Trường Trung học cơ sở Na Ngoi thu tiền lao động của học sinh có vi phạm?
Nếu thật sự có việc nhiều năm nay nhà trường vẫn thu tiền lao động của học sinh và chi tiêu bất minh như phản ánh, cũng rất cần được xử lý một cách nghiêm minh
Sau một loạt bài viết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về việc thu, chi bất minh tại Trường dân tộc bán trú- Trung học cơ sở Na Ngoi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, tòa soạn tiếp tục nhận được phản ánh về việc nhà trường năm nào cũng thu 150 ngàn đồng tiền lao động của học sinh.
Danh sách thể hiện học sinh Trường Trung học cơ sở Na Ngoi nộp tiền lao động (Ảnh phụ huynh cung cấp).
Ngoài việc thu tiền không đúng quy định, việc chi số tiền này cũng không minh bạch.
Vì thế, đã tạo nên những điều tiếng không hay làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của ngành giáo dục nơi đây.
Cha mẹ thương con thì phải nộp tiền thôi
Theo phản ánh của một số phụ huynh, hằng năm gia đình họ phải đóng 150 ngàn tiền lao động cho con.
Trao đổi vấn đề này với ông Xồng Chia Xa, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường dân tộc bán trú- Trung học cơ sở Na Ngoi huyện Kỳ Sơn được biết:
Nhà trường nói, theo quy định mỗi tuần học sinh phải đi lao động một lần như đi đốn củi, làm hàng rào…nếu không đi thì phải nộp 150 ngàn đồng/năm.
Nhiều phụ huynh thấy con còn nhỏ nên thương và đồng ý đóng tiền. Cũng có phụ huynh không chịu đóng nên con phải đi lao động.
Khi được hỏi, với vai trò là người đại diện cho phụ huynh toàn trường ông có biết số tiền lao động thu được từ phụ huynh nhà trường chi vào việc gì không?
Những khoản thu chồng chéo tại trường Na Ngoi
Video đang HOT
Ông Xồng Chia Xa cho biết: “Thầy (ý nói lãnh đạo) nói dùng tiền lao động để mua củi, xây tường rào.
Nhưng tôi nghĩ, củi thì nhà trường hiện có nhiều lắm không phải mua đâu.
Những học sinh không nộp tiền thì tuần nào cũng phải nộp một bó củi còn nấu chưa hết.
Nhưng không mua củi chẳng biết nhà trường dùng tiền ấy để làm gì thì thầy không cho tôi biết. Hôm trước, thầy làm phiếu chi không ghi ngày tháng, chỉ ghi các khoản đã chi nhưng tôi không ký.”
Không tổ chức cho học sinh lao động công ích mà thu tiền có đúng không?
Học sinh đến trường, ngoài nhiệm vụ học tập còn phải tham gia lao động công ích, điều này thể hiện rõ trong Điều 82 Luật Giáo dục 2019:
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
Đồng thời tại Điều 29 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:
3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.
Như vậy việc phân công học sinh đi lao động công ích phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe là quy định phù hợp. Nhưng không tổ chức cho học sinh lao động mà quy đổi bằng tiền là làm trái quy định vì của ngành.
Điều 10 Thông tư 55/2010/TT-BGDĐT còn quy định rất rõ các khoản thu:
Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường…
Trả lời vấn đề nhà trường thu tiền lao động, Thư viện Pháp luật cũng khẳng định:
Ngoài quy định về thu học phí, còn các nội dung thu khác không được phê duyệt của cơ quan cấp trên đều trái quy định.
Nhà trường không hợp tác, đề nghị các cơ quan chức năng thanh tra làm rõ
Sau những phản ánh của phụ huynh về khoản tiền lao động 150 ngàn/học sinh/năm học, chúng tôi nhiều lần liên hệ với nhà trường để xác minh phản ánh của phụ huynh nhưng đều không nhận được hợp tác.
Bởi thế, việc xác minh, làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi từ những khoản tiền phụ huynh đóng góp tại Trường dân tộc bán trú- Trung học cơ sở Na Ngoi huyện Kỳ Sơn thuộc về trách nhiệm của những cơ quan có trách nhiệm tại địa phương.
Nếu thật sự có việc nhiều năm nay nhà trường vẫn thu tiền lao động của học sinh và chi tiêu bất minh như phản ánh, cũng rất cần được xử lý một cách nghiêm minh.
