư luận phản ánh về “chi phí không chính thức” khi làm thủ tục thông quan tại hải quan TP Hải Phòng.
“Về vấn đề chi phí không chính thức, thời gian qua dư luận cũng phản ánh liên quan đến Hải quan Hải Phòng. Chúng tôi đã xem lại tất cả các camera giám sát, thấy rằng không có căn cứ để xác định sự việc”, ông Lộc nói.
Tuy vậy, ông Lộc cũng thừa nhận công tác quản lý, đặc biệt là quản lý công vụ, quản lý hành vi của công chức còn có nhiều vấn đề. Qua đó, Hải quan TP Hải Phòng đã có nhiều giải pháp, đặc biệt là gắn camera để giám sát hành vi công vụ công chức. Hải quan Hải Phòng cũng thu thập thông tin phản biện từ các doanh nghiệp. Để từ đó ngành hải quan Hải Phòng sẽ tập trung giảm thiểu tối đa hành vi nhũng nhiễu của công chức.
Chưa hài lòng với phần trả lời của Cục trưởng Cục Hải quan TP Hải Phòng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh “chi phí ngầm” từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho một bộ tờ khai làm thủ tục cho container qua cảng.
“Đề nghị anh Lộc trả lời ngay là có hay không. Nếu có thì phải hủy bỏ ngay”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Video đang HOT
Hàng ngàn container tại Cảng Đình Vũ – Hải Phòng
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Tiến Lộc khẳng định không có bất kỳ một chủ trương, quy định nào như vậy. Để đề phòng những “chi phí không chính thức”, trong quy chế phối hợp với doanh nghiệp, Hải quan TP Hải Phòng cũng nêu rõ những hành vi nhũng nhiễu đều và chi phí thu ngoài đều phải quy trách nhiệm những cán bộ có liên quan.
Nêu quan điểm về vấn đề trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng, doanh nghiệp vẫn có thể phải trả những “chi phí không chính thức”. Do vậy, theo ông Cung, Cục trưởng Cục Hải quan TP Hải Phòng nên tiếp thu ý kiến để chỉ đạo làm rõ chứ không nên phản ứng ngay là không có.
“Phản ứng ngay như vậy khiến chúng tôi thấy không thỏa mãn. Dư luận phản ánh như vậy là có căn cứ, mà họ nêu ra chỉ mang tính xây dựng. Theo tôi anh Lộc cứ về kiểm tra đi đã”, ông Nguyễn Đình Cung nói.
Trước đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Tiến Lộc một lần nữa vẫn khẳng định ngay là không có quy định ngầm. Ông Lộc nói Hải quan Hải Phòng cũng đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm tra, làm rõ thông tin dư luận phản ánh.
“Có thủ tục là có ‘đánh chén’”
Phát biểu tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, dư địa tăng trưởng quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay không phải tiền mà chính là thể chế nhưng chính cơ chế đang trói buộc.
“Quá nhiều thủ tục, thủ tục gắn với lợi ích, có thủ tục là có làm khó, là có đánh chén”, ông Thiên nói.
Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng, bây giờ công nghệ thông tin khác rồi, việc công khai cũng khác đi. Ông Thiên kiến nghị các cơ quan chức năng cần có cái nhìn tổng thể về hệ thống thể chế dựa trên nền tảng công nghệ, cơ chế nguyên tắc mới.
Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, hiện một số bộ ngành duy trì cơ chế xin cho, kéo thủ tục về phía mình, đẩy rủi ro xã hội.
“Nói là kiểm tra chặc chẽ nhưng không kiểm tra gì cả cuối cùng đẩy rủi ro cho xã hội”, ông Thiên chỉ rõ.
Để cải thiện vấn đề trên, Viện trưởng Kinh tế lưu ý 2 vấn đề: Một là phải sử dụng cách tiếp cận về quy chuẩn, tiêu chuẩn, phải để doanh nghiệp làm công khai chịu trách nhiệm, nhà nước giám sát; Hai là thông tin chuyên ngành phải kết nối với nhau.
“Đây đúng là câu chuyện cần đánh giá lại. Làm ăn không đàng hoàng thì khó công khai nhưng xã hội ngầm hiểu chuyện đấy đang rất phổ biến”, ông Thiên phân tích thêm.
Theo Dân Trí
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường giải thích việc dự báo thời tiết chưa chính xác
Nhận trách nhiệm về chuyện dự báo khí tượng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo tính chính xác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Elnino 90 năm mới quay lại và diễn ra liên tục suốt gần một năm 2016, kèm theo tính chất cực đoan của biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự báo.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp.
