Truy bắt nhóm sát thủ cắt cổ người giữa ban ngày
Nhóm sát thủ được người dân nhận định là có 3 người; trong đó 2 kẻ xông vào nhà cắt cổ người giữa ban ngày, còn 1 người nổ máy xe chờ sẵn bên ngoài để tẩu thoát.
Thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bình Phước, cho hay, đang phối hợp cùng công an TX Đồng Xoài để điều tra, truy xét vụ trọng án xảy ra sáng 11/4 tại ngôi nhà ở khu phố Phí Cường, phường Tân Phú, TX Đồng Xoài. Nạn nhân bị sát hại được xác định là ông Nguyễn Ngọc Dinh (SN 1967, ngụ ở địa phương).
Theo thông tin ban đầu, khoảng 7h50 sáng 11/4 có 1 người người phụ nữ là hàng xóm với ông Dinh chứng kiến có 2 thanh niên từ trong nhà ông Dinh trèo ra bên ngoài theo hướng hàng rào. Sau đó 2 người thanh niên này lên xe gắn máy do 1 thanh niên khác nổ máy chờ sẵn bên ngoài rồi tẩu thoát. Người hàng xóm cũng không nhớ BKS của 3 đối tượng nói trên.
Khi nhóm đối tượng vừa phóng mất dạng, người phụ nữ trên nghe tiếng kêu cứu phát ra từ nhà ông Dinh, nên đã cùng 1 số người dân qua kiểm tra. Khi phá cửa ngôi nhà ông Dinh, những người có mặt tại hiện trường hốt hoảng khi chứng kiến cảnh tượng ông Dinh nằm trong vũng máu, đã tử vong.
Nhận được tin báo, các phòng nghiệp vụ của công an tỉnh Bình Phước và công an TX Đồng Xoài đã có mặt để tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bước đầu công an ghi nhận, ông Dinh tử vong trong tư thế nằm nghiêng, có vết cắt ở khu vực cổ.
Bước đầu công an có lấy lời khai của 1 số nhân chứng, người thân, đồng thời truy tìm những mối quan hệ của ông Dinh. Được biết, quá trình điều tra cơ quan công an xác định ông Dinh có nợ tiền của một số người.
Hiện công an tỉnh Bình Phước đang khoanh vùng và truy xét hung thủ gây án.
Video đang HOT
Theo Duy Kiên
An ninh thủ đô
Triết lý tình yêu của người đi "hỏi vợ cho chồng"
Người ta thường nói, con cái là sợi dây liên kết tình cảm vợ chồng và không có nó hôn nhân rất dễ rạn nứt. Thế nhưng đã hơn 60 năm trôi qua, ông Nguyễn Ngọc Đinh (1925) và bà Phạm Thị Quảng (1926) ở ngôi nhà số 14 phố Đào Duy Từ (T.P Hà Nội) vẫn sống hạnh phúc bên nhau dù không có sợi dây tình cảm thiêng liêng kia.
Điều đặc biệt, bà còn tự nguyện lấy vợ hai cho ông vì nghĩ rằng mình không thể sinh con và xây dựng một gia đình "nhà Táo" hạnh phúc mấy chục năm khiến bao người phải trầm trồ thán phục.
Coi bà hai như chị em
Ông Đinh và bà Quảng đều là gốc Hà Nội. Họ gặp nhau năm 1947 khi lên đường thực hiện nhiệm vụ thiêng thiêng với Tổ quốc, đó là kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua khoảng thời gian tìm hiểu nhau trong lúc cùng đơn vị, hai người cũng tính đến chuyện kết hôn. Hồi đó, hai ông bà cưới nhau trong lúc đang chiến tranh nên tổ chức rất giản dị, chỉ là một buổi lễ nhỏ, có chào cờ. Tuy nhiên, do vẫn phải thực hiện những nhiệm vụ, đôi vợ chồng trẻ đành xa nhau với lời hứa hẹn "khi nào kháng chiến kết thúc, hòa bình lặp lại sẽ cùng vể ở cùng với nhau".
Và ngày đó cũng đã đến, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại hai người an toàn trở về. Những tưởng giọt nước mắt ngày đoàn tụ là khởi đầu thuận lợi cho chuỗi ngày hạnh phúc nhưng bất hạnh thay, hạt mầm mà họ ra sức vun trồng đã qua mấy mùa xuân cũng không có dấu hiệu nảy nở.
Mơ ước có con của bà Quảng mỗi ngày lại thêm vô vọng. Chính những lúc đó, bà trầm ngâm suy nghĩ, có thể do lỗi ở mình không thể sinh con. Nhiều đêm, bà thức trắng trăn trở, và cuối cùng đi đến một quyết định đau lòng: cưới vợ hai cho chồng. Bản thân ông Đinh cũng quá đỗi bất ngờ trước ý kiến của vợ đưa ra, nhưng hôm đó, nước mắt người phụ nữ giàu đức hi sinh đã khiến ông không thể không nghe theo. Sau khi mang trầu cau hỏi bà Phương cho chồng, bà Quảng còn sắp xếp một phòng riêng trong ngôi nhà công vụ mà vợ chồng đang sống để ông tiện "qua lại" với bà hai.
