Truy bắt “thằng tý” gieo bệnh cho người
Loài vật đáng ghét của con người này mang rắc rối đến cuộc sống bận rộn, dù vụn vặn lắt nhắt nhưng cũng đủ khiến nhiều người kinh sợ.
Hung tin loài chuột cống hôi thối mang mầm bệnh cho con người ở TPHCM đã loang rộng ra khắp tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Chẳng ai có thể ngờ rằng con vật từng là mồi ngon của mèo mướp giờ lại mang một hiểm họa cho con người nguy hiểm đến vậy. Sự xuất hiện chuột cống nhiễm virus Hata gây suy thận cấp khi cắn người những ngày gần đây khiến nhiều người dân lo lắng, và nó càng sốt ruột hơn với người dân từng bị chuột cắn vào chân, tay.
Cách đây ít hôm có hai người một ở Hoàng Mai và một ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội bị chuột cắn sưng tấy tay phải nhập viện trong nỗi âu lo. Sự vụ trở nên cao trào khi người dân còn hoài nghi rằng chuột nào chẳng là chuột, vậy thì chuột cống và chuột nhà cắn có giống nhau không? Câu trả lời thật khó, bởi sự nguy hiểm hay không thì chưa rõ, song 2 người bị chuột cắn vào tay mới đây cũng đã bị sưng tấy và ngây ngấy sốt về chiều.
Những chú chuột lông lốc như lợn con
Trong khi người dân còn đang lo lắng về “mầm bệnh” do “thằng tý” gây ra, chúng tôi đã có cuộc khảo sát về làng chuyên trị thịt chuột ở xã Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội. Chợ làng chiều vẫn chủ yếu mẹt thịt chuột. Và hoạt cảnh mua bán vẫn nhộn nhịp lựa chọn từng chú chuột thui vàng óng, tròn trục như củ khoai lang. Chẳng biết từ khi nào, bao đời qua, Canh Nậu có “tục” ăn thịt chuột như món khoái khẩu trong ẩm thực của mình. Những buổi săn bắt chuột ngày đêm vẫn nóng ran hang, cống phố thị. Việc ăn thịt chuột và bị chuột cắn có thể chẳng liên quan với nhau, nhưng với Canh Nậu thì số người thưởng thức thịt chuột với người đi bắt chuột gần ngang nhau. Hầu hết nam, thanh nữ tú đều đi săn chuột, đào chuột say sưa như một nghề gia truyền của làng. Họ đi khắp nơi nội ngoại thành chứ không riêng gì ở cánh đồng Thạch Thất.
Sinh nghề tử nghiệp. Đó là câu nói dân gian của tiền nhân. Đi săn chuột, bắt chuột ắt có ngày bị chuột cắn, điều đó thật khó tránh khỏi. Chưa thấy người Canh Nậu phải đi viện vì bị chuột cắn, thế nhưng sự thật bệnh tật do chuột mang lại ở miền Nam cũng cần lấy làm cảnh giác và thận trọng với loài vật phá phách này đối với từng người tiếp xúc với chuột. Hung tin mới đây ở Hà Nội có 2 người bị chuột cắn phải nhập viện, cũng phần nào thức tỉnh để người săn chuột thận trọng với bản thân.
Còn phiên chợ chuột chiều ở Canh Nậu, nếu vắng mẹt chuột thì kém vui. Chỉ có điều, giờ đồng áng đã không còn nhiều nữa để chuột đồng tồn tại nữa, bởi vậy chuột đồng hay chuột cống đã chung một môi trường sống ô nhiễm của sự phát triển đô thị. Và đó là một hiểm họa do chính con người gieo vào cộng đồng loài chuột và chính chúng lại mang đến cho con người một mầm bệnh ủ từ môi trường xú uế “ngôi nhà” loài chuột ẩn nấp.
