Trường tự chủ, giảng viên nhận thưởng Tết 65 triệu đồng
Nói về thưởng Tết 2020, Hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng thông tin: “Ở trường, thưởng Tết thấp nhất là 30 triệu đồng, người được thưởng Tết cao nhất là 65 triệu đồng”.
Theo các chuyên gia, tự chủ đại học là xóa được cơ chế “xin – cho” sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các trường công lập, tạo sinh khí mới cho nền đại học nước ta.
Tuy nhiên, vấn đề tự chủ đại học đặt ra nhiều năm như vậy nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết, theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng lý giải, tự chủ không đơn thuần là chuyện phân công phân cấp mà là để phát huy nguồn lực nhằm tạo ra chất lượng tốt hơn, mà cuộc sống thì luôn thay đổi và đòi hỏi yêu cầu cao hơn.
Dù chưa đi đến hồi kết khi bàn thảo tuy nhiên điều không thể phủ nhận đó là các trường đại học công lập khi thực hiện tự chủ đã gặt hái được không ít thành công.
Cụ thể, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUTE).
Theo đó, trường được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Cụ thể, quyết định quy mô đào tạo, mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với thế mạnh của trường và nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được Hội đồng trường quyết nghị thông qua.
Video đang HOT
Nói về thưởng Tết 2020, Hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng thông tin: “Thưởng Tết thấp nhất là 30 triệu đồng, người được thưởng Tết cao nhất là 65 triệu đồng”. (Ảnh: Thùy Linh)
Chia sẻ tại hội thảo về tự chủ đại học của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ngày 3/1, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE, chỉ sau 2 năm thực hiện thí điểm tự chủ với ngân sách tự có tăng 25%, thu nhập bình quân tăng 150%, quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên tăng 300%, kinh phí dành cho đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành thí nghiệm tăng 400%.
“Cụ thể, trước tự chủ ngân sách tự có của trường khoảng 150-180 tỷ/năm thì hiện tại khoảng 450-500 tỷ/năm. Quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên trước đó chỉ 12 tỷ nay đã tăng lên 36 tỷ. Trong khi đó kinh phí đầu tư cho trang thiết bị cơ sở vật chất trước đây khoảng 50 tỷ/năm thì nay tăng lên 250 tỷ/năm”- ông Dũng cho hay.
Đặc biệt, hiện Nhà trường đãtiếp nhận tài trợ học bổng và trang thiết bị từ các doanh nghiệp với tổng trị giá 8,625 tỷ đồng.
Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng thừa nhận ông có quá trình học tập thạc sĩ quản lý giáo dục ở Úc đã chắt lọc tinh hoa để áp dụng vào trường chứ không quản lý theo kinh nghiệm, lấy sinh viên làm thí điểm và làm theo phương pháp sửa sai, chính vì vậy trường không chọn hướng đi phát triển ào ạt mà chọn theo hướng thực dụng do đó HCMUTE đã áp dụng mô hình “Learning by making” vào chương trình đào tạo ở hầu hết các ngành, đồng thời đẩy mạnh và tạo điều kiện phát triển ý tưởng sáng tạo trong sinh viên bằng nhiều hình thức.
Theo đó, kết quả gặt hái nhiều thành tựu như giải nhất nghiên cứu khoa học sinh viên và là Trường duy nhất có 2 đội sinh viên lọt vào chung kết cuộc thi sáng tạo cho sinh viên khu vực do Chính phủ Singapore tổ chức.
Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “HCMUTE mức thu nhập bình quân của phó giáo sư khoảng 63 triệu đồng/tháng. Con số này đối với các tiến sĩ là 33 triệu đồng. Hiện tại, nhà trường có 42 phó giáo sư và 152 tiến sĩ”..
Nói về thưởng Tết 2020, thầy Dũng thông tin: “Thưởng Tết thấp nhất là 30 triệu đồng, người được thưởng Tết cao nhất là 65 triệu đồng”.
Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết để có được những con số nêu trên, trường đã thực hiện cơ chế tự chủ từ 30/6/2017 đến nay. Khi tự chủ, nhà trường phải gắn đào tạo với thực tiễn, với nền kinh tế, đào tạo ra sinh viên phải làm được việc.
Muốn làm được điều đó thì trường xác định triết lý giáo dục là Nhân bản – Sáng tạo – Hội nhập. Đây cũng là chiến lược về nhân lực – yếu tố quyết định chất lượng đào tạo.
