Truy bắt băng cướp giết người máu lạnh
Chỉ trong một giờ, ở tỉnh Bình Định liên tiếp xảy ra 4 vụ cướp của, giết người gây chấn động dư luận khiến người dân hoang mang, lo sợ.
Băng cướp trên quốc lộ
Rạng sáng ngày 25/10/2012, người dân phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định giật mình thức giấc bởi một tiếng thét thất thanh. Khi mọi người chạy ra đến nơi thì thấy anh Trương Thường (40 tuổi) đang nằm quằn quại đau đớn trong vũng máu, trên ngực trái có vết đâm khá sâu. Được cấp cứu kịp thời nên nạn nhân may mắn thoát chết.
Theo anh Thường, rạng sáng cùng ngày khi đang trên đường đi chợ thì bỗng dưng anh bị một nhóm thanh niên đi xe máy chặn lại. Chưa kịp định thần, anh bị bọn cướp lục túi lấy 80.000 đồng cùng chiếc điện thoại. Trước khi đi, một tên trong nhóm rút dao đâm anh một nhát rồi tất cả lên xe tẩu thoát.
Tướng cướp Thịnh bị công an bắt giữ.
Trong khi cơ quan cảnh sát điều tra vẫn đang lần tìm manh mối để phá vụ án trên thì lại bất ngờ nhận được tin báo: Rạng sáng ngày 28/10, trên tuyến đường 19 thuộc địa phận huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định xảy ra liên tiếp 4 vụ cướp.
Tất cả nạn nhân đều bị băng cướp tấn công bằng bình xịt hơi cay rồi lục soát cướp tài sản, ai dám kháng cự sẽ bị bọn chúng xuống tay hạ sát bằng những nhát dao chí mạng. Cụ thể vào khoảng 4h20 sáng 28/10, chị Kiều Thị Sương (41 tuổi) và chị Bùi Thị Nữ (34 tuổi), cùng ở xã Phú Phong, huyện Tây Sơn đang di chuyển song song trên quốc lộ 1A hướng về huyện Vĩnh Thạnh để kịp mở hàng cho phiên chợ sáng.
Qua hết cầu Phú Phong, chị Sương và Nữ bỗng thấy 2 chiếc xe máy chở 6 nam thanh niên rú ga ầm ĩ chạy ngược chiều với mình. Ngay sau đó chị Nữ thấy một ánh đèn pha xe máy rọi thẳng từ phía sau lên nên đã chủ động chạy trước cách chị Sương một đoạn để nhường đường cho xe rọi đèn vượt lên.
Bất ngờ, khi chiếc xe xin đường vượt lên ngang bằng với xe của chị Sương, bỗng nhiên đèn pha vụt tắt. Tên cầm lái đột ngột rú ga ép xe chị Sương vào phía bên trong đường. Chưa kịp định thần chuyện gì đang xảy ra, chị Sương thấy cay xè mắt mũi bởi một dung dịch hóa lỏng nào đó tạt vào mặt, phản xạ tự nhiên, người phụ nữ 41 tuổi đưa tay lên dụi mắt thì một nhát dao bổ thẳng xuống người làm rách 3 lớp áo khoác cùng với tiếng hét: “Đưa tiền đây không tao giết”.
Quá hoảng sợ, chị Sương liền đưa túi xách cho băng cướp, nằm im không dám kháng cự. Sau đó, nhóm đối tượng này cướp túi xách và lục soát khắp người chị Sương lấy thêm 1 ĐTDĐ. Trước khi bỏ đi, chúng lại tiếp tục xịt hơi cay vào mắt nạn nhân và tiếp tục đe dọa: “Kêu một tiếng là tao cứa cổ mày chết”. Về phía chị Nữ, sau khi tăng tốc vượt lên trước bạn mình, chị cũng bị một chiếc xe máy phóng lên áp sát và chặn xe chị lại, dùng dao cắt đứt túi xách, lấy điện thoại và bỏ đi với lời đe dọa: “Tao sẽ giết nếu mày kêu lên”. Khi băng cướp bỏ đi, chị Nữ quay lại thì thấy chị Sương nằm nép bên đường 2 mắt không mở được vì bị xịt hơi cay và bị chém… Sau đó, chị Nữ đã dìu chị Sương vào nhà một người dân ở thôn ở gần đó nhờ giúp đỡ, gọi điện thoại cho gia đình và báo cơ quan công an.
