Truy bắt vợ chồng trốn truy nã của Interpol
Trốn ra nước ngoài để lẩn tránh quyết định truy nã trong nước, cặp vợ chồng Nguyễn Thị Minh Phượng và Huỳnh Lãnh, trú tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) những tưởng đã thoát thân. Nhưng chỉ vài tháng sau khi interpol có quyết định truy nã quốc tế, cặp vợ chồng này đã sa lưới.
Ôm tiền tỉ bỏ trốn
Ngày 5.4.2012, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam ra quyết định truy nã đối với Huỳnh Lãnh (50 tuổi) cùng vợ là Nguyễn Thị Minh Phượng (47 tuổi), cùng trú tại khối phố Phú Ân, P.An Phú, TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác với tổng số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52), Công an tỉnh Quảng Nam đã lập chuyên án nhằm truy xét, huy động lực lượng và sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để truy bắt cặp vợ chồng này.
Kẻ trốn truy nã – Nguyễn Thị Minh Phượng – Ảnh: Công an tỉnh Quảng Nam cung cấp
Theo tố cáo của một phụ nữ là nạn nhân trong màn lừa đảo do vợ chồng Phượng – Lãnh dựng nên, khoảng giữa năm 2008, Huỳnh Lãnh với nghề lái xe đã nhiều lần dẫn khách đến quán của người phụ nữ này ăn uống và thiết lập mối quan hệ làm ăn thân ruột. Khi thấy bà chủ quán tin tưởng, Lãnh khoe vợ mình Nguyễn Thị Minh Phượng đang buôn bán và làm ăn rất phát đạt, có nhà ở trị giá cả tỉ đồng. Tuy nhiên, do dồn vốn để kinh doanh bất động sản nên vợ chồng Lãnh đang cần tiền. Trước những “dẫn chứng” thuyết phục, bà chủ quán đã không ngần ngại cầm cố tài sản để vay 500 triệu đồng cho Lãnh mượn.
Sự việc chỉ vỡ lở khi vợ chồng Phượng – Lãnh không chịu trả tiền đúng hẹn. “Nhiều lần lui tới nhà để đòi nợ nhưng cặp vợ chồng này vẫn không chịu trả một đồng. Đến tháng 7.2008, khi tôi lấy được khoảng 250 triệu đồng tiền nợ thì hay tin vợ chồng Phượng – Lãnh bỏ trốn”, người phụ nữ này kể lại.
Video đang HOT
Nhiều “chủ nợ” bất đắc dĩ của vợ chồng Phượng – Lãnh sau đó lần lượt đến cơ quan điều tra trình báo.
Trung tá Lê Hữu Hoa, Phó trưởng Phòng PC52, cho biết: “Cuối năm 2011, chúng tôi nhận được tin báo vợ chồng Phượng – Lãnh đang lẩn trốn tại nước bạn Lào nên đã lập tức báo cáo cấp trên tiến hành điều tra, truy bắt”. Có đầu mối thông tin quý giá này, PC52 vừa mừng vừa lo. Mừng là vì vụ án “đứng bánh” lâu nay đã có manh mối nhưng lại lo vì hai vợ chồng này đã trốn ra nước ngoài, việc phối hợp bắt tội phạm không hề dễ dàng.
Sa lưới
Sau khi xác lập chuyên án và tổ chức xác minh cả hai vợ chồng đang ở nước ngoài, PC52, Công an tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đề nghị interpol ra quyết định truy nã quốc tế. Triển khai các mũi trinh sát qua nước Lào, các trinh sát viên xác định được vợ chồng Phượng – Lãnh đang trốn tại bản Sa Sân Bun, thị trấn Sê Nô, tỉnh Savannakhet dưới những cái tên mới. Chồng làm nghề sửa xe, còn vợ ở nhà buôn bán tạp hóa. Tiếp đó, nguồn tin của quần chúng là Việt kiều sinh sống tại Lào báo về cho biết, họ có liên lạc được với người vợ là Nguyễn Thị Minh Phượng tại tỉnh Savannakhet nhưng sau đó bà Phượng đổi số điện thoại.