Qua đó, không chỉ góp phần chấn chỉnh những sai phạm tại trường mà còn làm gương cho những trường học khác đã và đang cố tình vi phạm để làm khổ những người dân nghèo nơi đây.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trở lại trường: Quản lý chặt nội trú, bán trú
Ngày 7-3, chuẩn bị cho học sinh lớp 12 trở lại trường tuần tới, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ban giám hiệu Trường THPT Tân Phong (Q.7, TP.HCM) họp triển khai công tác đón học sinh lớp 12 đi học lại vào ngày 9-3 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú, sở giao hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm toàn bộ công tác phòng chống dịch COVID-19 và các hoạt động đối với học sinh tại trường. Nhà trường bán trú, nội trú bố trí chỗ ăn hợp lý, giảm thiểu tối đa việc ăn uống tập trung đông người. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của học sinh phải được dùng riêng và được giặt sạch bằng xà phòng sau khi dùng.
Ngày đầu tiên học sinh đi học lại, các trường không tổ chức hoạt động học tập; chỉ tổ chức rà soát, kiểm tra tình trạng sức khỏe, tình hình đi lại, lưu trú trong 14 ngày trước đó của học sinh, giáo viên, nhân viên.
Sở GD-ĐT TP.HCM
Đảm bảo an toàn suất ăn
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, tăng cường kiểm tra tình trạng sức khỏe của tất cả nhân viên chế biến, phục vụ bữa ăn bán trú; đảm bảo tuyệt đối an toàn đối với suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể cho học sinh, tránh cho học sinh sử dụng chung khay thực phẩm, thức ăn chung trong bữa ăn.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhiều trường THPT công lập trên địa bàn TP cho biết sẽ không tổ chức hoạt động bán trú.
"Ít nhất một tuần đầu khi học sinh trở lại trường, nhà trường sẽ không tổ chức bán trú. Sau đó, tùy vào tình hình thực tế của dịch bệnh COVID-19, chúng tôi sẽ bàn bạc với phụ huynh để quyết định có cho học sinh ăn trưa và nghỉ trưa tại trường hay không" - ông Hà Hữu Thạch, hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, cho biết.
Về việc bán trú, một phụ huynh có con học lớp 12 nói: "Thời gian thi THPT quốc gia đã được ấn định. Cho học sinh lớp 12 đi học lại là việc làm cần thiết để các con hoàn thành chương trình THPT đúng tiến độ. Chúng tôi đi làm, trường không tổ chức bán trú cũng rất khó khăn. Do đó, tôi mong các trường tổ chức bán trú và quản lý chặt chẽ các khâu này để đảm bảo an toàn cho học sinh và an tâm cho phụ huynh".
Giường ngủ cách nhau 1m
Ông Lê Văn Linh, hiệu trưởng Trường THPT tư thục Thanh Bình (Q.Tân Bình), thông tin: "Các phụ huynh có con em học nội trú ở trường chúng tôi đều phản hồi là sẽ cho học sinh đi học lại theo hình thức nội trú. Bởi học sinh đều ở các tỉnh thành khác ngoài TP.HCM, phụ huynh không thể đưa đón con em mỗi ngày được".
Ông Linh chia sẻ rằng Trường Thanh Bình đã có kinh nghiệm phòng chống dịch cúm H1N1 trước đây nên việc sắp xếp các hoạt động nội trú sẽ diễn ra như sau: "Giường ngủ của học sinh đặt cách nhau 1m, học sinh nằm giường tầng thì phải nằm quay đầu với nhau. Bàn ăn cũng không được ngồi quá 6 học sinh/bàn và học sinh ăn theo khay riêng của mình. Mỗi ngày, nhân viên lao công của trường sẽ tiến hành khử khuẩn hai lần trong toàn trường, đặc biệt là các tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, thanh giường nằm...".
Một số tỉnh thành thay đổi kế hoạch
Đến 18h ngày 7-3, một số tỉnh thành quyết định cho học sinh nghỉ học dù trước đó đã thông báo đi học lại từ ngày 9-3 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Cụ thể, sáng 7-3, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã quyết định cho học sinh toàn thành phố, học sinh, sinh viên các trường nghề tiếp tục nghỉ học hết ngày 15-3. Tương tự, Đắk Lắk, Thanh Hóa cho học sinh tư mầm non đến THCS nghỉ thêm 1 tuần.
Hải Phòng cho học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên nghỉ đến hết ngày 15-3. Bình Định cho học sinh tiểu học tiếp tục nghỉ học...
Theo Tuổi trẻ
Giải pháp nào cải thiện sức khỏe học sinh? Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy, thể trạng của học sinh ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác giáo dục thể chất trong trường học cần được quan tâm hơn Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm...