Truy bắt kẻ đào trộm mồ mả… làm tỷ phú
Không lâu sau, những chú chó săn cừ nhất của buôn làng đánh hơi được người lạ đã sủa vang cả núi rừng, lao vào tấn công kẻ trộm. Lần đầu tiên trong xã, 3 đối tượng đào trộm mồ mả đã bị dân làng bắt gọn.
Đối với các dân tộc bản địa đang cư trú ở Tây Nguyên, nhà mồ là nơi hội tụ của sự linh thiêng, huyền bí và không thể tách rời với đời sống tín ngưỡng đa thần. Người chết không mất đi mà biến thành “con ma”, về thế giới bên kia, con ma này lại tiếp tục lao động sản xuất, đón nhận cuộc sống mới giống như ở trần gian với cộng đồng thổ dân và tình cảm nguyên thủy.
Chính vì vậy, khi chôn người chết, một số dân tộc bản địa của Tây Nguyên thường lấp đất rất nông (cạn), chỉ lấp khoảng 40 – 50cm đất lên quan tài và gần như chôn nổi lên mặt đất.
Trồng bắp cho người chết tại một khu nhà mồ ở xã An Thành, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai
Người ta cắm một ống nứa từ miệng người chết thông lên mặt đất với quan niệm người chết vẫn có thể ăn uống bình thường. Mỗi ngày hai lần, dù nắng hay mưa, gia đình có người chết phải đem cơm, canh, nước uống lên cho “con ma” giống như chăm sóc người bị ốm đau đang nằm một nơi. Họ làm như vậy ít nhất trong vòng hai năm, khi nào có tiền làm lễ bỏ mả thì không phải đem đồ ăn cho “ma” nữa. Sau lễ bỏ mả, “con ma” hoàn toàn phải sống tự lập.
Biết được phong tục chôn nhiều đồ quý cho người chết, trong đó có cả những báu vật mà rất hiếm ai được nhìn thấy như đồng đen, quan tài bằng gỗ sưa, hay đó là đồ trang sức bằng vàng, bạc, những ghè rượu cổ, nồi đồng… nên nhiều đối tượng từ những vùng miền, hay ngay chính người đang cư trú ở địa phương đã tìm cách đào trộm mồ mả, bật tung quan tài, tàn nhẫn đến nỗi làm hài cốt của người chết vương vãi khắp nơi.
Trước nạn đào tung nhà mồ để trộm đồ của người chết về làm giàu của những kẻ bất lương, rất nhiều buôn làng đã phải cắt cử người dựng lều thay nhau canh gác những ngôi mộ vừa chôn.
Người dân tập trung phản ánh tình trạng đào trộm nhà mồ để trộm tài sản người chết
Già làng Đinh H’Mưng, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho biết, vấn nạn đào mồ mả để trộm cắp tài sản không phải bây giờ mới xuất hiện. Tệ nạn này đã manh nha từ sau những năm 90 của thế kỷ trước nhưng nó thật sự bùng phát thành “dịch” từ sau năm 2000. Từ đó đến nay, khắp các buôn làng ở các tỉnh Tây Nguyên, đâu đâu cũng nghe người dân bàn tán hôm nay làng này bị đào trộm mấy ngôi mộ cổ, hôm trước làng kia bị đào tới mười mấy mộ trong đêm, xương người chết bị hất tung lên mặt đất, của cải quý hiếm trong mộ đều bị lấy trộm.
Video đang HOT
Hàng trăm ngôi mộ bị đào bới tung tóe nhưng từ trước tới nay cả xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai mới chỉ duy nhất bắt được một nhóm 3 đối tượng đào phá mộ mả trộm cắp tài sản.
Đó là vào khoảng giữa năm 2011, một người dân đi làm rẫy phát hiện 2 chiếc xe gắn máy để gần khu vực nhà mồ, nghi ngờ đây là xe của bọn đào trộm nhà mồ nên đã chạy về báo cho buôn làng biết. Khoảng 30 thanh niên trai tráng dưới sự chỉ đạo của già làng, trưởng làng, tiến hành bao vây toàn khu nhà mồ rộng lớn.
Phát hiện có người, 2 đối tượng canh gác ở ngoài liền báo hiệu cho kẻ đang đào mộ rồi cùng nhau bỏ chạy ra xe nhằm trốn thoát. Khi bị truy đuổi, 3 đối tượng này hung hãn đánh trả rồi chạy vào rẫy mía trộng hàng trăm hecta khiến dân làng tưởng chừng bất lực.