Việc truy bắt đối tượng ở nước ngoài cần thông qua interpol và phải cẩn trọng bởi bắt người còn mang tính chất ngoại giao, hơn nữa là vấn đề chi phí. Sau nhiều cân nhắc, PC52 đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt câu nhử để bắt kẻ truy nã khi đối tượng xuất hiện tại Việt Nam.
Sắp đặt một “cái bẫy” hoàn hảo, ngày 6.6.2012, Huỳnh Lãnh vừa đặt chân tới cửa khẩu Lao Bảo đã bị lực lượng tầm nã bắt gọn. Đối tượng nguy hiểm chính trong chuyên án này là Phượng vẫn chưa sa lưới khiến các trinh sát trăn trở với nhiều phương án.
Thông qua gia đình và người thân của Phượng, trinh sát đã tác động để Phượng về Việt Nam đầu thú. Mặt khác, việc sử dụng nghiệp vụ và tung nhiều thông tin để gây áp lực cho Phượng tại Lào đã tỏ ra có hiệu quả. Các cú đánh tâm lý khiến 9 ngày sau khi chồng bị bắt, Nguyễn Thị Minh Phượng đã chủ động liên lạc xin ra đầu thú. Sau thời hạn được thu xếp công việc tại Lào không quá một tuần, ngày 19.6.2012, Phượng đã đến cửa khẩu Lao Bảo tự giác tra tay vào còng.
Theo Thanh Niên
Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP Hà Nội và Văn phòng Interpol: Bắt đối tượng có lệnh truy nã quốc tế, lẩn trốn ở Việt Nam
17h ngày 27/7, với sự phối hợp của Văn phòng Interpol, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công an và Công an TP Hà Nội, Đội 2, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an Hà Nội đã bắt giữ Petr Taborsky (44 tuổi, địa chỉ thường trú tại Cộng hòa Séc). Petr Taborsky đang bị truy nã theo quyết định khởi tố của Công an Cộng hòa Séc, Sở Công an thành phố Brno, Phòng Cảnh sát hình sự và điều tra Sở Công an thành phố Brno vì tội lừa đảo.
Petr Taborsky tại trụ sở Phòng PC52 Công an TP Hà Nội.
Lúc chúng tôi đến là khoảng 18h30 cùng ngày, Petr Taborsky vừa hoàn tất những lời khai ban đầu rồi sau đó được Thượng tá Đào Anh Tuấn, Đội trưởng; Thiếu tá Trần Nhật Tân, cán bộ Đội 2 đưa đi ăn cơm. Với sự giúp đỡ của một cán bộ Văn phòng Interpol thông thạo tiếng Anh, cuộc nói chuyện giữa Petr Taborsky với cán bộ Đội 2, Phòng PC52 Công an Hà Nội và chúng tôi diễn ra khá cởi mở. Công an Việt Nam rất tốt. Họ không tức giận, đối xử với tôi rất tốt. Rồi Petr Taborsky tâm sự về hoàn cảnh gia đình.
Khoảng 10 ngày trước, Thượng tá Tuấn nhận được chỉ đạo của Đại tá, Trưởng phòng Nguyễn Thanh Hùng về việc xác minh một đối tượng người nước ngoài, thường xuất hiện tại bờ hồ Hoàn Kiếm và các khu vực lân cận, nghi vấn là đối tượng có lệnh truy nã quốc tế. Qua xác minh tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng PC52 xác định Petr Taborsky đã nhập cảnh vào Việt Nam rất nhiều lần, lần gần đây nhất là ngày 9/6, visa có thời hạn đến ngày 30/8/2012.