Những hình ảnh về “vương quốc” ẩm thực chuột:
“Chuột mang mầm bệnh cho người mới ở mãi trong kia, còn ngoài này thì chưa thấy”- chị bán chuột lạc quan
Chuột to thố lố, chuột nhỏ tý xíu đều là đặc sản ở chợ
Phiên chợ Canh Nậu không khi nào vắng mẹt chuột
Hàng rau củ thì vắng vẻ, thế nhưng mẹt chuột thì vẫn vây kín khách
Video đang HOT
Món khoái khẩu của người dân địa phương
Chuột gì cũng thành ẩm thực tất
Nhiều người chưa từng thưởng thức nhìn chuột lột này thì sợ hãi
Những tưởng lò mổ… heo ở đâu đó
Săn chuột đồng bên cống nước
Chưa thấy “nghệ danh” bắt chuột ở Canh Nậu phải đi viện do chuột cắn, thế nhưng cách tiếp cận này cũng khó tránh nếu như chuột mang mầm bệnh
Hai “thợ săn” đã tóm gọn được chú chuột trong tay
Khi con người cùng sở thích với “mưu” thì chuột nào cũng khó lòng có cơ hội chạy thoát
Theo 24h
"Dồi dào" thức ăn cho chuột
Sau khi phát hiện chuột cống mang vi rút gây suy gan, thận cho ngườitại TP.HCM, những "ông tí" đang là nỗi lo của người dân và cơ quan y tế.
Nguồn nuôi chuột từ đường phố đến gia đình
Theo tiến sĩ - bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, chuột sinh sôi, hoành hành là nguy cơ lớn không chỉ ở TP.HCM mà còn là nỗi lo của nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Thời gian qua, chuột vẫn tung hoành tại nhiều khu vực ở TP.HCM như khu dân cư dọc kênh Nhiêu Lộc khu vực phường 9, Q.3 khu dân cư ở phường 15, Q.Tân Bình: đường Phạm Văn Bạch, Tân Sơn Nhất, Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Phúc Chu,...
Thức ăn vương vãi và đổ đầy những nắp cống, trên đường là miếng mồi ngon cho chuột - Ảnh: Nguyên Mi
Hầu hết những khu vực chuột sinh sôi thành những bầy đàn đông đúc, hoạt động bạo dạn là những nơi vệ sinh môi trường không đảm bảo, nhiều rác thải. Như khu vực phường 15, Q.Tân Bình với nhiều mương thoát nước lộ thiên, là ngóc ngách của kênh Tân Trụ và kênh Hi Vọng. Dọc bờ các con kênh này trên đường Phạm Văn Bạch, Tân Sơn Nhất, Nguyễn Sĩ Sách, Nguyễn Phúc Chu... rác đổ thành đống với những thức ăn thừa vương vãi.
Bác sĩ Siêu cho biết thức ăn thừa là nguồn sống của chuột. Những nơi nào có nhiều thức ăn thì tất nhiên chuột sẽ kéo đến và phát sinh bầy đàn. Trong khi đó, TP.HCM đang có cả "kho thức ăn dồi dào" nuôi sống chuột.
Ở mỗi hộ gia đình, nguồn sống của chuột là thức ăn vương vãi, để thừa của người dân, chỗ ở của chuột là những hang, hốc, gầm tối, hoặc trong đám đồ đạc bừa bãi.
"Nhà" của các "ông tí" trong mỗi gia đình là những hang, hốc, gầm tối, hoặc trong đám đồ đạc bừa bãi - Ảnh: Nguyên Mi
Bác sĩ Siêu cũng cảnh báo, hiện nay, hầu hết miệng cống trên địa bàn TP.HCM đều không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đa số là miệng cống hở (đúng ra phải có lưới) nên chuột cống có thể từ dưới cống chạy vào nhà dân rất dễ dàng, thoải mái.
Thói quen và ý thức giữ vệ sinh kém của nhiều người (đổ trực tiếp đồ ăn thừa ngay miệng cống, ra đường, đặc biệt là các hàng quán, tiệm ăn, quán ăn) cũng là "cách" tạo kho thức ăn "nhử" chuột chui lên tung hoành.
Truy quét chuột
Lâu nay, các đơn vị y tế dự phòng, cơ quan môi trường vẫn tổ chức diệt chuột nhưng không thể làm rầm rộ và cũng không thể diệt hết chuột được.
Hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã triển khai cho các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện rà soát lại vệ sinh môi trường tại địa phương, những nơi công cộng, địa bàn dân cư để xử lý, tiêu diệt chuột. Ở những nơi công cộng, những chỗ nào xuất hiện nhiều chuột, các đơn vị y tế dự phòng địa phương sẽ xuống xử lý.
Theo bác sĩ Siêu, trong chương trình ba diệt (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột) thì chuột là khó diệt nhất. Biện pháp bẫy hay dùng hóa chất đều kém hiệu quả do chuột rất tinh ranh và có thể nhận biết để né tránh. Mặt khác, phương pháp dùng hóa chất nếu không cẩn thận sẽ gây nguy hiểm cho người, đặc biệt là trẻ em và những con vật nuôi khác.
