Trượt chân, một nông dân bị lửa rẫy thiêu sống
Tranh thủ mùa không K’Dung đi đốt rẫy chuẩn bị xuống giống cho vụ mới. Trong lúc xoay xở gom cây cỏ trên đất dốc, anh trượt chân lăn vào đám cháy, bị lửa thiêu sống.
Tai nạn hy hữu trên xảy đến với anh nông dân K’ Dung (35 tuổi, ngụ tại tỉnh Lâm Đồng). Anh được bệnh viện địa phương chuyển đến Chợ Rẫy điều trị trong tình trạng bị bỏng nặng.
Bỏng lửa là tai nạn rất nguy hiểm, cộng đồng cần chủ động bảo vệ an toàn khi lao động, sinh hoạt
Khai thác bệnh sử từ phía gia đình được biết, trước khi tai nạn xảy ra, K’ Dung tranh thủ thời tiết cuối mùa khô đi đốt rẫy, chuẩn bị xuống giống vụ mới. Để có thể đốt hết cây cỏ trên rẫy, anh phải tự tay gom lại thành đống. Trong lúc xoay xở trên vùng đất dốc, anh bị trược chân lăn vào đám cháy.
Cố gắng thoát khỏi đống lửa, nhưng quần áo của anh đã cháy tơi tả, nhiều vùng trên cơ thể bị tróc da. Tại khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, qua thăm khám bác sĩ xác định bệnh nhân bị bỏng 26% rải rác toàn thân.
Ngày 22/5, sau 1 tuần nhập viện, bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tích cực. Nếu vượt qua được giai đoạn sốc bỏng, sốc nhiễm trùng, những di chứng sẹo lồi, sẹo co rút do bỏng gây ra cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ và chức năng vận động của người bệnh.
Video đang HOT
Bỏng lửa do đốt nương rẫy, đốt rác là tai nạn nguy hiểm thường xảy đến với người lao động do sự bất cẩn. Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng phải đặc biệt quan tâm đến an toàn trong lao động, không nên tiếp cận gần đám cháy để tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Nữ bệnh nhân thoát chết nhờ bác sĩ cho... nợ viện phí
Không đáp ứng được khoản tiền hơn 500 triệu đồng tại một bệnh viện tư, nữ bệnh nhân phải chuyển đến Chợ Rẫy. Xác định người bệnh đang trong tình trạng đặc biệt nguy kịch, bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa, "viện phí tính sau".
Nữ bệnh nhân phải nhập viện điều trị trong tình trạng nguy kịch nhưng không đủ tiền chạy chữa
Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân Lê Thị Quỳnh Dao (32 tuổi, quê Kon Tum, tạm trú tại quận 7, TPHCM). Sáng 18/5, chị bất ngờ lên cơn đau ngực, khó thở, choáng... phải đến cấp cứu tại Bệnh viện Quận 7. Sau khi thăm khám, bác sĩ đã chuyển chị Dao sang một bệnh viện tư nhân về chuyên khoa tim mạch trên cùng địa bàn.
Theo thông tin từ chị Lê Thị Quỳnh Liên (em gái bệnh nhân): "Sau khi nhập viện, chị em được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bị viêm cơ tim cấp. Phía bệnh viện đề nghị gia đình đóng hơn 500 triệu đồng mới đủ chi phí cứu chữa. Gia đình khó khăn, không thể lo nổi khoản viện phí khổng lồ trên nên em định chờ cho chị tạm ổn rồi tính tiếp".
Tuy nhiên, sau khi nhập viện bệnh nhân bắt đầu lên cơn co gồng, tím tái, suy hô hấp. "Không thể nằm lại bệnh viện tư vì gia đình em chưa có tiền đóng viện phí, em phải nhờ hỗ trợ chuyển chị gái lên bệnh viện Chợ Rẫy. Khi vào viện, chị em đã rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê..."
Ngày 21/5, BS Huỳnh Quang Đại, khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay: "Đây là trường hợp viêm cơ tim cấp do bị vi rút tấn công vào tim. Bệnh nhân được bóp bóng để đưa tới Chợ Rẫy, qua thăm khám xác định người bệnh bị hôn mê, huyết áp tụt, sự sống chỉ còn tính bằng giờ".
Bác sĩ quyết định "cứu người bệnh trước, chi phí tính sau"
Trước tình huống khẩn nguy, các bác sĩ chỉ định cho người bệnh chạy ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể) với hi vọng "còn nước còn tát". Tuy nhiên, chi phí vận hành máy lên tới 100 triệu đồng, những khoản điều trị khác tối thiểu cũng tốn thêm 200 triệu.
"Bệnh nhân làm nghề uốn tóc, không có bảo hiểm y tế. Khi tiếp xúc tư vấn, người nhà cho biết không thể lo nổi viện phí vì bản thân bệnh nhân còn phải nuôi mẹ già và 3 đứa con nhỏ, điều kiện rất khó khăn. Chúng tôi cũng bị đẩy vào thế khó, nhưng nếu chờ đủ tiền mới cứu chữa thì người bệnh chắc chắn sẽ tử vong. Bệnh viện đã quyết định dồn tổng lực để cứu bệnh nhân trước, viện phí tính sau" - BS Quang Đại chia sẻ.
Nhờ đó, 3 ngày sau khi nhập viện, chị đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng chức năng tim mới chỉ đạt được khoảng 20% so với người bình thường. Hiện chi phí điều trị đã lên tới 200 triệu đồng nhưng gia đình mới chỉ đóng được 70 triệu đồng. Dự kiến, bệnh nhân còn tiếp tục phải lệ thuộc ECMO nhiều ngày nữa mới có thể cai máy. Sau nỗ lực cứu người bệnh, các bác sĩ đang kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng cho người mẹ khốn khổ để chị có thể tiếp tục được chữa trị.
Nhờ được cứu chữa, chị Dao đã qua cơn nguy kịch nhưng nợ viện phí đã lên tới hàng trăm triệu đồng
Từ trường hợp trên, BS Quang Đại cho biết: Với những ca bệnh bị viêm cơ tim cấp, khi chưa có hệ thống ECMO tỷ lệ tử vong rất cao (100 ca chỉ cứu được vài ca). Từ khi có hệ thống ECMO trên 80% bệnh nhân bị viêm cơ tim hoặc các bệnh lý nguy cấp liên quan đến tim phổi đã được cứu sống. Tuy nhiên, chi phí điều trị quá cao, bảo hiểm mới chấp nhận thanh toán 40% (chi phí chạy máy) đang là rào cản lớn với người bệnh.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh, BS Quang Đại khuyến cáo: "Viêm cơ tim cấp do vi rút tấn công thường xảy ra ở những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, người chưa được chích ngừa cúm. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chủ động chích ngừa cúm là giải pháp cần thiết để phòng bệnh".
Viêm cơ tim do vi rút là bệnh cấp tính, nguy cơ tử vong rất cao, nhiều trường hợp chậm trễ đến bệnh viện khiến bác sĩ không kịp trở tay. Một số ca bệnh qua được nguy kịch nhưng tình trạng thiếu máu nuôi não kéo dài khiến người bệnh phải sống đời thực vật. Khi cơ thể có biểu hiện bất thường như mệt, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở... người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cứu sống bé trai bị cành nhọn đâm thấu bìu tinh hoàn Tinh nghịch trèo lên cây cao chơi đùa, bé trai 11 tuổi ở vùng núi Lạng Sơn trượt chân rơi xuống đất, không may bị một cây nhọn bên dưới xuyên thủng bìu tinh hoàn. Các y, bác sỹ phẩu thuật lấy dị vật *ảnh: BV Chiều 12/5, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết, vừa tiếp nhận...