Trượt phỏng vấn 60 lần, cô gái quyết tâm làm giàu từ bánh mỳ phô mai
Trước khi mở cửa hàng bánh của riêng mình, Mechelle Clark, 35 tuổi đã trải qua hơn 60 lần phỏng vấn xin việc với kết quả không mấy khả quan.
Đối với nhiều người, thất bại trong công việc sẽ làm giảm bớt sự tự tin, nhưng Mechelle Clark, đến từ Aberdeen, Anh lại coi đó là bước đà, thúc đẩy bản thân mở cửa hàng kinh doanh bánh mỳ phô mai.
Sau 60 lần phỏng vấn thất bại, Mechelle đã tự mở cửa hàng của riêng mình
Mechelle khai trương Melt, cửa hàng đầu tiên trong thành phố phục vụ món bánh mỳ phô mai với công thức đặc biệt, vào năm 2016. Đây vốn là một năm đầy rẫy những khó khăn trong sự nghiệp đối với cô gái 35 tuổi này.
Trong suốt 1 thập kỷ, Mechelle làm việc tại vị trí chuyên viên tuyển dụng và đào tạo trong ngành dầu khí. Trong vòng 1 tháng, cô bị công ty cũ đuổi việc và có trải nghiệm không mấy tốt đẹp với một cơ sở kinh doanh khác.
Mechelle lúc này vẫn nghĩ rằng mình cần tìm một công việc ổn định nên rất tích cực nộp hồ sơ xin việc khắp nơi. Tuy nhiên, sau 60 lần phỏng vấn thất bại, cô thật sự chán nản và bắt đầu nghĩ đến chuyện khởi nghiệp.
Mechelle chia sẻ với trang Sun Online: “Tôi đã thử phỏng vấn tại nhiều công ty nhưng không được nơi nào chấp thuận. Tôi cảm nhận rõ ràng rằng mình cần phải thay đổi định hướng trong sự nghiệp. Ý tưởng kinh doanh nảy ra từ đây. Tôi đã lập tức nộp đơn xin vay 25.000 bảng Anh (tương đương 745 triệu VNĐ) vốn khởi nghiệp và hồi hộp chờ đợi ngày nhà hàng của chính mình được khai trương”.
Cận cảnh một chiếc bánh mỳ phô mai thơm ngon tại Melt
Video đang HOT
Ngay từ những ngày đầu tiên bán hàng, Mechelle đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người dân địa phương. Hiện tại, cửa hàng đã có 6 nhân viên phụ giúp và liên tục nhận hợp đồng cung cấp thực phẩm cho các sự kiện trong khu vực.
Một chiếc bánh mỳ phô mai tại Melt có thành phần gồm bánh mỳ được làm thủ công, nhập từ địa phương, 3 lớp phô mai đặc biệt, nước xốt bechamel, thịt lợn ninh nhừ suốt 10 tiếng. Mechelle đã dày công nghiên cứu công thức này, để tạo nên nét đặc trưng, có một không hai cho cửa hàng của mình.
Mỗi chiếc bánh tại đây có giá từ 4 bảng Anh (tương đương 120 nghìn VNĐ) đến 6,80 bảng Anh (tương đương 202 nghìn VNĐ). Mechelle cho biết khách hàng của họ chủ yếu là giới văn phòng tại địa phương.
“Đối tượng khách hàng chính là các doanh nhân, nhân viên văn phòng trong khu vực. Họ là những người rất bận rộn nên rất cần một món ăn được phục vụ nhanh nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng” – Mechelle cho biết.
Khách hàng vô cùng hài lòng với chất lượng thực phẩm tại Melt
Sau 1 năm kinh doanh, cô đã thu về 84.000 bảng Anh (tương đương 2,5 tỷ VNĐ) lợi nhuận cùng 1 hợp đồng cung cấp thực phẩm dài hạn. Điều này đồng nghĩa với việc Mechelle cầm chắc trong tay số lợi nhuận từ 60.000 bảng Anh (tương đương 1,8 tỷ VNĐ) đến 80.000 bảng Anh (tương đương 2,4 tỷ VNĐ) vào những năm kế tiếp.
Hiện tại, Mechelle vẫn đang sống dựa vào tiền lương của chồng. Mỗi khi kiếm được tiền, cô lại tiếp tục đầu tư để cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tân trang cửa hàng. Gia đình cũng rất ủng hộ và tin tưởng vào chuyện kinh doanh của Michelle nên cô càng có thêm động lực cố gắng.
“Đây thật sự là một hành trình đầy gian truân. Mùa hè đã kết thúc, lũ trẻ quay lại trường học, chi phí sinh hoạt của gia đình mỗi tháng lại tăng thêm. Vợ chồng tôi khá bị áp lực về mặt tài chính và phải chi tiêu tiết kiệm hơn trước. Tuy nhiên, tôi tin rằng chỉ một năm nữa thôi, cuộc sống của chúng tôi sẽ tốt hơn rất nhiều” – Michelle cho biết.
Theo Danviet
Học cách làm giàu của nữ tỷ phú Nhật Bản đầu tiên
Trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản khi đã 82 tuổi, câu chuyện khởi nghiệp và làm giàu của bà Yoshiko Shinohara khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục.
