Trượt tay, nước sôi sùng sục đổ thẳng vào người
Thầy thuốc Khoa Ngoại – Sản liên chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình, Yên Bái vừa xử trí và điều trị thành công cho bệnh nhân L.V.T trú tại xã Phúc An, huyện Yên Bình bỏng nước sôi độ II, III.
Anh T. được gia đình đưa vào viện lúc 1 giờ 48 phút ngày 23/3/2021 trong tình trạng tỉnh, bị bỏng nước sôi diện rộng toàn bộ vai phải, tay phải.
Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán là bỏng độ II, III.
Hình ảnh bỏng nước sôi của anh T.
Ngay trong đêm, các thầy thuốc đã nhanh chóng xử trí vết bỏng, tiến hành điều trị và chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân như truyền dịch để chống sốc, chống mất nước, sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng.
Sau nhiều ngày điều trị tích cực, anh T. đã hồi phục gần, các vết bỏng đã khô, không có dấu hiệu rỉ dịch và nhiễm trùng và được ra viện.
Video đang HOT
Anh T. trong ngày vui được ra viện
Được biết, anh L.V.T có hoàn cảnh khó khăn, mẹ mất từ khi mới 2 tuổi, bố đã già yếu, vợ lại không biết chữ, chân bị tàn tật.
Trước hoàn cảnh đó, tổ công tác xã hội Trung tâm Y tế huyện Yên Bình đã kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ cho anh T. với số tiền quyên góp được là 10.650.000 đồng. Tổ công tác xã hội đã trao số tiền trên cho gia đình bệnh nhân T.
Với tấm lòng “Lá rách ít, đùm lá rách nhiều”, trước khi anh T. ra viện đã trích 1,5 triệu đồng của các nhà hảo tâm ủng hộ cho mình để hỗ trợ cho bệnh nhân L.V. L ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình bị điện giật hôn mê đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.
Hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa nhân văn cao cả, thể hiện tinh thần “Tương thân tương ái” với những hoàn cảnh khó khăn, thật trân quý.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: "Chúng tôi tiếp tục cảnh báo phụ huynh hãy cẩn thận hơn nữa"
Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ.
Mặc dù có nhiều biện pháp phòng chống đã và đang được triển khai, tuy nhiên số ca trẻ nhập viện vì tai nạn này vẫn chưa giảm, nhất là đối với trẻ trong độ tuổi mầm non.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi nuốt phải dị vật
Đa phần các vụ TNTT ở trẻ em xảy ra đều do sự bất cẩn của người lớn. Thực tế dù ở môi trường nào, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ tai nạn xảy ra như bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang, đuối nước...
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 13 tháng tuổi, được chuyển lên từ Long Thành (Đồng Nai) do uống nhầm dầu thắp đèn paraffin. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thở mệt, tụt huyết áp, tổn thương phổi nặng. Rất may, sau 48h nhập viện được các bác sĩ điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, không sử dụng máy thở và không cần dùng thuốc trợ tim.
Dị vật trẻ nuốt phải được các bác sĩ lấy ra
Tương tự một vụ tai nạn khác cũng vừa mới xảy ra được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cấp cứu thành công là một bệnh nhân nhi 6 tuổi bị thủng ruột do nuốt chuỗi hạt nam châm đồ chơi. Bệnh nhân được chuyển lên từ tuyến dưới với các biểu hiện đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng chướng hơi, sốt. Tại đây các bác sĩ đã xét nghiệm kiểm tra phát hiện hình ảnh tắc ruột kèm dị vật cản ổ bụng.
Tuy nhiên khi được hỏi, gia đình bệnh nhân cho hay không rõ bé đã nuốt dị vật từ khi nào. Bác sĩ Lê Thọ Đức, phẫu thuật viên ca mổ, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết dị vật là một chuôi hạt kim loại nhokèm đai ốc và một miếng nam châm hình chữ nhật dài 2cm, rộng 1cm.
Miếng nam châm hút các mảnh kim loại gây tắc nghẽn ruột và hoại tử, thủng ruột. Rất may ê kíp phẫu thuật phát hiện ruột non thủng 3 vị trí, xì phân vào ổ bụng gây nhiễm trùng nặng và đã xử lý kịp thời.
Bác sĩ Thọ cho biết thêm, đây không phải lần đầu Bệnh viện tiếp nhận những ca bệnh như trên, do đó khuyên cao cac bâc phuhuynh phải hết sức cân thân khi mua đôchơi cho con em minh, đăc biêt lacac đôchơi có dáng hình sắc nhọn, đồ chơi bằng pin nhỏ, đồ chơi bằng nam châm...
Đồng thời, rà soát môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn cho trẻ. Những trường hợp nghi ngờ nuốt dị vật, đau bụng hay nôn ói... cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế tin cậy. Ngoài ra đối với các vật dụng chứa đựng các chất hydrocarbon như xăng, dầu lửa, dầu paraffin phải có nắp đậy, để nơi khuất và đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em.
Phụ huynh cần để tránh xa tầm tay trẻ em các chất như xăng, dầu...
Không may mắn như hai trường hợp trên, trước đó Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiếp nhận một nạn nhân 4 tuổi, được chuyển lên từ Bệnh viện Bà Rịa-Vũng Tàu trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở do bị ngã vào xô nước tại nhà. Chỉ đến khi được hàng xóm phát hiện thì bé đã trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Sau khi nhập viện, các bác sĩ xác định tình trạng bệnh nhân quá nặng không thể điều trị nên gia đình đã đưa cháu về.
Bác sĩ Lê Quang Mỹ, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cảnh báo: "Chúng tôi một lần nữa cảnh báo phụ huynh hãy cẩn thận, tai nạn sinh hoạt luôn rình rập các bé, trong đó có đuối nước. Đuối nước là một tai nạn hay gặp, xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và hoạt động dưới nước. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra tại nhà như bồn nước, chum, vại, rãnh nước... dẫn đến hậu quả thương tâm".
Đề cập nguyên nhân chủ yếu gây TNTT ở trẻ em, Văn phòng thường trực Phòng chống tai nạn thương tích (Bộ Y tế) cho hay, hầu hết các vụ TNTT thường xảy ra bất ngờ, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước và gây ra những tổn thương trên cơ thể trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là đối với lứa tuổi trẻ mầm non. Bởi ở những độ tuổi này các bé thường hiếu động, thích tò mò, khám phá, nghịch ngợm...
Trong khi đó trẻ chưa có ý thức, kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên nguy cơ dẫn đến tai nạn rất cao. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích, các bậc phụ huynh cần hết sức để tâm đến trẻ. Theo thống kê của Bộ Y tế, TNTT ở trẻ em cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi.
Trung bình một năm có 334.471 trường hợp trẻ em và vị thành niên mắc TNTT, trong đó có 7.187 trường hợp tử vong. Tỷ suất tử vong trung bình/năm là 23,01/100.000 trẻ em và vị thành niên, chiếm 20,03% tổng số tử vong do TNTT trên toàn quốc. Trong đó, tử vong trẻ em nhóm 0-4 tuổi chiếm 23,65%; từ 5-9 tuổi chiếm 17,22%; từ 10-14 tuổi chiếm 18,86%, còn lại là nhóm 15-19 tuổi.
Con sốt, vết phỏng chảy dịch chỉ vì tin cách chữa "đông y ba đời" Bị bỏng vùng đùi, cẳng chân, gia đình liền đắp thuốc nam cho trẻ. Vết bỏng không khô mà chảy dịch, bé lên cơn sốt. Lúc này gia đình mới tá hoả đưa con đến viện. Bệnh nhi bị bỏng được điều trị tại BV Sản nhi Quảng Ninh (Ảnh BVCC) Chỉ trong mấy ngày đầu tháng 4, Khoa Ngoại & Chuyên khoa,...