Bà Quảng ngồi tâm sự với PV
Tưởng rằng kiếp chung chồng sẽ khiến hai người phụ nữ luôn phải sống trong cảnh ghen tuông, hờn giận, nhưng điều làm nhiều người bất ngờ là họ lại sống rất hòa thuận. Bà Quảng và bà Phương sống cùng một ngôi nhà, mặc dù mỗi người một phòng nhưng mọi sinh hoạt ăn uống đều chung cả.
"Thời gian đầu, bề ngoài thì tôi tỏ ra vui vẻ nhưng trong lòng vẫn có những suy nghĩ buồn bã, ghen tuông. Tuy nhiên từ sâu thẳm, tôi vẫn mong muốn chồng có một đứa con cho vui cửa vui nhà. Lúc đó, tôi tưởng mình vô sinh nên tự nghĩ rằng mình không thể ích kỷ bắt chồng phải chịu cảnh không có lấy một người con nối dõi được. Sau thời gian lạ lẫm ban đầu, chúng tôi sống với nhau như một gia đình thực sự. Bà hai cũng rất tốt và tính tình cũng hiền lành sống hòa nhã với mọi người.
Bà ấy là công chức Nhà nước, làm về công trình và cũng thương ông Đinh không kém gì tôi. Hàng ngày, chúng tôi vẫn ăn cơm chung với nhau, có khi tối đến ba người cùng ngối xem ti vi, nói chuyện rất vui vẻ. Chỉ khi đi ngủ bà ấy mới về phòng riêng. Trong sinh hoạt vợ chồng, chúng tôi cũng rất đơn giản, một tuần ông ở với tôi, một tuần sang ngủ cùng bà hai. Mọi người chắc cảm thấy rất nực cười khi hai người đàn bà sống với một người đàn ông mà lúc nào cũng quấn quýt bên nhau như chị em gái. Tuy nhiên, có ở vào hoàn cảnh này mới biết, để sống hòa thuận cũng không có gì khó khăn khi chúng tôi đều hướng tới người đàn ông mà mình dành hết cả tình yêu thương", bà Quảng hồi tưởng.
Tưởng khi lấy vợ hai về cho chồng thì gia đình sẽ có tin vui, cuộc sống của gia đình sẽ rộn ràng hơn, nhưng hy vọng của bà Quảng lại một lần nữa bị dập tắt. Khi hai người phụ nữ không thể mang thai, họ mới nghĩ trộm tới nguyên nhân là do ông Đinh. Tuy nhiên, khi biết rõ ngọn ngành sự thực đó, cả bà Quảng và người vợ hai của ông Đinh đều không rời bỏ cuộc sống éo le này. Họ đã sống bên nhau sống hòa thuận thân thiết như chị em một khoảng thời gian dài là 22 năm cho tới khi bà Phương qua đời cách đây 20 năm. Sau khi bà hai qua đời, bà Quảng và ông Đinh lại tiếp tục cuộc sống đơn độc của hai người già. Tình yêu gắn bó, bền chặt đã giúp họ vượt qua nỗi buồn về đường con cái.
Tuổi già nương tựa vào nhau
Hàng ngày, để cho cuộc sống thêm thú vị, tươi vui quên đi sự cô quạnh khi không có con cháu sum vầy, bà Quảng vẫn hay làm những bài thơ ngắn để cùng người chồng già thưởng thức, bình luận. Bà nhớ lại thời còn trẻ bà thường viết những câu thơ để thể hiện tình cảm của mình với ông như: "Ngồi sau xe anh rất yên tâm/anh đi chẳng vội cũng chẳng nhầm/ đường phố nào đâu em cần biết/bản đồ đã sẵn ở tim anh". Trong mỗi bài thơ của bà là điều thể hiện một tình cảm, một con người sống vô tư và không kém phần thoải mái.
Khi tham gia chiến tranh, bà Quảng từng bị địch bắn vào chân nên giờ đi lại rất khó khăn, ông Đinh cũng vậy, tuy tuổi đã già nhưng tâm hồn của chúng tôi thì không hề già. Bà vẫn thường xuyên động viên ông "chúng ta còn sống ngày nào thì hãy tận hưởng niềm của cuộc sống ngày ấy". Mỗi lúc cụ bà ngâm thơ thì cụ ông cũng ngồi gần, vừa ghi chép vừa gật gù theo nhịp bằng trắc, theo giọng thơ lúc trầm lúc bổng bởi phần lớn những sáng tác của bà đều dành tặng cho ông - người duy nhất luôn bên bà gần hết cuộc đời.