Từ thông tin của Phòng PC52 Công an Hà Nội, Văn phòng Interpol phối hợp với sỹ quan liên lạc Cảnh sát Cộng hòa Séc tại Hà Nội đã tiến hành xác minh. Và kết quả không nằm ngoài dự đoán: Ngày 7/5/2012, Tòa án thành phố Brno, Cộng hòa Séc đã ban hành lệnh truy nã đối với Petr Taborsky về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011, bằng thủ đoạn gian dối, Petr Taborsky sử dụng các hợp đồng mua bán giả, gây lòng tin với nạn nhân để thực hiện 10 vụ lừa đảo tại Cộng hòa Séc, chiếm đoạt số tiền hơn 7.377.958 CZK (tiền của Cộng hòa Séc) của một số cá nhân và công ty tại Cộng hòa Séc. Vụ thứ nhất được thực hiện vào khoảng ngày 7/9/2006 đến 29/1/2007, Petr Taborsky sử dụng giấy ủy quyền giả và hợp đồng mua bán giả với tư cách làm đại điện cho ông Libor Juska, để mua bán bất động sản tại xã Ochoz u Brna...
Trên thực tế thì ông Libor Juska không hề biết về việc bán bất động sản cũng như đã không ký hợp đồng mua bán bất động sản có liên quan. Bằng thủ đoạn này, Petr Taborsky đã dụ dỗ và lấy được của ông Ls.Josep Novotny 1.200.000 CZK. Không dừng lại ở đó, với lý do là môi giới bán tám chiếc máy chơi điện tử với giá 800.000 CZK, Petr Taborsky còn lừa đảo của ông Ls.Josep Novotny chiếm đoạt toàn bộ khoản tiền trên... Và tổng thiệt hại của nạn nhân này cuối cùng lên tới 3.600.000 CZK. Đáng chú ý là có rất nhiều hợp đồng kinh tế, Petr Taborsky ký kết có liên quan đến việc làm ăn ở Việt Nam...
Như trường hợp lừa bà Alena Bobkova, người đã từng là đại diện pháp luật cho một công ty ở Cộng hòa Séc. Với hợp đồng thỏa thuận miệng giữa hai bên thì số tiền 50 nghìn EUR của Alena Bobkova sẽ dành riêng để thực hiện việc bán máy đo tiểu đường tại Việt Nam... nhưng sau đó đối tượng này đã chiếm đoạt số tiền trên. Hay như việc lừa đảo bằng thủ đoạn đặt vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam sang Cộng hòa Séc và ngược lại...
Sau khi dựng được chân dung đối tượng nghi vấn, Phòng PC52 đã báo cáo, Công an TP Hà Nội, tổ chức lực lượng vây bắt. Lúc 16h chiều 27/7, Petr dắt xe máy rời khỏi phòng trọ trên đường Hoàng Hoa Thám. Bám sát theo đối tượng, trinh sát Đội 2 thấy Petr rẽ vào một hồ câu cá ở khu vực huyện Thường Tín (Hà Nội). Các trinh sát dày dạn kinh nghiệm của Đội 2 bí mật áp sát Petr Taborsky, bắt giữ đúng lúc anh ta đang mơ màng câu cá.
Lúc đầu Petr còn ngơ ngác chưa hiểu, nhưng được phiên dịch viên giải thích, gương mặt Petr Taborsky biến sắc. Ngay sau đó, thủ tục khám xét theo quy định của pháp luật đã được Phòng PC52 tiến hành. Thật lạ là Petr Taborsky chấp hành rất nghiêm túc, anh ta chỉ có một yêu cầu là không khóa tay và đừng để có đông người chứng kiến sự việc này!
Theo CAND
Hà Tĩnh: Băng nhóm chuyên cướp taxi trong đêm sa lưới. Chỉ trong vòng chưa đây hai tuần, liên tục xãy ra các vụ cướp Taxi ở những tuyến đường liên huyện trên địa bàn Hà Tĩnh, khiến cánh tài xế xe Taxi trở nên khiếp đảm. Các đối tượng gây án thường lợi dụng đêm khuya nhờ tài xế chở về các vùng quê nhưng khi đến đoạn đường vắng thì dùng dao...