“Chỉ khi nào thu nhập đủ sống, người giỏi mới gắn bó, tránh chảy máu chất xám”, ông Dũng nhấn mạnh.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Vui buồn cùng "Nhật ký cô giáo - Học kỳ xuân"
Tập tản văn "Nhật ký cô giáo - Học kỳ xuân" (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh vừa ấn hành) của giảng viên đại học - tác giả Hồ Yên Thục mang phong cách "mạng xã hội" với cách viết khá lạ so với các dòng sách về nghề giáo.
Thoạt đầu sách gây ấn tượng với cách hành văn, dùng từ sôi nổi, hài hước; nhưng ẩn sâu là những suy ngẫm chín chắn về nghề giáo và giáo dục hiện đại.
Có thể xem sách như cuốn sổ ghi chép đầy ngẫu hứng của tác giả Hồ Yên Thục, bởi mỗi ngày "lên lớp" của cô nếu không phải "lên thẳng trên mây" thì "tuột mood ngay xuống đất". Sinh viên là nhân vật trung tâm của những câu chuyện và bằng lối dẫn chuyện khéo léo, sự sắp xếp các đoạn tự sự và hội thoại đa tuyến; đã khắc họa nỗi niềm của một giảng viên đại học trẻ luôn tự rèn giũa trong nghề nghiệp và học cách đứng vững trước bộn bề lo toan cuộc sống.
Giảng dạy ở bậc đại học, cô giáo Hồ Yên Thục được xem là người dẫn dường cho sinh viên đến từ nhiều vùng miền của đất nước. Họ có nhiều tính cách, sở trường, sở đoản, thói quen và hoàn cảnh riêng. "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", câu nói ấy quả đúng, khi mà qua lời kể của tác giả, chỉ riêng câu chuyện điểm danh, kế sách khất làm bài tập nhóm cũng trăm phương nghìn kế. Hay có khi cả lớp cùng làm bài sai một kiểu khiến người thầy hoang mang: không lẽ mình sai, trò đúng?
Tác giả còn kể những câu chuyện cho thấy tình thầy trò chân thành, tình đồng nghiệp quý mến và nhiệt huyết với công việc trao truyền thi thức. Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật - họa sĩ Nguyễn Quân hóm hỉnh nhận định giọng văn của Hồ Yên Thục có sự tươi trẻ, cập nhật ngôn ngữ "mạng xã hội" khi kể những tình huống khó đỡ của thầy cô vừa thương vừa nghiêm khắc trước những sinh viên ngô nghê quá mức hay lười phấn đấu trong học đường: "Một tập tản văn thú vị, sắc sảo và cả hài hước về tâm lý giáo dục và khủng hoảng giáo dục hiện nay".
Hơn hết, tác giả, vốn là thạc sĩ Quản lý giáo dục (Đại học Portsmouth, Anh), bày tỏ rằng người thầy cũng là con người và dẫu có nghiêm khắc cũng là mong sinh viên tự giác rèn giũa tinh thần tự học. Từ sinh viên cá biệt đến trò ngoan trò giỏi, ai cũng có cơ hội để thành nhân - thành công trong tương lai nếu biết tự thân phấn đấu. Nhiều lúc, người thầy cũng thầm cảm ơn sinh viên đã giúp họ khẳng định lại ý nghĩa của nghề giáo. Và tuy không đưa người học đi hết cuộc đời nhưng ở một thời điểm nào đó, người đưa đò thầm lặng ấy đã đóng dấu hành trình của mỗi sinh viên không chỉ ở điểm số hay tấm bằng tốt nghiệp; mà là tinh thần cố gắng để hoàn thành mỗi chặng đường trong cuộc đời còn dài phía trước...
Q.M
Theo baocantho
Tiết lộ giật mình của thạc sĩ tâm lý từng làm giáo viên ở Tâm Việt Được đào tạo bài bản chuyên ngành tâm lý nhưng cô gái từng trúng tuyển làm giáo viên ở Tâm Việt đã phải chạy mất dép sau 2 tuần thử việc tại đây. Bỏ học thạc sĩ, chỉ cần 1 năm ở Tâm Việt tương lai giỏi hơn giảng viên đại học Đó là lời ông Phan Quốc Việt - CEO Tâm Việt...