Trượt ngã vì…bác thằng bần
Ma lực “1 ăn 70″ của đề đã khiến một bộ phận giới trẻ đi vào ngõ cụt, thậm chí không ít sinh viên (SV) đã rơi vào vòng lao lý, tù tội.
Con đường lô đề…
Ở TP Ninh Bình, đường Hải Thượng Lãn Ông được dân chơi đặt tên là “con đường lô đề”. Hàng chục điểm lô đề nằm dày đặc, san sát bên nhau. Đặc biệt trước cổng trường CĐ Y tế Ninh Bình thì điểm ghi đề như “nấm sau mưa”.
5 giờ chiều, tại các điểm ghi lô đề ở đây bắt đầu kín chỗ. SV quây quần đông như đi chợ. Hiệp là một tay chơi đề có hạng ở đây. Giới SV ghiền lô đề phong cho cậu là “Đỗ đại ca” vì máu chơi đề, khả năng phân tích và luận đề. Hiệp thừa nhận: “Trước đây ở quê thỉnh thoảng cũng có chơi nhưng từ khi đi học ra ngoài này em cứ như bị ma ám, có tiền trong túi là chơi cho bằng hết. Lúc đầu chơi vài điểm đến hàng chục rồi trăm điểm, lần chơi cao nhất 500 điểm lô (tương đương 11,5 triệu đồng – PV). Chơi rồi thành quen, bây giờ ở lớp em hầu hết nam SV đều chơi đề”.
Hiệp kể có lần trúng lớn, cậu mua được xe Nouvo LX và trả hết nợ nần trước đó, rồi quyết định từ bỏ con đường lô đề trở lại trường học sau những canh dài triền miên trong nợ nần toan tính. Nhưng rồi Hiệp lại lao vào ăn thua và chiếc xe có được đã “không cánh mà bay”. Sau đó nhiều đợt mẹ Hiệp đã phải mang tiền đi cứu con với số tiền khoảng 140 triệu đồng.
Không cưỡng lại được với giải thưởng “1 ăn 70″ (trúng đề được trả gấp 70 lần), nhiều SV đã dành hết thời gian học tập vào nghiên cứu, phân tích, luận đề. Sau mỗi lần chơi, số nợ cứ thế ngày một gia tăng và trượt dài trên những số đề. Không ít bạn trẻ ở lứa tuổi đôi mươi không tìm được lối thoát đã dẫn đến những vụ phạm pháp, cướp giật, giết người.
Đang ngồi uống nước chè ở cổng trường CĐ Y tế Ninh Bình nghe Hiệp kể về con đường lô đề thì một nam SV người gầy đét, mắt đỏ hoe chạy đến chào “đại ca”, hỏi mượn tiền và hứa trúng lô 89 tối về trả ngay. Đợi cho SV này đi, Hiệp nói đó là T. – con của một đại gia ở TP Thanh Hóa, năm ngoái bị đuổi học vì bỏ quá nhiều, định trốn về quê nhưng bị chủ nợ bắt lại, bố mẹ phải mang 29 triệu đồng ra để chuộc. Năm nay T. ra đi học lại. Nhưng ngựa quen đường cũ, cậu lại dính tiếp và đang ôm một cục nợ to tướng.
Video đang HOT
Một điểm ghi lô đề trước cổng trường CĐ Y Ninh Bình – Ảnh: ĐÌNH TRUNG
Của thiên trả địa
Mới đây tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình xét xử vụ lừa bán 7 trẻ em vào nhà chứa với giá chỉ từ 550 ngàn đến 3 triệu đồng, các đối tượng phạm tội buộc phải lãnh án từ 3 – 13 năm tù giam. Những đối tượng phạm tội hầu hết là SV đang theo học tại một số trường trên địa bàn, bất chấp luật pháp với những thủ đoạn thường xuyên vào mạng để làm quen với một số bạn gái, sau đó nhận đến “cứu nét”, đưa đi chơi rồi lừa bán cho nhà chứa để lấy tiền chơi đề.
Bà Phạm Thị Khôi (quê ở H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa) mẹ của bị can Phạm Đình Hiểu (SN 1990) nước mắt giàn giụa: “Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng có ngày nó lại phạm pháp, tù tội. Bố mẹ ở nhà lăn lưng đi làm chu cấp đầy đủ, vậy mà nó nỡ phụ công. Đến khi nó mãn hạn tù liệu tôi có còn sống nữa không”. Đôi bàn tay chai sần, mặt sạm đen vì nắng gió sau những ngày lặn lội với đồng ruộng, bà Khôi cho biết thu nhập của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào vài sào ruộng và đồng lương hưu ít ỏi. Nghèo nhưng bà cũng gắng nuôi con ăn học. Ai ngờ, lên thành phố, từ một đứa con hiền lành, chăm học, Hiểu đã trượt ngã khi phải lãnh án 10 năm tù giam về tội mua bán trẻ em.
Để có 40 triệu đồng lấy thẻ SV ra thi tốt nghiệp, Nguyễn Hoàng T. (quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa) gọi điện cầu cứu bạn bè khắp nơi nhưng không được. Đường cùng, T. về quê cầu cứu bố mẹ. “Con dại cái mang”, bố mẹ T. đành bấm bụng bán lợn gà, trâu bò để lo cho con ra trường đúng hạn. Phạm Văn H., SV trường CĐ Y tế Ninh Bình (quê Kon Tum), gia đình thuộc vào hàng đại gia, bố là chủ đồn điền cao su, mẹ làm ngành giáo dục, mỗi lần ghi lô thường từ vài trăm đến 2.000 điểm lô. Lần trúng lớn nhất, H. rinh về 320 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, cậu tiếp tục chơi và rồi của thiên lại trả cho địa, số tiền trúng đề mau chóng “vỗ cánh” và cậu lâm vào cảnh “chúa chổm”. Nhiều lần, bố mẹ H. đã phải đi xe từ Kon Tum ra để cứu H.
Theo Thanh Niên
Con hư vì cha mẹ hỏng: Bài 1: Khi con trẻ vướng "vòng lao lý"
"Bố cháu nghiện ma tuý. Mẹ cháu một vài lần bị các chú công an gọi ra phường. Khi chán cháu lại lên phố ở với ông bà. Cần tiền thì xin người lớn; người lớn không có thì "xin"... các bạn", Trịnh Quang P., học sinh lớp 6 trường THCS Lương Yên, dửng dưng bộc bạch. Đứa bé 12 tuổi này là đối tượng chính trong vụ cưỡng đoạt tài sản CAP Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng xử lý.
Một vụ án
Trịnh Quang P. vốn không phải là đứa trẻ hư có "tiền sử". Học bạ giai đoạn tiểu học của em khá tốt, đặc biệt được nhiều điểm cao ở các môn học tự nhiên. Thế nhưng tần suất những điểm tổng kết cao trong học bạ của P. giảm dần vào những tháng cuối bậc tiểu học - giai đoạn bố em mắc nghiện ma túy. Mẹ không nghề nghiệp, từng vài lần vi phạm pháp luật bị công an phường sở tại cảnh cáo, xử lý. Đứa bé 12 tuổi ấy bắt đầu cuộc sống vất vưởng, lúc ở nhà, lúc bị "gửi" đến nhà những người họ hàng để nhờ cơm ăn, áo mặc. Tháng 9-2010, P. nghỉ học. Thầy cô giáo ở trường THCS Lương Yên đến nhà P. hỏi thăm thì nhận được câu trả lời cộc lốc của bố mẹ em: "Nhà hết tiền rồi, thầy cô có tiền lo cho nó thì học".
Quyết định truy nã Lê Thành Đạt khi mới hơn 14 tuổi
Nghỉ học nhưng vẫn nhớ bạn, nhớ lớp, thi thoảng P. lại tìm về trường chơi. Giai đoạn này, cậu ta quen thân với Nguyễn Gia P., 13 tuổi, đang học lớp 6 trường Lương Yên. Mối quan hệ giữa hai đứa trẻ sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu không xuất hiện nhân vật thứ ba, Nguyễn Lê X., cũng đang theo học tại trường Lương Yên.
Theo nhận xét của các thầy cô, Lê X. học khá, ngoan. Chỉ có điều, cô bé này cũng sinh ra trong gia đình đặc biệt. Mẹ Lê X. là "thư ký đề" ở khu dân cư. Cứ buổi chiều đi học về, X. thấy mẹ để khá nhiều tiền trong tủ. "Vui tay", thi thoảng X. lại rút 1, 2 tờ, mà toàn loại mệnh giá cao. Cô bé mang đến lớp, mua cho bạn này cái đồng hồ, tặng bạn kia cái áo, thậm chí cả điện thoại di động. Chuyện "cái X. có nhiều tiền" đến tai hai cậu nhóc tên P. Lần đầu là xin, sau đó trấn lột thẳng.