Giết người máu lạnh
Trước lúc chặn đường cướp tài sản của chị Sương và Nữ, băng cướp này còn gây ra vụ việc tương tự vào lúc 4h sáng cũng trên tuyến đường này. Nạn nhân là anh Thân Trọng Hùng (44 tuổi), ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn.
Theo đó, khi anh Hùng vừa đi đến địa phận xã Tây Giang thì cũng bị một nhóm đối tượng chặn lại cướp tiền. Trước khi bỏ đi băng cướp đã dùng dao chém liên tiếp vào tay anh Hùng, tuy bị thương rất nặng nhưng may mắn anh Hùng đã được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
Đến 5h sáng cùng ngày, cơ quan công an lại nhận được tin báo khẩn về một vụ cướp khác mà nạn nhân là anh Phan Văn Hữu (42 tuổi), ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn đang cùng vợ vội vàng phóng xe chở hàng về cho kịp phiên chợ. Bất ngờ, có một nhóm thanh niên phóng xe máy chặn đầu. Chưa kịp định thần thì chị Hạnh vợ anh Hữu bị đám thanh niên lạ mặt xịt hơi cay vào mặt rồi bắt đưa tiền. Lúc đó anh Hữu chỉ kịp nói: “Tiền chúng tôi đi chợ mua cá hết rồi thì lấy đâu ra đưa cho các anh”. Trước thái độ hung hãn của bọn cướp, chị Hạnh ngồi phía sau lập tức lên tiếng: “Đây, tiền đây”.
Lúc đó anh Phan Văn Giác, anh trai của anh Hữu cùng đi buôn cá tưởng em trai mình gây tai nạn xe máy nên lập tức chạy xe lại gần thì bị bọn cướp lao vào đánh tới tấp và bắt đưa tiền. Trong lúc đang bị đánh thì anh nghe tiếng một tên trong bọn hét lên: “Rút đi bọn mày ơi, thằng phía trên chết rồi” rồi lên xe phóng đi mất. Cố lê đến chỗ em trai đang nằm gục, anh Giác bàng hoàng khi thấy máu từ trên ngực em mình tuôn xối xả, anh Hữu đã bị bọn cướp đâm chết.
Bắt “ nóng” sau 24 giờ
Như vậy, chỉ trong vài ngày trên đoạn đường quốc lộ này đã xảy ra 5 vụ cướp của, giết người liên tiếp mà nếu tính riêng trong ngày 28/10 thì đã có tới 4 vụ, điều này khiến không chỉ các nạn nhân mà ngay cả những người dân sống gần quốc lộ cũng rất hoang mang, lo sợ.
Video đang HOT
Mỗi khi nghe có tiếng xe máy rú ga phía sau, ai cũng giật mình kinh hãi. Đến nỗi khi đêm xuống chẳng còn ai dám ra đường đi một mình. Để đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn, ngay lập tức Chuyên án 152X được xác lập để truy bắt băng nhóm cướp của, giết người táo tợn này. Tuy nhiên, những manh mối về bọn cướp khá mơ hồ vì các vụ cướp được thực hiện nhanh chóng lúc mặt trời chưa lên nên đa số các nạn nhân không nhận dạng được các nghi phạm. Cơ quan Cảnh sát điều tra gần như chỉ có một manh mối duy nhất đó là: “Khi tiếp xúc với bọn cướp, chị Nữ vẫn nhớ rằng có một tên cướp mặc áo màu đỏ”. Không ngờ, đầu mối nhận dạng duy nhất này đã góp phần giúp các trinh sát tóm gọn tên cướp đầu tiên và truy tìm ra tung tích những kẻ còn lại.
Trước những cách thức, thủ đoạn thực hiện hành vi cướp giật của các thành viên trong vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra nhận định, rất có thể các vụ cướp đều do cùng một băng nhóm và phải rất thông thuộc địa bàn gây ra. Vì vậy, ngay lập tức các trinh sát đã được cử đi các khu vực lân cận để truy tìm manh mối. Khi truy tìm đến địa phận xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tổ công tác gồm Thượng úy Lương Văn Trà và Thiếu úy Nguyễn Chí Hiếu, Công an huyện Tây Sơn thấy 2 xe máy chở 6 thanh niên đang chạy phía trước có biểu hiện khả nghi nên đã bám theo.
Phát hiện bị công an truy đuổi, những tên ngồi sau nhảy xuống chạy tán loạn. Bị đuổi theo, Huỳnh Văn Lập (25 tuổi) dùng dao điên cuồng chống trả quyết liệt nhưng cuối cùng vẫn bị các trinh sát quật ngã. Hai đối tượng Nguyễn Ngọc Vương (22 tuổi) và Đinh Văn Vũ (20 tuổi) cũng bị người dân tham gia hỗ trợ bao vây bắt giữ.
Khai thác nhanh các đối tượng, các trinh sát đã xác định được hướng tẩu thoát của những tên còn lại trong băng cướp này. Sau đó, lực lượng trinh sát Công an tỉnh Bình Định, Công an thị xã An Nhơn đã bao vây vùng đồi nơi các đối tượng lẩn trốn, đến 18h ngày 28/10 Nguyễn Cao Duy (19 tuổi) và Nguyễn Công Thạnh (22 tuổi) đã bị bắt gọn.
Tuy nhiên, tên cầm đầu là Hoàng Ngọc Thịnh (26 tuổi), ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã nhanh chân tẩu thoát. Các trinh sát nhận định, Thịnh là một têp cướp từng có tiền án tiền sự lại rất manh động và có nhiều mưu mẹo để đối phó với lực lượng công an nên nếu để hắn chạy thoát sẽ gây nguy hiểm cho nhiều người dân vô tội.
Chính vì vậy, cần phải nhanh chóng quyết tâm nắm bắt được lịch trình di chuyển của đối tên này. Sau khi tẩu thoát, Thịnh thuê xe thồ chạy trốn, đến 1h20 ngày 29/10 đã bị các trinh sát bắt giữ tại ngã ba Gò Găng, thị xã An Nhơn khi đang chuẩn bị đón xe trốn vào TP.HCM ẩn nấp.
Chân tướng băng cướp
Tại cơ quan điều tra, nhóm tội phạm đã khai nhận toàn bộ tội ác do mình gây ra. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng chúng đã chứng tỏ sự khát máu, lạnh lùng khi liên tục cướp của, giết người không ghê tay, gieo rắc lên nỗi kinh hoàng cho người dân nơi đây. Trong quá trình điều tra, xác minh những tên này đều thuộc thành phần bất hảo ở địa phương, không chịu học hành mà sớm đua đòi lêu lổng.
Trong đó, Huỳnh Văn Lập và Đinh Văn Vũ thường xuyên gây rối tại địa phương, ngoài cướp giật 2 đối tượng này còn tham gia vận chuyển gỗ lậu lấy tiền tiêu. Cả 2 đang bị công an huyện Vĩnh Thạnh lập hồ sơ đưa đi cải tạo. Tuy nhiên, trong lúc chờ đi cải tạo thì chúng đã “đầu quân” vào băng cướp của Thịnh.
3 kẻ còn lại là Nguyễn Cao Thanh, Nguyễn Ngọc Vương, Nguyễn Công Thạnh đều bỏ học giữa chừng, thường xuyên tụ tập, tổ chức và vận chuyện gỗ lậu. Một sự tình cờ, 5 tên cướp này có dịp tề tựu với “thủ lĩnh” Hoàng Ngọc Thịnh (tức Thịnh “lì”) khi y trên đường trốn lệnh truy nã. Trước đó, tại huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, Thịnh dùng dao chém người gây thương tích nặng rồi bỏ trốn, bị công an huyện Đắk Hà truy nã. Trong lúc lẩn trốn, Thịnh tiếp tục gây ra vụ cướp tài sản và bị công an huyện Đắk Hà truy nã tiếp. Sau 2 lần bị truy nã, Thịnh rời Đắk Hà, lang thang đến các địa phương khác.