Những lúc rãnh bà Quảng sáng tác thơ ông Đinh đều chép lại
Sống với nhau đến cái tuổi xưa nay hiếm, bà Quảng cũng hiểu rõ tính cách, sở thích của ông chồng. Đã mấy chục năm trôi qua, cuộc sống đầm ấm trong căn nhà nhỏ số 14 phố Đào Duy Từ ấy đã trở nên quen thuộc trong mắt những người dân sống ở khu vực này và những người thường xuyên ghé qua quán nước chè của bà Quảng. Mọi người đều ngưỡng mộ mối tình đẹp bền chặt của ông bà, dù không có con cái, dù đã xuất hiện "người thứ ba" nhưng tình cảm giữa hai người chưa bao giờ sứt mẻ. "Bà Quảng sống phúc hậu và có tình cảm lắm. Bao năm qua, sống không con cái, hai ông bà tự lo lắng cho nhau và cũng cẩn thận tích cóp để chuẩn bị cho tương lai. Sống với nhau mấy chục năm mà không có con cháu như hai ông bà thì trên đời này hiếm lắm", chị Nụ (một người hàng xóm) cho biết.
Nói về chuyện con cái, bà Quảng bảo: "Ngày xưa còn trẻ thì quan trọng chuyện con cái chứ bây giờ sống vui, sống khỏe là được rồi. Giờ tôi chỉ cần niềm vui và tình người thôi. Mỗi khi tôi cần đổ bã chè, các chị ngồi bán hàng bên ngoài lại bảo: "Bà để cháu giúp cho", thế là trong lòng mình vui rồi".
Qua câu chuyện tình yêu của cặp vợ chồng sống bên nhau 60 năm không có con cái mới thấy, những khó khăn, vất vả sẽ giúp người ta sống trân trọng nhau hơn; đúng như những câu thơ mà bà Quảng đã chiêm nghiệm: "Hương thơm cỏ khắp quanh nhà/Em ơi ngồi xuống uống trà cùng anh/Khi xưa còn trẻ đã đành/Ngày nay sức yếu càng dành tình thương/Nhớ ngày phát rẫy làm nương/Bao nhiêu vất vả anh nhường cho em/Ngồi buồn nghĩ lại mà xem/Làm ăn khó nhọc tình thêm mặn nồng/Khi leo núi lúc ra sông/Sang đò lội suối mà lòng vẫn vui".
Cốt cách của người con gái Hà Thành xưa thể hiện rõ trong câu nói, cử chỉ của bà. Lời nói nhẹ nhàng, ý nhị. Căn nhà luôn gọn gàng, ngăn nắp, bàn ghế tuy đã cũ nhưng luôn được lau chùi sạch sẽ. Chỉ trò chuyện với bà không lâu, chúng tôi cảm nhận rõ sự lạc quan và đôn hậu, sự quan tâm hết mực của bà với người chồng mà đã luôn bên mình mấy chục năm nay.
Lẽ ra, bà Quảng đã không phải chung chồng Th.S tâm lý Bùi Hồng Quân Đồng - Giảng viên cao cấp tại Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt (TP. Hồ Chí Minh): "Câu chuyện về gia đình ông Đinh bà Quảng đã diễn ra từ rất lâu rồi, trong cuộc sống hiện nay rất hiếm gặp những trường hợp như vậy. Có lẽ trước đây, bà Quảng suy nghĩ quá vội vàng rằng mình không sinh được con lỗi là do bản thân và quyết định lấy vợ hai cho chồng. Lẽ ra, hai vợ chồng phải cùng nhau đi khám xem nguyên do vì sao không sinh được con, chứ không phải giải quyết bằng cách người vợ đổ lỗi là do mình rồi vì quá thương yêu chồng mới quyết định đi hỏi vợ lẽ để sinh con cho chồng. Khi nghe câu chuyện hai bà vợ sống chung một chồng rồi thân nhau như hai chị em, có thể nhiều người cảm phục tấm lòng cao cả của bà Quảng, nhưng trên thực thì họ đã vi phạm luật hôn nhân gia đình".
Theo Phú Hồ (Gia đình & Xã hội)
Vụ vỡ nợ trên 70 tỉ đồng ở Bình Phước: Hàng chục nạn nhân vô vọng Ngày 20.2, ông Nguyễn Văn Trăm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (BP) - đã họp với Ban chỉ đạo thi hành án (THA) dân sự, nhằm tìm giải pháp THA vụ vợ chồng Phan Tấn Sơn - Huỳnh Thị Lý (hộ khẩu tại 1127 Phú Riềng Đỏ, P.Tân Bình, TX.Đồng Xoài)... ... Vợ chồng Sơn - Lý huy động hàng chục...