Trang CNBC đưa tin, bà Yoshiko Shinohara đã chính thức trở thành nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi giá cổ phiếu của công ty Temp Holdings do bà sáng lập tăng 11,5% vào tháng trước. Bà đã gia nhập vào "đội ngũ" 26 nữ tỷ phú tự thân châu Á và được Tạp chí Fortune vinh danh là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất trong kinh doanh toàn cầu. Trước khi trở thành "cây đại thụ" của kinh tế Nhật, bà Shinohara từng li dị chồng và phải mất tới gần 40 năm để gây dựng, chèo lái doanh nghiệp của mình từng bước vượt qua sóng gió.
Bà Yoshiko Shinohara
Sẵn sàng mạo hiểm
Cảm thấy những công việc hiện có ở Nhât Bản lúc bấy giờ vô cùng tẻ nhạt, không phù hợp với bản thân, Yoshiko Shinohara di chuyển tới châu Âu, và đây chính là nơi khởi nguồn cho ý tưởng startup của bà. Tại châu Âu, lần đầu tiên bà Shinohara được biết tới khái niệm "nhân viên thời vụ", bà đã nảy ra ý định mở một công ty cung ứng lao động theo hợp đồng ngắn hạn và thực hiện ngay khi trở về Nhật năm 1973.
Tuy nhiên, thời điểm đó, tại đất nước mặt trời mọc, việc cung ứng nhân viên thời vụ là bất hợp pháp. Bà Shinohara kể lại: "Gắn bó suốt đời với một công việc là chuẩn mực ở Nhật Bản, khi đó, các công ty cung ứng nhân sự tạm thời bị Luật pháp Nhật cấm, vì thế mà tôi thường xuyên bị các nhà chức trách triệu tập... Tôi đã từng thường tự hỏi rằng nhà tù là nơi như thế nào? Phòng giam lớn ra làm sao? Có nhà vệ sinh hay cửa sổ không nhỉ". Thế nhưng thay vì thay đổi ý tưởng kinh doanh, bà Shinohara mạo hiểm tiếp tục theo đuổi công việc mình đã chọn. Cuối cùng, luật pháp cũng thay đổi và doanh nghiệp của bà được hợp pháp hóa.
Bà sẵn sàng mạo hiểm để làm giàu
Chưa bao giờ có ý định trở thành tỷ phú
Khác với các tỷ phú tự thân khác, bà Shinohara chưa bao giờ có ý định bước vào hàng ngũ 1% những người giàu có nhất thế giới. Thay vào đó, bà muốn làm một việc gì đó để "đóng góp cho xã hội từ việc kinh doanh". Mục tiêu khởi nghiệp của bà đơn giản chỉ vì muốn có một thương hiệu riêng được thế giới biết đến.
Quyết định ly hôn khi cảm thấy không hạnh phúc
Bà Shinohara từng khiến cả gia đình sửng sốt vì quyết định ly hôn chồng. Bà nói: "Không lâu sau khi cưới, tôi nhận ra rằng mình chẳng hề muốn kết hôn và đây không phải người phù hợp với tôi. Vì thế, tôi đã quyết định ly hôn càng sớm càng tốt... Sau khi ly hôn, tôi tự nhủ phải làm gì đó cho bản thân mình". Mặc dù bị mẹ và anh trai phải đối kịch liệt, bà Shinohara vẫn giữ nguyên ý kiến, ly dị người chồng mới cưới và bắt tay vào công việc kinh doanh. Shinohara cho biết, bà quyết định phải làm nhiều hơn cho bản thân, vì cuộc sống của mình chứ không cam chịu như hầu hết mọi người phụ nữ tại thời điểm đó.
Lựa chọn ly hôn khi cảm thấy không hạnh phúc thay vì cam chịu
Mang lại cơ hội việc làm cho phụ nữ
Chia sẻ với Tạp chí Forbes, bà Shinohara cho biết, thời điểm bà thành lập công ty, phần lớn phụ nữ Nhật có rất ít cơ hội về việc làm. Sau khi kết hôn, họ chỉ ở nhà làm nội trợ, sinh con và chăm sóc con cái. Với mong muốn mang lại cơ hội việc làm cho mọi người, đặc biệt là những phụ nữ bị thua thiệt trong chế độ trọng nam khinh nữ thời đó, bà đã dốc lòng xây dựng công ty và tạo điều kiện hết sức có thể cho nhân viên của mình. Cho tới những năm 1980, công ty của bà chỉ toàn phụ nữ.
Trao cả cơ hội cho nam giới
Chỉ tuyển dụng nhân viên nữ gần như đã trở thành "luật bất thành văn" của công ty do bà Shinohara sáng lập. Tuy nhiên, khi nhận thấy sự sụt giảm về doanh số, bà đã nảy ra ý tưởng về việc đưa cả nam giới vào làm công việc thời vụ. Theo bà, phụ nữ Nhật thường làm việc theo khuôn mẫu, luôn ở thế phòng ngự chứ không tấn công, vì thế khó khiến công ty phát triển mạnh mẽ như mong đợi. Mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối, bà Shinohara vẫn quyết định tuyển nhân viên nam giới và thật bất ngờ, doanh số tăng vọt, tạo thành bước ngoặt lớn của công ty
Theo Danviet
Đại hội du thuyền của giới ăn chơi ngút trời tại Monaco Hàng ngàn người giàu có bậc nhất thế giới đã có mặt ở cảng Hercules thuộc đảo quốc Monaco để tham gia đại hội du thuyền thường niên lớn nhất thế giới. Số du thuyền có mặt năm nay là 125, trị giá khoảng 3 tỉ bảng Anh và sẽ neo đậu tới hết ngày 29.9. Ngoài ra, 580 nhà sản xuất du...