Cổ vật và tài sản có giá trị trôn dưới mồ đã khiến nhiều người nổi lòng tham
Sau ít phút cùng nhau hội ý, tìm cách bắt trộm, cả làng đã thống nhất huy động toàn bộ số chó săn (khoảng 15 con) đi tìm kiếm dấu tích của bọn trộm ẩn náu. Không lâu sau, những chú chó săn cừ nhất của buôn làng đánh hơi được người lạ đã sủa vang cả núi rừng, lao vào tấn công kẻ trộm. Lần đầu tiên trong xã, 3 đối tượng đào trộm mồ mả đã bị dân làng bắt gọn.
Điều đặc biệt, trước sự căm phẫn tột cùng vì hàng trăm ngôi mộ bị đào bới tung tóe, trộm hết đồ vật nhưng khi bắt được trộm, dân làng không ai “xuống cẳng tay, hạ cẳng chân” mà chỉ trói những đối tượng này đem lên bàn giao cho UBND xã để đưa lên công an huyện xử lý.
Dân làng yêu cầu kẻ trộm phải nộp một con trâu, một con heo và một con gà để buôn làng làm lễ cúng ma, lấp lại nhà mồ mà chúng đã đào theo phong tục của cư dân địa phương.
Một nhà mồ vừa bị đào trộm
Trao đổi với PV, Trung tá Trần Thành Thưởng, phó Trưởng công an huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết, nạn đào trộm nhà mồ đã xuất hiện từ rất lâu nhưng rất khó bắt được các đối tượng này bởi địa bàn rừng núi quá rộng, chỉ nghe tiếng động kẻ trộm chạy ngay vào nương rẫy rồi lẩn lên rừng là mất dấu tích.
Theo Trung tá Thưởng, huyện cũng đã khởi tố, bắt giam một số đối tượng có hành vi xâm phạm mồ mả người chết, đồng thời rà soát những đối tượng có liên quan đến việc đào trộm mồ mả nhưng chưa đến mức khởi tố hình sự để cảnh báo cho người dân theo dõi.
Ngày nay, hàng nghìn nhà mồ ở các tỉnh Tây Nguyên bị đào bới tanh bành, nhiều giá trị văn hóa, lịch sử mà những nhà mồ để bị mai một chỉ vì lòng tham của những kẻ bất lương muốn làm giàu từ việc làm phi pháp, vô nhân đạo và trái với đạo đức xã hội.
Theo 24h
Gặp 2 SV thức trắng đêm phục bắt trộm
Chỉ trong khoảng 1 tuần, nhiều sinh viên trong khu nhà trọ ở đường Lữ Gia, TP Quy Nhơn bị mất máy tính, điện thoại, xe đạp, tiền... Không để kẻ trộm lộng hành, 2 sinh viên ĐH Quy Nhơn quyết tâm mai phục tóm bằng được trộm giao cho công an xử lý.
Đó là 2 bạn Nguyễn Duy Nam Anh, SV năm cuối lớp Sư phạm Tin K32, khoa Công nghệ thông tin và Trần Bá Đức, SV năm 3, lớp Giáo dục quốc phòng, Khoa Giáo dục thể chất (cả 2 bạn đều đang là sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn).
Có mặt tại buổi lễ, biểu dương những SV có kết quả cao trong học tập, SV có thành tích đặc biệt, mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các cán bộ, giảng viên, cùng đông đảo SV Trường ĐH Quy Nhơn đã dành những tràng pháo tay tán thưởng cho 2 bạn Anh và Đức vì đã dũng cảm đuổi bắt kẻ trộm. Vụ việc xảy ra trước đó, vào ngày 4/9/2012, tại khu nhà trọ (ở số nhà 40, đường Lữ Gia, TP Quy Nhơn).
Bạn Nguyễn Duy Nam Anh phát biểu tại lễ biểu dương sinh viên xuất sắc ĐH Quy Nhơn.
Chuyện người dân, SV, học sinh dũng cảm đuổi bắt trộm, bắt cướp không còn quá xa lạ nhưng thức trắng đêm mai phục bắt kẻ gian lại hiếm.
Trước đó, tại một số khu nhà trọ trong khu vực liên tục bị mất trộm máy tính, điện thoại, xe đạp... Bọn trộm thường nhắm vào các khu nhà trọ của SV, nhất là những khu nhà trọ không có chủ trọ sống ở đó lại càng dễ thực hiện. Lợi dụng sơ hở của SV ở trọ, nhiều lần, bọn trộm đã thực hiện trót lọt nhiều vụ.
Đêm 4/9, các đối tượng này đột nhập vào khu nhà trọ nói trên để lấy trộm xe đạp của SV. Khi bọn trộm đang chuẩn bị lấy trộm 2 chiếc xe đạp thì bị phát hiện, mọi người tri hô để bắt nên chúng tháo chạy được.
"Lúc đó khoảng 2 giờ sáng, em mới đi ngủ thì nghe tiếng động lạ ở khu nhà để xe, em mở cửa ra xem thì phát hiện một nhóm khoảng 3 - 4 đổi tượng đang lấy trộm xe đạp và xe máy của các bạn SV trong dãy nhà trọ. Em truy hô để mọi người cùng bắt kẻ gian nhưng do các bạn ngủ say còn tên bọn chúng giật mình bỏ chạy. Xác định bọn chúng sẽ quay lại do gần đây nhà trọ bị mất khá nhiều như laptop, xe máy, xe đạp... mà nạn nhân chính là các bạn SV nên em và bạn Đức cùng phòng quyết định thức mai phục để bắt kẻ trộm" - bạn Anh kể lại.
2 SV Anh và Đức nhận giấy khen vì dũng cảm bắt trộm.
Sau hơn 2 giờ kiên nhẫn chờ đợi, đến khoảng 4 giờ sáng, các đối tượng này quay lại trộm xe đạp. Do đã chuẩn bị, mai phục sẵn nên khi các đối tượng này vừa đột nhập nhà trọ, Anh và Đức xông ra bắt trộm. Tuy nhiên, bọn chúng vẫn vùng tháo chạy thục mạng ra đường hòng tẩu thoát. Với quyết tâm phải bắt bằng được tên trộm để lấy lại đồ đã bị bọn chúng lấy trộm nên cả Anh và Đức đuổi theo đến cùng. Sau một quãng đường dài rượt đuổi, cuối cùng 2 tên trộm đã bị khống chế, sau đó 2 bạn áp giải về trụ sở Công an phường Ngô Mây để xử lý.
"Tụi em là những SV tỉnh khác về Quy Nhơn ở trọ học, cuộc sống xa nhà nên tài sản quý nhất là chiếc xe đạp làm phương tiện đi lại học tập, điện thoại để liên lạc với gia đình. Đó là chưa kể một số bạn mất tài sản giá trị hơn như máy tính, xe máy nên tụi em rất bức xúc. Do thời gian trước đó, ở nhà trọ liên tục bị mất trộm, có bạn mất máy tính laptop, bạn mất điện thoại, bạn mất xe đạp. Lúc đó, tụi em nghĩ nếu bắt được bọn chúng có thể tìm lại được đồ bị mất cho những bạn bị mất".
Truy đuổi tên nhưng trong tay không có bất cứ một vật phòng thân nhưng khi được hỏi "Lúc đó, 2 bạn có sợ không?", cả 2 bạn đều nói: "Nếu ai cũng sợ, ai cũng khoanh tay đứng nhìn thì còn nhiều những trường hợp SV sẽ bị mất trộm rồi phải luôn sống trong lo lắng. Trong khi, kẻ gian thì vẫn cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật".
Việc làm của 2 SV Nguyễn Duy Nam Anh và Trần Bá Đức đã giúp cho lực lượng công an phường Ngô Mây triệt phá một đường dây lớn chuyên trộm cắp tài sản của SV và người dân trên địa bàn. Để ghi nhận tinh thần dũng cảm bắt cướp, công an phường Ngô Mây đã quyết định khen thưởng cho 2 SV này.
Ngoài ra, tại buổi lễ biểu dương SV có thành tích xuất sắc trong học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo Trường ĐH Quy Nhơn trao tặng giấy khen và quà cho 2 chàng SV dũng cảm.
Doãn Công
Theo dân trí
Quen tay 1. Trong xóm thường xuyên mất trộm trái cây, gà vịt, đồ nhôm như nồi niêu, xoong chảo...và rồi cuối cùng cũng phát hiện kẻ trộm không ai khác là thằng bé xóm trên tuổi mới lên 10. Mọi người thấy vậy mới báo cho cha mẹ thằng bé biết để răn đe giáo dục con cái. Cha thằng bé nghe vậy mới...