Trượt xuống từ tòa 21 tầng là nỗi ám ảnh nhất của Thành Long
Từ năm 1975 đến nay, cơ thể Thành Long đã bị nhiều chấn thương. Có những lần ông tính chuyện giải nghệ vì cảm thấy bản thân không đủ sức lực theo nghiệp diễn.
Ở tuổi 62, Thành Long vẫn tham gia nhiều phim chứa đựng nhiều cảnh quay hành động.
Thành công của ông vua võ thuật không phải sự ngẫu nhiên. Báo chí Trung Quốc từng đánh giá “Thành Long đã đặt cược cả sinh mạng để đóng phim”. Danh tiếng của ông tỷ lệ thuận với số chấn thương trên người.
Cảnh trượt xuống từ tòa nhà 21 tầng là nỗi ám ảnh với Thành Long đến bây giờ. Ảnh:QQ.
Đến giờ, ông vẫn ám ảnh với cảnh mạo hiểm khi quay phim Tôi là ai do Trần Mộc Thắng thực hiện vào năm 1998. Khi đó, nam tài tử phải thực hiện cảnh trượt trên bề mặt phẳng một tòa nhà cao 21 tầng ở thành phố Rotterdam (Hà Lan).
Đây cũng là cảnh nguy hiểm bậc nhất trong ngành điện ảnh thế giới. Mặt phẳng nghiêng có độ cao 45 độ, rất dễ xảy ra sai sót nguy hiểm tính mạng. Thành Long không dùng thế thân. Trong phân cảnh kéo dài hơn một phút, ông cũng không sử dụng bất kỳ dụng cụ bảo vệ nào, kể cả dây cáp.
“Đó là nỗi ám ảnh mỗi khi tôi nhớ lại”, Thành Long nói.
Mặt phẳng nghiêng 45 độ rất dễ xảy ra tai nạn. Thành Long không dùng thế thân hay hệ thống dây cáp an toàn. Ảnh: QQ.
“Tôi đã suy nghĩ và đắn đo về việc có thực hiện pha trượt ở độ cao này hay không. Sau 2 tuần tích lũy đủ can đảm, tôi mới dám quay. Đây là cảnh phim mạo hiểm nhất mà tôi từng thực hiện”, Thành Long kể thêm.
Tòa nhà nơi Thành Long trượt xuống giờ trở thành địa điểm du lịch hút khách.
“Cuộc đời đóng phim của tôi không biết đã cải tử hoàn sinh bao lần và từng khiến tôi cảm thấy sợ nghề của mình”, Thành Long chia sẻ trong cuốn tự truyện Thành Long chưa trưởng thành đã già.
Ông từng bị xuất huyết não do va chạm đầu quá mạnh, tai phải bị chảy máu nhiều dẫn đến suy giảm thính lực khi quay Long huynh hổ đệ, liên tục gặp chấn thương cột sống, đầu gối.
Những cảnh phim khó một thời của Thành Long. Ảnh: QQ.
Sau này Thành Long đã phải nhờ đến thế thân ở những cảnh nguy hiểm.
Tôi là ai là bộ phim võ thuật xoay quanh một điệp viên bị mát trí nhớ và hành trình tìm lại ký ức của nhân vật. Trên con đường đó, anh bị truy giết và nhiều lần thoát hiểm.
Video đang HOT
Theo Zing
'Huyết chiến': Võ hiệp Hoa ngữ đẹp mắt và đậm chất Viễn Tây
Quy tụ dàn sao sáng giá, tác phẩm mới của đạo diễn Trần Mộc Thắng mang đến cho khán giả nhiều pha hành động, võ thuật mãn nhãn, cùng câu chuyện về tinh thần chính nghĩa.
Huyết chiến (tựa cũ: Nguy thành tiêm bá) lấy bối cảnh Trung Quốc năm 1914. Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, các thế lực quân phiệt trỗi dậy, gây chiến loạn khắp nơi nhằm tranh giành quyền lực. Quốc gia vô chủ, cường quyền bạo ngược xảy ra khiến bách tính rơi vào cảnh lầm than.
