Trượt bài tập về chó, sinh viên cay cú kiện trường lên tòa án
Một sinh viên tại Melbourne (Australia) đã kiện trường đại học của mình sau khi trượt một bài trình bày về loại chó. Tuy nhiên, tòa án tối cao Victorian tại nước này đã bác bỏ vụ kiện không tưởng.
Sinh viên báo chí Chinmay Naik. Ảnh: Facebook.
Theo The Guardian, một sinh viên báo chí có tên Chinmay Naik, 23 tuổi, vào hồi tháng 9 đã kiện trường Đại học Monash tại thành phố Melbourne sau khi bài báo cáo bằng video về các giống chó của anh bị đánh trượt. Lý do mà nhà trường đưa ra là bài tập của Naik thiếu “cấu trúc tường thuật” và nội dung chỉ có “các câu hỏi chung chung, không liên kết với nhau” xung quanh loài vật 4 chân.
Về phía mình, Naik lý luận rằng nhà trường đã vi phạm chính sách được đề ra khi cho cùng 1 giáo viên chấm 2 lần bài của anh (theo quy định thì một bài sẽ được chấm 2 lần bởi 2 giáo viên khác nhau – PV). Sinh viên Naik cho rằng bài của anh đáng được điểm tối thiểu (pass grade).
Để đòi quyền lợi cho bản thân, Naik đã đệ trình trường hợp này lên Thủ tướng Australia lúc ấy là ông Malcolm Turnbull, ủy ban thông tin và ủy ban nhân quyền. Tuy nhiên, các đơn của cậu sinh viên báo chí đều bị “từ chối”.
Theo The Guardian, vào hôm qua (12.10), Chinmay Naik đã một lần nữa gặp thất vọng khi Thẩm phán Tòa án Tối cao Victorian Melinda Richards khuyên anh nên “cho qua”.
Video đang HOT
“Nó không phải là tận thế. Có rất nhiều người trượt một môn, sống tiếp và có sự nghiệp thành công, giàu có”, bà Richards cho hay.
Tuy nhiên, Thẩm phán Richards cũng đồng ý rằng, việc trường Đại học Monash không tiết lộ danh tính của giáo viên thứ 2 tham gia chấm bài của Naik, qua đó phá vỡ quy định chấm điểm là một việc “đáng tranh cãi”. Tuy nhiên, tính chất của vụ việc không đủ lớn để tòa án can thiệp quyết định thuộc lĩnh vực học thuật của nhà trường.
Chinmay Naik tại phiên tòa vào hôm qua (12.10). Ảnh: AAP.
Được biết, bài báo cáo của Naik có nội dung về các quan niệm tiêu cực đối với các giống chó khác nhau. Trong video, Naik đã quay một công viên chó và phỏng vấn nhiều chủ chó tại đây.
“Các chủ chó tâm sự về việc những con thuộc giống chó săn (greyhound) cần được nhận nuôi, thú nuôi có quyền đi lại ở nơi công cộng và sự phân biệt đối xử với các chú chó dẫn đường (guide dog)”, Naik nói với tờ Herald Sun vào hồi tháng 9 vừa rồi.
Dữ liệu của trường Monash ghi nhận bài tập của Naik bị cho điểm 12/100 vào ngày 26.6.2017. Sau lần chấm thứ 2, số điểm được nâng lên 21/100. Về phần minh, Monash phủ nhận rằng không có chuyện cùng 1 giáo viên chấm 2 lần bài của cậu sinh viên 23 tuổi.
Giải thích cho quyết định đánh trượt sinh viên Chinmay Naik, giáo viên chấm cho rằng bài phóng sự về các loài chó “thiếu cấu trúc tường thuật báo chí, một phần hình bị che, không có phỏng vấn chuyên gia, không có khởi đầu/phần giữa/kết thúc rõ ràng”.
“Anh đã nộp 1 đoạn video chứa 3 cuộc phỏng vấn vỉa hè (vox pop), hỏi các câu hỏi rất chung chung là không có liên quan tới nhau về loài chó”, lời phê bình của giáo viên chỉ rõ.
“Dù đây là bài quan trọng của cả môn học, em lại không thể đáp ứng các tiêu chí tối thiểu”.
Theo The Guardian, sau khi phiên tòa ngày hôm qua (12.10) kết thúc, Naik đã nói với đài AP chi nhánh Australia rằng anh tôn trọng phán quyết của tòa án và sẽ tiếp tục học tập, làm việc để trở thành một phóng viên.
“Cuộc sống không kết thúc tại đây”, Naik cho biết. “Đôi lúc, mọi chuyện sẽ không được như ý muốn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn đang đi sai hướng”.
Tại phiên tòa, Naik đã phải nộp 8.000USD (tương đương 186 triệu đồng) chi phí kiện tụng. Vào cuối tháng này, Naik sẽ vẫn còn một phiên tòa nữa tại tòa án dân sự và hành chính Victorian.
Theo Danviet
Giáo viên trường nghề phải học nghiệp vụ sư phạm từ 320 - 400 giờ
Theo đó, giáo viên trình độ trung cấp phải học 320 giờ, trong đó lý thuyết 98 giờ, thực hành - thảo luận - bài tập 207 giờ và thi/kiểm tra 15 giờ. Ở trình độ CĐ, thời gian học là 400 giờ với lý thuyết là 107 giờ, thực hành - thảo luận - bài tập 277 giờ và thi/kiểm tra là 16 giờ.
Mỹ Quyên
Bộ LĐ-TB-XH vừa trình Chính phủ dự thảo thông tư quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, CĐ, áp dụng đối với các trường ĐH, CĐ, viện nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức khác được Bộ LĐ-TB-XH giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, giáo viên trình độ trung cấp phải học 320 giờ, trong đó lý thuyết 98 giờ, thực hành - thảo luận - bài tập 207 giờ và thi/kiểm tra 15 giờ. Ở trình độ CĐ, thời gian học là 400 giờ với lý thuyết là 107 giờ, thực hành - thảo luận - bài tập 277 giờ và thi/kiểm tra là 16 giờ.
Sau khi bồi dưỡng xong, giáo viên phải đạt được các năng lực như biên soạn, tổ chức dạy được giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp; đánh giá được kết quả học tập của người học. Ngoài ra, còn tổ chức được hoạt động giáo dục ở trường và biên soạn được chương trình đào tạo, đề cương môn học, mô đun.
Theo thanhnien
Chọn bộ hình ảnh quyết tâm đậu đại học làm ảnh bìa, ảnh đại diện Thời gian ôn thi là thời gian căng thẳng, áp lực và mệt mỏi nhất, thời gian này bạn phải đối mặt với khối lượng bài tập khổng lồ, cùng áp lực chọn trường, ngành.... Chính vì vậy đôi khi bạn cũng cần thời gian giải trí, cũng như một vài sự động viên tinh thần để có cảm giác thoải mái và...