Trường thu 90.000 đồng một học sinh tiền phòng chống dịch COVID-19
Phụ huynh học sinh của Trường THPT Quảng Xương I, huyện Quảng Xương ( Thanh Hóa) phản ảnh nhà trường thu một số khoản tiền cao, trong đó có tiền phòng chống dịch COVID-19 với mức 90.000 đồng/học sinh.
Một góc Trường THPT Quảng Xương I, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Văn Dỵ – hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương I – cho biết khoản tiền xã hội hóa để phòng chống dịch COVID-19 là do Hội cha mẹ học sinh nhà trường thu 90.000 đồng/học sinh.
Hội cha mẹ học sinh nhà trường thu khoản tiền này theo chủ trương của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa về việc xã hội hóa kinh phí mua các thiết bị, vật tư phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
Quan điểm của ban giám hiệu nhà trường là không thu khoản tiền này đối với học sinh con gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo (hơn 500 em học sinh). Còn lại Hội cha mẹ học sinh nhà trường thu tiền của hơn 1.100 học sinh được tổng số tiền hơn 100 triệu đồng.
Số tiền này Hội cha mẹ học sinh của trường đã mua hơn 300 lọ dung dịch sát khuẩn tay, chi kinh phí phun thuốc tiêu độc, khử trùng toàn bộ trường nhiều lần, mua hơn 4.000 khẩu trang; mua xà phòng, 4 máy đo thân nhiệt điện tử, lắp đặt chậu rửa tay để phục vụ phòng chống dịch COVID-19 tại trường.
“Trong khi triển khai thu tiền phòng chống dịch COVID-19, tại một số lớp đã thu tiền của học sinh con gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo là sai với chủ trương của ban giám hiệu nhà trường. Sau khi phát hiện thu sai, lãnh đạo nhà trường đã yêu cầu trả lại ngay cho phụ huynh học sinh” – ông Lê Văn Dỵ cho biết thêm.
Video đang HOT
Ngoài khoản thu nêu trên, phụ huynh học sinh còn phản ảnh năm học 2019-2020, Trường THPT Quảng Xương I kêu gọi xã hội hóa với mức 700.000 đồng/học sinh. Đây là khoản thu cao đối với học sinh ở vùng nông thôn Quảng Xương.
Giải thích về khoản tiền này, ông Lê Văn Dỵ khẳng định: “Khi đưa ra mức kêu gọi xã hội hóa này, nhà trường đã họp bàn kỹ và thống nhất với Hội cha mẹ học sinh. Mức thu trên không bắt buộc đối với tất cả phụ huynh học sinh, mà kêu gọi đóng góp tự nguyện.
Vì vậy, có nhiều phụ huynh chỉ đóng góp dưới mức kêu gọi, hoặc có người không đóng góp, nhà trường không ép buộc. Đối với hơn 500 học sinh là con gia đình chính sách, hộ nghèo được miễn, giảm đóng góp.
Số kinh phí thu được từ khoản tiền xã hội hóa này, nhà trường đầu tư vào nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất của trường, lắp đặt các hạng mục phục vụ giáo viên và học sinh. Các khoản thu, chi từ Hội cha mẹ học sinh đều được công khai, minh bạch, dưới sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường”.
Liên quan đến việc này, bà Phạm Thị Hằng – giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa – cho biết lãnh đạo sở đã nhận được phản ảnh về một số khoản thu tại Trường THPT Quảng Xương I và đã có ý kiến với hiệu trưởng, yêu cầu chấn chỉnh ngay khoản thu mà phụ huynh phản ảnh là cao.
Riêng khoản tiền xã hội hóa để phòng chống dịch COVID-19, Sở GD-ĐT đã yêu cầu các trường phải căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị.
Nếu cần lắp đặt thêm hệ thống rửa tay, mua dung dịch sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang cho học sinh thì nhà trường kêu gọi cha mẹ học sinh đóng góp. Khi cha mẹ học sinh đồng thuận, nhất trí cao thì mới thực hiện. Nhà trường không được tự ý đưa ra mức thu theo kiểu áp đặt đối với phụ huynh học sinh.
Thầy giáo trường Cao đẳng Nghề làm máy sát khuẩn tự động tặng trường học
Nhằm giúp phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh đi học trở lại, các thầy giáo trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận đã nghiên cứu chế tạo máy sát khuẩn tự động tặng các trường học trên địa bàn.
Ngày 27/4, ngày mà học sinh lớp 12 và lớp 9 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trở lại trường học, trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận đã tiến hành tặng 5 chiếc máy sát khuẩn tự động cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Đây là sản phẩm của nhóm tác giả gồm các thầy giáo Trần Thanh Trung, Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Xuân.
Lãnh đạo trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận tặng máy rửa tay sát khuẩn tự động cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận.
Tại các điểm trường trong ngày đầu đi học trở lại, học sinh được hướng dẫn cách sử dụng máy rửa tay sát khuẩn tự động và thực hiện rửa tay sát khuẩn kỹ càng trước khi vào lớp học.
Học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận rửa tay sát khuẩn tự động trước khi vào lớp học
Các em xếp hàng trật tự cách nhau 2m
Thầy Nguyễn Xuân - Trưởng phòng Thực tập, Sản xuất và Dịch vụ của trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận cho biết: "Máy sát khuẩn tự động gồm bộ phận bơm chân không tạo áp lực, cảm biến; bo mạch điện tử và ống chứa nước.
Nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản. Khi cho tay vào ngăn rửa, trong vòng 2 giây, hệ thống cảm biến sẽ nhận diện và kích hoạt bo mạch hoạt động, đẩy một lượng nước sát khuẩn (cồn 60 độ) vừa đủ cho người sử dụng làm sạch tay".
"Máy nhỏ gọn, tự động phát hiện tay người để phun dung dịch sát khuẩn, tránh việc tiếp xúc với thiết bị, giúp phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả hơn.
Nguyên liệu chế tạo máy rẻ, có sẵn trên thị trường, thân thiện với môi trường, giá thành sản xuất mỗi chiếc máy chỉ từ 500 đến 700 nghìn đồng", thầy Xuân cho biết thêm.
Với máy này sẽ hạn chế tiếp xúc thiết bị và lây nhiễm từ người này sang người khác
Thạc sỹ Nguyễn Phan Anh Quốc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận cho biết: "Sau khi chế tạo thành công, Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận tiến hành lắp đặt máy tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các khu vực công cộng đông người qua lại trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, trường đã tặng cho 5 đơn vị trường học nói trên".
Tâm Bình
Ngày đầu tiên trở lại trường: Không chủ quan với dịch bệnh Sáng 2/3, ngày đầu tiên sinh viên (SV) và học sinh (HS) THPT, học viên giáo dục thường xuyên hệ THPT của nhiều địa phương trở lại trường sau đợt nghỉ kéo dài. Hầu hết các trường đều tổ chức đo thân nhiệt và nhắc nhở các em rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, uống nước thường xuyên... Thông tin...