Tào Thiếu Lân (Cổ Thiên Lạc) là con trai tướng quân Tào Anh. Lạm dụng quyền lực của cha, hắn đi đến đâu lạm sát người đến đó. Khi đến Phổ thành, Tào Thiếu Lân vô cớ giết ba người và bị đội bảo vệ, đứng đầu bởi đội trưởng Dương Khắc Nan (Lưu Thanh Vân), bắt giữ.
Biết chuyện, Trương Diệc (Ngô Kinh) - thượng tá của Tào gia, liền đem quân đội tới Phổ thành để đòi người. Y đe dọa sẽ hủy diệt tất cả nếuDương Khắc Nan không chịu thả tự do cho Tào Thiếu Lân.
Huyết chiến là tác phẩm mới nhất của đạo diễn Trần Mộc Thắng, tác giả của nhiều tác phẩm hành động đặc sắc như Tân câu chuyện cảnh sát(2004), Bản sắc nam nhi (2007) hay Tân Thiếu lâm tự (2011).
Thường tập trung vào đề tài hành động, nhưng ông cũng luôn tìm cách lồng vào những ý tưởng mới lạ để tác phẩm của mình tránh bị đơn điệu và đóng khung.
Huyết chiến là bộ phim mới của đạo diễn Trần Mộc Thắng, quy tụ nhiều ngôi sao Hoa ngữ hàng đầu. Ảnh: Bona Film Group.
Tác phẩm võ hiệp Hoa ngữ mang chất Viễn Tây
Với Huyết chiến, bên ngoài lớp vỏ là một tác phẩm hành động võ hiệp cổ trang Trung Quốc, đạo diễn Trần Mộc Thắng đã đưa vào rất nhiều yếu tố gợi nhớ đến dòng phim cao bồi Viễn Tây.
Bối cảnh phim diễn ra tại một thành nhỏ, nằm ở nơi biệt lập hoang vu giống như các thị trấn thường thấy của nước Mỹ. Tại đó, luật pháp và công lý luôn nằm trong tay kẻ mạnh.
Hệ thống nhân vật của bộ phim cũng khá giống một tác phẩm Viễn Tây điển hình: một cảnh sát mẫn cán (Lưu Thanh Vân), một tay cao bồi nghĩa hiệp lang thang (Bành Vu Yến), một kẻ phản diện tàn ác với quyền lực hùng mạnh (Cổ Thiên Lạc), cùng các nhân vật phụ đặc trưng.
Về mặt nội dung, Huyết chiến càng khiến người hâm mộ dòng phim Viễn Tây cảm thấy quen thuộc. Cốt truyện chính của tác phẩm tập trung vào cuộc đấu tranh đơn độc của đội bảo vệ Phổ thành trước sự đàn áp của quân đội Tào gia, với mục đích bảo vệ dân chúng và thực thi công lý.
Câu chuyện và bầu không khí trong Huyết chiến có thể gợi nhắc người xem tới nhiều tác phẩm cao bồi Viễn Tây kinh điển. Ảnh: Bona Film Group.
Mô-típ ấy tương đồng với nhiều phim cao bồi nổi tiếng như Rio Bravo(1959), High Noon (1952), hay thậm chí là The Magnificent Seven (1960).
Sự khác biệt của Huyết chiến có lẽ nằm ở việc đạo diễn Trần Mộc Thắng cố tình xây dựng tương quan lực lượng giữa hai bên chính - tà cách biệt rõ ràng.
Đối thủ của người dân Phổ thành nhỏ bé là cả một đội quân hùng mạnh, được Tào gia đào tạo bài bản, với trang bị vũ khí tối tân. Trong thời kỳ chiến loạn, kẻ mạnh nắm công lý trong tay. Do đó, phe chính diện gần như không có chút cơ hội nào ngay từ ban đầu.
Điều đó khiến cho khán giả tuy có thể dễ dàng đoán ra diễn biến tiếp theo, nhưng vẫn hào hứng theo dõi bộ phim để xem công lý liệu sẽ được thực thi ra sao.
Đạo diễn Trần Mộc Thắng từ đó cũng có cơ sở để đào sâu hơn vào xung đột giữa các nhân vật, không chỉ giữa hai bên chính - tà, mà ngay cả giữa những người cùng chí hướng, hay trong bản thân mỗi nhân vật.
Hệ thống nhân vật điển hình và ấn tượng
Điểm nhấn lớn nhất của Huyết chiến có lẽ là hệ thống nhân vật điển hình. Các nhân vật chính lần lượt được giới thiệu từ đầu một cách ngắn gọn, sau đó dần dần được xây dựng và phát triển tâm lý, tính cách xuyên suốt diễn biến bộ phim.
Mở đầu là sự xuất hiện ấn tượng và hài hước của người hiệp khách lang thang Mã Phong (Bành Vu Yến) với tính cách tự do, tiêu sái, nhưng không kém phần hiệp nghĩa.
Mã Phong đóng vai trò gần giống như người kể chuyện, nhưng vẫn được phát triển tính cách rõ ràng. Ảnh: Bona Film Group.
Màn giới thiệu đầu phim có thể khiến khán giả nhầm tưởng Mã Phong và một vài gương mặt khác là nhân vật chính của Huyết chiến. Nhưng trên thực tế, anh giống như người kể chuyện cho khán giả. Mã Phong nằm ngoài xung đột của Phổ thành và là cầu nối giúp người xem hiểu rõ thêm diễn biến câu chuyện, cũng như khai thác tâm lý các nhân vật liên quan.
Dẫu vậy, Mã Phong vẫn được xây dựng và phát triển tính cách hợp lý. Trải qua nhiều biến cố, anh luôn là một hiệp khách ưa tự do tự tại, không cần biết mục tiêu trước mắt mà chỉ để mặc cho con ngựa của mình dẫn đường.
Nhưng anh còn là người hiệp nghĩa, biết hành động theo đúng lương tâm và trách nhiệm của bản thân. Mối quan hệ giữa Mã Phong và cô giáo Bạch Linh (Giang Sơ Ánh) tuy ngắn ngủi, nhưng vẫn đủ ấn tượng, sâu sắc và khá cảm động.
Thành công của hình tượng nhân vật Mã Phong phải kể đến diễn xuất tài tình của nam diễn viên trẻ Bành Vu Yến. Anh hóa thân vào nhân vật tự nhiên, từ ngoại hình đến lối diễn xuất trẻ trung, sảng khoái.
Đại trượng phu Dương Khắc Nan của Lưu Thanh Vân mới là nhân vật chính của bộ phim với một quyết định đầy khó khăn liên quan đến bách tính muôn dân. Ảnh: Bona Film Group.
Nhân vật chính của Huyết chiến thực chất là đội trưởng đội bảo vệ Phổ thành Dương Khắc Nan (Lưu Thanh Vân). Đạo diễn Trần Mộc Thắng đã xây dựng ông như một bậc trượng phu điển hình: võ công cao cường, thượng tôn pháp luật, một lòng vì công lý và dân chúng.
Xung đột mà Dương Khắc Nan gặp phải là một quyết định cực kỳ khó khăn: thỏa hiệp hay không thỏa hiệp, thả hay không thả Tào Thiếu Lân. Bản thân ông không e sợ cường quyền áp bức, chí công vô tư. Nhưng dưới người đàn ông là hàng nghìn người dân Phổ thành vô tội.
Đạo diễn Trần Mộc Thắng đã đẩy nhân vật Dương Khắc Nan vào thế tiến thoái lưỡng nan, với áp lực trách nhiệm vô cùng nặng nề. Đây mới là xung đột chính của bộ phim, tạo ra chiều sâu và sức nặng cho tác phẩm.
Nhà làm phim dày công xây dựng tính cách của nhân vật Dương Khắc Nan qua từng hành động, lời thoại đơn giản nhưng chân thực và đắt giá. Quá trình đưa ra quyết định của ông được xây dựng hợp tình hợp lý.
Nam diễn viên kỳ cựu Lưu Thanh Vân tiếp tục hóa thân thành công vào nhân vật có phần quen thuộc đối với ông. Ngoài ra, với một diễn viên hiếm khi đóng phim võ thuật cổ trang, nỗ lực của tài tử trong việc thể hiện các pha hành động, đặc biệt là với một binh khí hiếm gặp như roi da, là rất đáng khen ngợi.
Cố Thiên Lạc gây ấn tượng mạnh trong vai ác Tào Thiếu Lân. Ảnh: Bona Film Group.
Nhưng đáng kể nhất chính là nhân vật ở phe đối nghịch: thiếu soái tàn ác Tào Thiếu Lân (Cổ Thiên Lạc). Nếu như Dương Khắc Nan là bậc đại trượng phu, thì Tào Thiếu Lân nằm ở thái cực hoàn toàn trái ngược.
Hắn là một kẻ đại gian, với cái ác đã nằm ở trong máu. Từ nhỏ, Tào Thiếu Lân đã quen với quyền lực. Hắn không cần tiền bạc hay chức vị, bởi sinh ra đã mặc định là sở hữu tất cả.
Nếu như nhiều nhân vật phản diện thông thường có lý do để trở nên ác độc, thì với Tào Thiếu Lân, mọi hành động của hắn không cần những điều đó.
Đơn giản rằng "hắn thích thì hắn làm thôi". Tào Thiếu Lân giết người vì thú vui tiêu khiển, vì hắn được quyền làm thế mà không phải chịu trách nhiệm. Bản thân nhân vật không có một chút gì gọi là nhân tính hay lương tri.
Ngôi sao Cổ Thiên Lạc đã xuất sắc mang đến một Tào Thiếu Lân khiến người xem kinh tởm và căm ghét. So với toàn bộ các vai chính mà anh đảm nhiệm trong năm nay ở Tam nhân hành, Sứ đồ hành giả hay Phong bạo S, thì vai ác trong Huyết chiến xem ra lại nổi bật hơn hẳn.
Hành động mãn nhãn và đẹp mắt
Dĩ nhiên, khi nhắc đến Huyết chiến, người ta không thể bỏ qua các pha hành động ấn tượng. Chúng được phân bổ dàn trải, đều đặn xuyên suốt bộ phim, giúp duy trì nhịp độ hợp lý.
Dưới sự chỉ đạo tài tình của Hồng Kim Bảo, mỗi diễn viên đều thể hiện trọn vẹn nhiệm vụ, ngay cả khi họ ít khi đóng phim võ thuật như Lưu Thanh Vân hay Viên Tuyền.
Phim có nhiều pha hành động ấn tượng. Ảnh: Bona Film Group.
Các chiêu thức, đòn đánh được thực hiện đẹp mắt, khá chân thực và có lực, với những cảnh máu me được tiết chế để tạo ra độ bạo lực hợp lý. Dù vẫn còn một số yếu tố võ hiệp có phần cường điệu và vài cảnh phim sử dụng kỹ xảo lộ liễu, phần hành động của Huyết chiến hoàn toàn có thể khiến người hâm mộ dòng phim thỏa mãn.
Huyết chiến mất khá nhiều thời lượng để phát triển xung đột nhằm đẩy mạnh cao trào lên cao ở cuối phim. Nhưng cuối cùng, cách giải quyết tất cả lại khá đơn giản và chóng vánh, không hề tương xứng với toàn bộ cao trào được dày công xây dựng trước đó.
Điều đó khiến cho tiết tấu bộ phim bị mất cân bằng khi về cuối và khán giả cảm thấy chưa hoàn toàn thuyết phục với đoạn kết. Ngoài ra, sự mờ nhạt của nhân vật Trương Dĩnh do Ngô Kinh thể hiện cũng là một điểm trừ đáng tiếc của Huyết chiến.
Nhìn chung, Huyết chiến là một tác phẩm hành động đáng xem của điện ảnh Hong Kong. Quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng có thực lực, với câu chuyện thiện - ác đối đầu kinh điển nhưng không kém phần hấp dẫn nhờ hàng loạt pha hành động mãn nhãn, tác phẩm là lựa chọn sáng giá cho những ai yêu thích thể loại phim võ thuật xứ Hương Cảng.
Huyết chiến khởi chiếu trên toàn quốc từ 7/10.
Zing.vn đánh giá: 4/5
Theo Zing
"Cô ta là vợ anh. Vậy thì tôi là ai?" "Vợ chồng", hai từ ấy Phương nghe như sét đánh ngang tai vậy. Lại gần Tuấn, Phương gằn giọng: "Cô ta là vợ anh, vậy còn tôi là ai?". Dạo qua gian hàng trẻ sơ sinh, Phương cứ đứng đó ngắm nhìn mấy món đồ đáng yêu nhỏ đó mãi không thôi. Rồi bất giác, Phương thấy chạnh lòng. Người ta đi vào...