Cơ quan y tế truy quét chuột - Ảnh: Nguyên Mi
Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là hạn chế sự sinh sôi, tồn tại của chuột bằng cách cắt nguồn thức ăn.
Người dân không nên để vương vãi thức ăn thừa, không đổ thức ăn thừa xuống cống, xử lý kỹ đối với thức ăn thừa khi bỏ vào thùng rác (cột chặt túi rác). Đồng thời, mỗi gia đình nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ không để các hang hốc, lỗ tối, gầm thấp, bịt các lỗ trống, nắp cống trong nhà để chuột không có nơi trú ẩn vệ sinh nhà cửa thật sạch để không còn phân chuột hay hơi nước tiểu chuột nhằm tránh lây truyền virus Hanta.
Các hộ gia đình có thể bẫy chuột hoặc dùng keo dán chuột. Cơ quan y tế không khuyến khích người dân dùng thuốc, hóa chất diệt chuột trong nhà.
Bác sĩ Siêu cho biết thêm, trên thị trường đang có loại men vi sinh diệt chuột. Tuy nhiên, hiệu quả, độ an toàn như thế nào vẫn chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm. Người dân cần thận trọng khi chọn lựa phương pháp diệt chuột này.
Tiến sĩ - bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết: Chuột có thể truyền bệnh nhiều loại như: uốn ván, dịch hạch (đã được đẩy lùi) và trên lý thuyết là có thể truyền bệnh dại mặc dù đến nay ở nước ta vẫn chưa ghi nhận ca nào bị dại do chuột cắn và vi rút Hanta.
Hầu hết chuột đều mang vi rút Hanta. Đây là loại vi rút có trong nước bọt và nước tiểu của chuột, ngay cả khi chết, xác chuột vẫn còn phóng thích vi rút này. Vi rút Hanta lây từ chuột sang người theo hai đường là hít phải dung khí của nước tiểu chuột hoặc bị chuột nhiễm vi rút cắn.
Tuy nhiên, đây là bệnh ít gặp và các nước trên thế giới cũng chưa ghi nhận gây thành dịch.
Trong 10 năm qua, VN mới ghi nhận 3 trường hợp bệnh nhân nhiễm vi rút Hanta do chuột truyền sang (tính cả ca mới nhất của bệnh nhân ở Q.3 vừa rồi).
Thời gian từ khi người bị nhiễm vi rút Hanta đến khi phát bệnh khoảng 9 - 35 ngày (đa số từ 9 - 24 ngày).
Bệnh nhân nhiễm vi rút Hanta phát bệnh có các triệu chứng: Sốt cao (từ 3 - 5 ngày, có khi sốt kéo dài 4 - 6 tuần), khó thở, đau cơ, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần), tiêu chảy, suy gan, suy thận cấp.
Bệnh có thể khỏi sau 7 - 10 ngày điều trị nhưng nguy hiểm là vì chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị và có thể tử vong trong trường hợp suy gan, suy thận cấp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bị nhiễm virus Hanta mà tùy vào cơ địa của từng người. Vi rút Hanta cũng không truyền bệnh từ người sang người.
Mặt khác, theo ghi nhận của các bác sĩ, hiện nay, nhiều người rất thờ ơ, thiếu cảnh giác khi bị chuột cắn. Hầu như không ai đến cơ sở y tế kiểm tra, chích ngừa.
Bác sĩ Siêu khuyên người dân trong trường hợp bị chuột cắn, có thể rửa vết thương bằng oxy già ngay tại nhà, sau đó, nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra, rửa, băng bó vết thương hoặc may lại trong trường hợp vết thương lớn, đặc biệt là tiêm ngừa vắc xin uốn ván.
Theo TNO
Chuột "đại náo" nhà dân Khi màn đêm buông xuống cũng chính là lúc lũ chuột "ra quân, túa vào nhà dân sống dọc ven kênh thối giữa Sài Gòn. Chúng cắn đồ đạc, cắn người, có đêm chúng cắn chết cả trăm con chim chưa kịp "phóng sinh... Người dân ở đây mệt mỏi, khiếp đến mức gọi chuột là "bác tý và hằng ngày "n cho...