Cuối tháng 3 vừa rồi, ở khu vực cửa khẩu Vân Đồn, hai cậu nhóc tên P. bị bố mẹ Lê X. bắt quả tang khi đang "xin" X. số tiền 500.000 đồng. Vụ việc sau đó được chuyển đến CAP Bạch Đằng giải quyết. "Cháu cần tiền tiêu và thấy cái X. có tiền thì xin thôi", Trịnh Quang P. lý giải đơn giản về động cơ cấu thành hành vi cưỡng đoạt tài sản của mình.
14 tuổi đã bị truy nã
Đó là Lê Thành Đạt, sinh ngày 20-4-1994, trú ở phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng. Tháng 9-2008, Đạt bị CQĐT CAQ Hai Bà Trưng ra quyết định khởi tố về tội danh cướp tài sản. Nó bỏ trốn khỏi nhà, và bị CAQ Hai Bà Trưng ra quyết định truy nã về tội danh trên vào ngày 5-3-2009.
Lực lượng công an đấu tranh với đối tượng phạm pháp vị thành niên
Theo quy định của pháp luật, chỉ các trường hợp trên 14 tuổi, dưới 16 tuổi, phạm tội cố ý và gây hậu quả nghiêm trọng mới bị khởi tố bị can. Lê Thành Đạt đã "hội đủ" những yếu tố này, và đã bị truy nã sau khi bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Một điều tra viên CAQ Hai Bà Trưng cho biết: "Cùng là quyết định truy nã tội phạm, nhưng khi lập hồ sơ đề xuất xử lý đứa trẻ mới 14 tuổi hơn ấy, thật khó tránh khỏi cảm giác nặng nề gấp nghìn lần hồ sơ truy nã những đối tượng anh chị, nhiều tiền án tiền sự".
Còn ít tuổi nhưng khi bước chân vào "xã hội", Đạt được đám bạn cùng trang lứa đặt cho biệt hiệu: Đạt "đầu to"! Không "hổ danh", Đạt cầm đầu nhóm gần chục đứa con nít, gây ra hàng loạt vụ cướp, cưỡng đoạt tài sản trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Thủ đoạn của nhóm Đạt "đầu to" là luôn kéo số đông, mang dao, đi bộ hoặc ngồi phục ở những đoạn phố vắng, phát hiện "con mồi" đi một mình sẽ ra tay gây án. Sự manh động của Đạt "đầu to" và đồng bọn thể hiện ở chỗ, chúng không chỉ lấy tài sản của các em học sinh, mà ngay cả thanh niên đi một mình cũng bị đám cướp "nhí" này ra tay.
Hôm bị bắt, một đứa trong nhóm "hồn nhiên" khai: "Bình thường cháu chỉ đi chơi điện tử từ 8h đến 10h tối là về. Cháu mới dạt nhà đi qua đêm một lần cùng các bạn. Chơi điện tử hết tiền, chúng cháu lại ra đường kiếm ăn". Một đứa khác trong nhóm - là người ngoại tỉnh - lại ráo hoảnh: "Các chú đừng hỏi về gia đình cháu. Bố mẹ cháu bỏ nhau. Cháu ra Hà Nội lang thang, đi ăn trộm, cướp để có tiền sống, thế thôi". Ngoài Đạt "đầu to", nhóm cướp "nhí" ấy còn có 3 đứa khác bị khởi tố; 4 đứa bị lập hồ sơ đưa đi cơ sở giáo dục. Biện pháp ấy có lẽ đủ giúp chúng không gây hại với ai, trong quá trình phải sống cách ly với cộng đồng...
(còn nữa)
Theo ANTD
Người đàn bà gieo mầm ác trong chính gia đình mình Chan nan vi chông bông dưng bi thân kinh, Tuyêt buông minh lam gai mai dâm rôi trơ thanh ke gieo mâm ac trong chinh gia đinh minh khi tham gia buôn ma tuy. Vi tiên, Nguyễn Thị Tuyêt không chi lôi keo ngươi tinh tre vao vong lao ly ma con đưa đương chi lôi đê con trai sa chân vao vêt...