Trong một lần uống cà phê tại ngã ba Đồng Phó, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định, Thịnh “lì” thấy một nhóm thanh niên kéo vào quán có thái độ ngang ngược, nên đoán đây là những người có thể câu kết để tổ chức thành băng nhóm… Trong mấy phút gặp nhau tại quán cà phê, với bản chất côn đồ, liều lĩnh nên Thịnh đã nhanh chóng kết thân, thu phục được 5 tên đệ tử để lập thành một nhóm cướp. Để chứng minh vai trò thủ lĩnh, Thịnh đã lên Pleiku (Gia Lai) mua hung khí gồm dao phay, mác, bình xịt hơi cay… về trang bị cho đàn em. Màn mở đầu của nhóm cướp, Thịnh lần lượt tìm và đánh dằn mặt từng người đã từng có mâu thuẫn với đám đàn em. Tiếp đến, Thịnh cùng cả nhóm chặn đường anh Trương Thường để cướp vào ngày 25/10. Khi anh Thường chống cự, Thịnh đã đâm một nhát vào tim để cướp tiền, cướp điện thoại.
Hai ngày sau, cả nhóm tiếp tục lên đèo An Khê chặn xe tải, gí dao vào cổ lái xe để cướp. Đến ngày 28/10, bọn chúng đã gây ra vụ cướp liên hoàn ở Quốc lộ 19. Và tại đây, Hoàng Ngọc Thịnh chính là người đã trực tiếp ra tay đâm chết anh Phan Văn Hữu…
Theo An ninh Thủ đô
18 người chết, quốc lộ 1A chia cắt vì lũ miền Trung
Tính đến trưa nay, tại 6 tỉnh Nam Trung Bô va Tây Nguyên đã có 18 người chết, 7 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt... vì lũ lịch sử.
9h ngày 16/11, dòng nước xoáy mạnh đã làm sập một đoạn khoảng 20 m từ mố cầu đến nhịp đầu tiên của cầu Liêm Trực nằm trên Quốc lộ 1A, đi qua thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hai người đi qua đây đã bị cuốn trôi, một nạn nhân may mắn được cứu sống, người còn lại bị nước nhấn chìm, cuốn mất tích. Lực lượng chức năng đã phong tỏa 2 đầu cầu cấm mọi phương tiện qua lại.
10h trưa nay, thành phố Quy Nhơn tiếp tục mưa to.
Thiệt hại tại Bình Định đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận 10 người chết, 2 người mất tích. Trong đó riêng huyện Tây Sơn có 3 người tử vong thì một người chưa tìm thấy thi thế; ở thành phố Quy Nhơn ông Trần Sỹ Nho (53 tuổi) bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn. Trong đó, tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, 3 học sinh trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu bị lũ cuốn trong lúc phụ huynh đón về. Hiện mới tìm thấy thi thể hai học sinh, một em khác vẫn chưa tìm thấy. Lực lượng chức năng kịp thời cứu sống 3 người ngoài bãi sông xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh). Toàn tỉnh có 11 ngôi nhà bị sập, hơn 94.000 ngôi nhà bị ngập.
Mố cầu Liêm Trực bị sập. Ảnh: Minh Thùy.
Từ 1h sáng, nước lũ bất ngờ tấn công mạnh về thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước. Toàn bộ nhà dân ở 2 khu vực này bị ngập hoàn toàn, có nơi nước dâng đến 2 m, gần mái nhà. Hơn 100 hộ dân ở thôn Liêm Trực (phường Bình Định, thị xã An Nhơn) bị cô lập. Hàng trăm người leo lên nóc nhà hoặc trèo lên các ngọn cây cổ thụ gọi điện kêu cứu.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết đã triển khai các phương án ứng cứu đối với người dân ở thôn Liêm Trực. Ban đầu, ca nô điều tới để tổ chức di dời người dân ở khu vực thấp, nhà yếu lên khu vực cao an toàn. Đồng thời các cơ quan chức năng đã dùng ca nô đưa phao cứu sinh, mì tôm và nước uống vào hỗ trợ tạm thời cho người dân.
"Về cơ bản, đến thời điểm này người dân được đảm bảo an toàn. Đợi nước rút chúng tôi sẽ tiếp tục các phương án hỗ trợ tiếp theo kết hợp với việc xử lý vệ sinh môi trường", ông Hổ nói.