Tại buổi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 21/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, đặc biệt quan tâm tới công tác dự báo khí tượng thủy văn khi năm 2016 liên tiếp xảy ra hạn hán ở miền Trung, ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ở Tây Nguyên, rét đậm rét hại ở miền núi phía Bắc. Riêng đợt lũ vừa xảy ra ở 9 tỉnh miền Trung đã khiến hơn 100 người chết và mất tích.
"Điều đó cho thấy công tác dự báo, đặc biệt dự báo từ xa, dự báo từ sớm rất quan trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh liên quan đến biến đổi khí hậu như hiện nay. Cùng với các ngành khác, bộ khác, dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay như thế nào?"- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề.
Phản hồi Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận trách nhiệm về chuyện dự báo khí tượng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu để đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên, 90 năm mới quay lại một quy luật Elnino diễn ra liên tục suốt gần một năm 2016, kèm theo tính chất cực đoan của biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự báo.
Theo ông Hà, dù Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng hệ thống dự báo hiện nay còn vô cùng bất cập. "Chúng ta vừa thiếu về radar, vừa thiếu về công nghệ như các nước. Anh em cán bộ áp dụng các phần mềm hiện đại nhất trong dự báo nên hiện nay chất lượng cải thiện một phần. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục có kiến nghị tăng cường năng lực, mạng lưới thủy văn trong khu vực, bởi hiện nay mạng lưới của Việt Nam chỉ hơn Lào với Campuchia" - ông Hà nêu thực tế.
Tuy nhiên về đợt mưa lũ vừa xảy ra ở miền Trung, Bộ trường Trần Hồng Hà đánh giá: "Rất ngạc nhiên là dự báo rất chính xác. Nếu không có dự báo chính xác thì thiệt hại ở miền Trung còn lớn hơn nhiều, đặc biệt ở Bình Định".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nâng cao chất lượng cảnh báo để làm sao có thể đưa ra thông tin sớm, chính xác, cố gắng hạn chế được hậu quả xấu nhất xảy ra.
Sổ đỏ in ra nhiều nhưng có nằm trong tủ của cán bộ?
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề: "Sổ đỏ in ra nhiều nhưng cấp thế nào hay sổ đỏ nằm trong phường, trong tủ của cán bộ? Rồi chi phí không chính thức, gây phức tạp khó khăn của người dân khi được nhận sổ đỏ nữa đã giải quyết thế nào?".
Phúc đáp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận đang gặp không ít khó khăn ở địa phương, đặc biệt khi tiến hành dồn ô đổi thửa, điều chỉnh cấp lại giấy chứng nhận sử dụng đất, trong khi người dân rất cần sổ đỏ.
"Khi xuống địa phương chúng tôi phát hiện việc in bìa đỏ là sớm nhưng không cấp được, có nhiều nguyên nhân như người dân không có tiền nộp, người có sổ đỏ đi vắng không ở nhà, rồi vấn đề tranh chấp nên không nhận được sổ đỏ"- Bộ trưởng Hà lý giải.
Ông Hà khẳng định, trong năm 2017 sẽ tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng liên quan đến cấp sổ đỏ bởi đấy là vấn đề nảy sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thông suốt trên tinh thần phục vụ người dân. Các thủ tục hành hành chính sẽ phải được công khai minh bạch thông qua hệ thống thông tin dữ liệu đất đai quốc gia để dễ dàng giám sát.
90% các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải
Sau khi Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vùng biển 4 tỉnh miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 336 doanh nghiệp có nguồn thải lớn và đến nay đang trong quá trình hoàn thiện kết luận để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
"Nếu làm nghiêm theo quy định của luật hiện nay thì khoảng 90% các doanh nghiệp chưa đáp ứng được. Hiện nay khí thải, nước thải, chất thải rắn chưa kiểm soát được, các làng nghề, cụm công nghiệp đang thải trực tiếp ra môi trường"- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu thực tế.
Đối với Dự án Nhà máy giấy Lee&Man Hậu Giang, Bộ trưởng Hà khẳng định đã tiến hành thanh tra kịp thời và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên đây là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến đầu tư nước ngoài và cả trách nhiệm của cơ quan nhà nước từ Trung ương và địa phương với doanh nghiệp nên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Thế Kha
Theo Dantri
Xử lý các cá nhân vụ Formosa: Bộ trưởng đã hứa rồi thì làm sớm đi! Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn tất, công khai việc xử lý kỷ luật đối với những cá nhân liên quan đến việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung: "Bộ trưởng đã hứa với Quốc hội rồi, mà đã hứa không...