Tại huyện Tuy Phước - Cầu Bà Gi đến hết thị xã An Nhơn giao thông tắc nghẽn hoàn toàn. Hàng trăm xe tải nối đuôi nhau thành một hàng dài, không thể di chuyển. Khu vực ga Diêu Trì, các chuyến tàu lửa vẫn kẹt cứng vì đường sắt hư hỏng, ngập sâu. Lực lượng cảnh sát cơ động của tỉnh đã đưa ca nô vào khu vực ngập nặng để đưa người dân đến nơi an toàn
Người dân ở các khu vực này cho rằng họ không được cảnh báo chống chọi với lũ. Mọi thông tin về lũ chỉ được báo ở các huyện Tây Sơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Thành... bởi đây là những khu vực miền núi có hồ tích nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết, việc nước lũ dâng nhang hoàn toàn là do mưa lớn 300 - 400 mm chứ không có tình trạng xả lũ trên địa bàn tỉnh. Ông Lộc cho rằng hệ thống hồ chứa nước ở Bình Định chủ yếu là hồ thủy lợi, trong đó hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh) được xem là hồ chứa lớn nhất với 220 triệu m3. Hôm qua mưa lớn, lượng nước đổ về quá tải khiến hồ bị tràn nhưng chưa xác định lượng nước tràn là bao nhiêu. Theo ông Lộc thì đây là trận lũ lớn nhất ở Bình Định từ trước tới nay.
Tại Quảng Ngãi, ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết cho tới thời điểm hiện tại đã có 3 người chết và 3 người mất tích vì lũ. Mực nước trên nhiều sông lớn như sông Vệ, sông Trà Cầu dâng cao từ chiều qua hiện tại đã rút nhưng chậm. Nhiều huyện vẫn bị nhấn chìm trong biển nước, trong đó 54 thôn thuộc các xã huyện Nghĩa Hành bị cô lập hoàn toàn. Nhiều huyện miền núi như Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức... bị sạt lở, các tuyến đường bị hư hỏng nặng vẫn chưa thể tiếp cận được. Thiệt hại về cơ sở vật chất vẫn chưa thể thống kê được.
Mưa lớn kéo dài từ 1h chiều qua đến 9h sáng nay đã khiến cho huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) tan hoang. Ông Huỳnh Thương, phó chủ tịch huyện Ba Tơ cho biết, do nước lũ dâng quá nhanh, chiều tối qua, người dân huyện Ba Tơ chỉ biết tháo chạy, còn lại toàn bộ tài sản gần như bị cuốn trôi hết. Hơn 22 héc ta lúa, 180 héc ta hoa màu bị bùn đất vùi lấp, hàng trăm gia súc gia cầm, nhiều hồ cá bị cuốn trôi. Thiệt hại về vật chất ước tính lên gần 100 tỷ đồng.
Nhiều hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đã được di dời khẩn cấp trong đêm. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù mưa nhỏ lại nhưng nhiều tuyến đường như Quốc lộ 24 và các tuyến đường về các xã bị sạt lở mạnh. Nhiều xã như Ba Chùa, Ba Cung, Ba Giang... vẫn chưa thể liên lạc được. Nhiều trụ điện bị đổ, toàn huyện mất điện từ ngày hôm qua.
'Nếu tiếp tục mưa, tình trạng ngập lụt sẽ kéo dài, nhiều người dân sẽ phải nhịn đói", ông Huỳnh Thương nói.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, mưa lớn diễn ra trên diện rộng. Tại thị xã An Khê, mực nước sông Ba tăng rất nhanh. Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã, đường chính từ thị xã An Khê vào huyện Kbang bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Hệ thống điện đã được cắt nhằm bảo đảm tính mạng cho nhân dân. Do nước chảy mạnh, việc tiếp cận, ứng cứu các hộ dân bị ngập sâu trong nước hết sức khó khăn. Hàng trăm người dân phải leo lên mái nhà chờ cứu hộ. Hôm qua, 2 cô giáo đang trên đường đi dạy khi đi đến ngầm tràn qua suối Tà Nang ở thôn 10, xã Đông, huyện Kbang đã bị nước cuốn trôi.
Cầu sông Ba được dự báo là có thể bị cuốn trôi nếu nước sông tiếp tục dâng cao. Ảnh: Chí Dũng.
Hiện tại Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã An Khê đã khẩn cấp di dời các hộ dân sinh sống ở các xã Song An, phường Ngô Mây... ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trước mắt, thiệt hại về tài sản và hoa màu chưa thể thống kê được.
Các huyện, thị xã ở khu vực phía đông tỉnh như: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê nhiều nơi lũ lên cao, gây ngập úng chia cắt. Quốc lộ 19 - tuyến đường huyết mạch của tỉnh Gia Lai đang bị ngập sâu khiến giao thông ách tắc.
Tại thị xã Ayun Pa, do mưa lớn nhiều xã đã bị nước lũ cô lập, trong đó bị nặng nhất là các xã Ia Tôr, Ia Sao và phường Sông Bờ. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã đã huy động toàn bộ các lực lượng, sử dụng các biện pháp mạnh để di dời người dân và gia súc tại các vùng trũng thấp, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Trước tình hình mưa lớn, kết hợp với việc xả lũ với cường độ cao của các hồ chứa thủy điện và thủy lợi như hồ An Khê, hồ Ka Nak và thủy lợi Ayun Hạ tình hình ngập úng ở các thị xã, huyện ở Gia Lai sẽ trầm trọng hơn.
Nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh bị nước ngập khiến cho việc lưu thông khó khăn. Ảnh: Chí Dũng.
Tỉnh Quảng Nam, sáng nay vẫn chìm trong nước lũ. Huyện Đại Lộc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 34.000/39.000 nhà dân bị ngập từ 0,2 đến 3m.
Ông Hồ Ngọc Mẫn, Phó Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc, cho biết khoảng 10h sáng nay, em Lê Ngọc Triều (17 tuổi, học sinh lớp 12, trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, huyện Đại Lộc) lùa đàn vịt ra đồng thì bất ngờ trượt chân xuống ống cống nước xoáy gần nhà. Khi người dân phát hiện và vớt được thì Triều đã tử vong. Trong khi đó, tại huyện Nông Sơn, cụ bà Ngô Thị Chí (68 tuổi) cũng tử nạn khi đi chăn trâu về, gặp mưa lớn và bị sụp xuống cống.
Trao đổi với VnExpress, ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch huyện Đại Lộc nói, nước lũ đang xuống chậm do trên địa bàn huyện có mưa lớn. Hiện nước sông tại thị trấn Ái Nghĩa là 9,75m, trên mức báo động III 3,75m. Trong ngày 15/11, huyện phải sơ tán 1.200 hộ dân với gần 4.000 người ở vùng thấp trũng lên những nhà cao lánh tạm.
"Các xã như Đại Hồng, Đại An, Đại Nghĩa... chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, giao thông chia cắt, toàn huyện mất điện. Chúng tôi đã phát lệnh cấm người dân đi lại trong lũ để tránh thiệt hại về người", ông Tính nói.
Cũng theo ông Tính, trong ngày hôm qua nhiều thủy điện trên địa bàn xả lũ với lưu lượng lớn khiến vùng hạ du ngập nặng. Cụ thể, Đắc Mi4 xả từ 4.000 đến 4.500m3/s; Sông Tranh xả 3.000m3/s; Sông Bung 4 xả 1.200m/3; A Vương xả điều tiều từ 35 đến 500m3/s. Sáng nay, các hồ thủy điện đã điều tiết xuống còn 200m3/s.
Mưa lũ khiến nhiều người dân ở Quảng Nam phải chèo thuyền đi lại. Ảnh: Thu Bồn
Tại Kon Tum, do lượng mưa lớn nên đã xuất hiện lũ ống, lũ quét. Quốc lộ 24 đoạn đi qua địa bàn xã Pờ Ê đã bị sạt lở 5 điểm và một điểm dài khoảng 20 m bị lũ cuốn trôi hoàn toàn khiến giao thông đi lại giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt.
Thông tin ban đầu ghi nhận mưa lũ đã cuốn trôi chị Y Hiên (38 tuổi, ngụ tại xã Đăk Nên, huyện Kon Plông) khi đang trên đường từ rẫy về nhà.
Hiện Sở Giao thông vận tải Kon Tum đang huy động các phương tiện khắc phục hậu quả để bảo đảm giao thông, cố gắng thông xe trong thời gian sớm nhất.
Quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi bị sạt lở khiến giao thông bị chia cắt. Ảnh: Hải Hà.
Tại Phú Yên, sáng nay, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, Phú Yên có 2 người chết và mất tích. Ngoài ra, có nhiều ngôi nhà và công trình phụ bị sóng biển, triều cường đánh sập. Hơn 140 ha lúa vụ mùa, 640 ha hoa màu bị ngập và ngã đổ.
Trong khi nhiều tuyến giao thông nông thôn ở các huyện Đồng Xuân, Tuy An... bị ngập sâu, chia cắt nhiều vùng dân cư. Hai tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh Phú Yên là quốc lộ 25 và 29 nối với Gia Lai, Đăk Lăk, một số đoạn bị nước lũ gây sạt lở, đi lại khó khăn. Các tuyến tỉnh lộ, nhất là qua các đoạn đường tránh, cầu đang thi công nước ngập sâu từ 0,5 - 1 m. Các tuyến hương lộ sạt lở khoảng 2.100 m3 đất đá, xói lở mặt nền đường khoảng 2.000 m3. Tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa, trong ngày 15 và tối 16/11 nước lũ và triều cường đã cuốn trôi khối lượng lớn đá nền, móng và gây sạt lở nhiều đoạn bờ kè.
Thị xã Sông Cầu, một trong những vùng trọng điểm lũ lần này của tỉnh, lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương đã khẩn cấp sơ tán 547 người, phần đông là người già, phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, vận động di dời 209 hộ với 772 người ở khu vực ven biển và các khu dân cư bị uy hiếp bởi triều cường, vùng trũng thấp, ven sông thường bị sạt lở đất nhà tạm đến nơi an toàn.
Đồng thời tổ chức neo đậu 2.600 tàu thuyền, di chuyển, sắp xếp, bố trí lại 17.500 lồng nuôi trồng thủy sản ở những vị trí an toàn. Hiện nước lũ và mực nước các sông ở Phú Yên đang có chiều hướng dâng cao. Từ mức xả lũ 900m3/s, thủy điện Sông Ba Hạ hiện xả với lưu lượng 1.400m3/s. Nếu trời tiếp tục mưa và thủy điện tiếp tục xả lũ tình trạng ngập úng ở Phú Yên sẽ còn nặng hơn.
Theo báo cáo của văn phòng chống lụt bão Trung Ương, tính đến 6h sáng nay, tình hình ngập lụt tại các tỉnh như sau: Thừa Thiên Huế: bị ngập tại 7 huyện/thành phố gồm TP Huế, các huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thụy, Phú Lộc. Quảng Ngãi: bị ngập khu vực dọc sông Trà Khúc, Trà Câu, Thoa, Vệ tại 13 huyện/thành phố gồm: TP Quảng Ngãi (2 phường), các huyện Tư Nghĩa (5 xã), Sơn Tinh (10 xã), Đức Phổ (3 xã), Mộ Đức (6 xã), Ba Tơ, Nghĩa Hành (10 xã), Sơn Hà (7 xã), Sơn Tây, Tây Trà, Bình Sơn (4 xã) Minh Long, Trà Bồng; một số khu vực bị chia cắt; Bình Định: bị ngập khu vực dọc bờ sông Hà Thanh, Côn, La Tinh tại 8 huyện/thành phố gồm TP Quy Nhơn, các huyện Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ. Phú Yên: bị ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân. Gia Lai: bị ngập khu vực dọc sông Ba tại 3 huyện gồm các huyện An Khê, Kong Chro, Kbang.
Theo VNE
Nổi cơn cuồng ghen, người vợ "hoạn thư" nhẫn tâm đâm chồng suýt chết Sáng 8-10, Công an xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã triệu tập, lấy lời khai đối tượng Trần Thị Hương (SN 1974, trú ở thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn), người trực tiếp đâm chồng đến suýt chết. Nguyên nhân từ những ghen tuông tình ái, cho rằng chồng có bồ bịch. Khi...