Trường THPT Nguyễn Trãi (Tiên Yên – Quảng Ninh): “Ngộp thở” vì chủ trương xã hội hóa giáo dục
Thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Ninh về việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách theo hình thức đầu tư tư – quản lý công (PPP) trong giáo dục.
Khuôn viên khang trang, rộng rãi của Trường THPT Nguyễn Trãi.
Trường THPT Nguyễn Trãi ( huyện Tiên Yên) đầu tư thêm 34 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất (CSVC), nhà xưởng, xe tô tô đưa đón học sinh theo lộ trình. Đã 3 năm trôi qua, đề án dang dở, nguồn lực lãng phí, doanh nghiệp gặp khó vì tiên phong đổi mới.
Chủ trương đúng đắn
Trường THPT Nguyễn Trãi là trường ngoài công lập được thành lập từ năm 2006. Trường đặt tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên với CSVC khang trang, hiện đại.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT có Văn bản số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Văn bản triển khai thực hiện dựa trên Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/1/2018.
Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục, trong đó có tỉnh Quảng Ninh.
Đề án được tỉnh Quảng Ninh áp dụng triển khai đầu tiên tại huyện Tiên Yên. Đây là huyện miền núi, nhiều dân tộc thiểu số với dân số hơn 5,2 vạn người. Khu vực quanh thị trấn huyện, tính theo trục đường Quốc lộ 18 khoảng hơn 10km lại có 5 trường THPT gồm: Tiên Yên, Hải Đông, Nguyễn Trãi, Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT Tiên Yên, Trung tâm GD hướng nghiệp và GDTX.
Video đang HOT
Theo khảo sát đánh giá Trường THPT Nguyễn Trãi (do Công ty TNHH Một thành viên Hợp Tiến làm chủ đầu tư) và Trường THPT Tiên Yên cách nhau gần 1km. Trường THPT Tiên Yên được xây dựng gần 50 năm trước, đã xuống cấp, tỉnh Quảng Ninh không có chủ trương đầu tư công tại trường này.
Bên cạnh đó, UBND huyện Tiên Yên đề nghị để sử dụng phần diện tích của Trường THPT Tiên Yên để mở rộng Trường THCS Tiên Yên bảo đảm theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
Trong khi đó, để đảm bảo CSVC đạt chuẩn quốc gia, Trường THPT Tiên Yên cần quy hoạch và xây dựng lại ước tính trị giá khoảng 80 tỷ đồng, trong khi quỹ đất tại trường này nhỏ hẹp.
Cạnh đó, Trường THPT Nguyễn Trãi đầy đủ CSVC hiện đại đáp ứng đủ cho học sinh 2 trường cùng học tập. Đồng thời tiết kiệm nguồn ngân sách không hề nhỏ cho việc tu bổ CSVC hàng năm tại Trường THPT Tiên Yên.
Ngày 8/3/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 896/QĐ-UBND thuê CSVC của Trường THPT Nguyễn Trãi với diện tích xây dựng 4.797m2, theo phương thức đầu tư PPP, để chuyển hoạt động giáo dục của Trường THPT Tiên Yên về.
Thời hạn thuê trong 30 năm, thuê tài sản gồm các hạng mục xây dựng đáp ứng cho một trường học khang trang với diện tích xây dựng 4.797m2. Trong 10 năm đầu giá thuê ổn định là 2,281 tỷ đồng/năm, chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng, sắm dụng cụ giảng đường.
Trong khi chỉ một Trường THPT Tiên Yên ngân sách Nhà nước mỗi năm phải cấp 1,5 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa mà vẫn là trường cũ, cơi nới trong không gian chật chội.
Có được chủ trương của tỉnh, Trường THPT Nguyễn Trãi đã đầu tư 24 tỷ đồng xây dựng thêm 12 phòng học, phòng chức năng, nhà xưởng và gần 10 tỷ đồng mua xe tô tô đưa đón học sinh. Đến nay, trên khuôn viên vuông vắn 3,7ha, Trường THPT Nguyễn Trãi có thể tổ chức được 32 lớp học, với 1.440 học sinh, các phòng học, phòng chức năng hiện đại phục vụ tốt nhu cầu đổi mới giáo dục.
Nhà xưởng phục vụ công tác học nghề.
Nghịch lý?
Từ khi thành lập, hàng năm, Trường THPT Nguyễn Trãi vẫn tuyển vào đầu cấp từ 160 – 220 học sinh bảo đảm được từ 9 – 14 lớp cho 3 khối. Học sinh học tại trường được thụ hưởng CSVC hiện đại như: Nhà chức năng, sân tập, sân bóng, nhà nội trú sạch sẽ.
Huyện Tiên Yên là huyện dân tộc, miền núi nghèo của tỉnh Quảng Ninh. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Việc huy động nguồn lực xã hội hóa cho giáo dục là chủ trương đúng đắn, thực sự vì người học.
Trong khi CSVC của các trường THPT công lập xập xệ, thấp kém. Đặc biệt như Trường THPT Tiên Yên có diện tích nhỏ, 24 phòng học thì có 8 phòng học xây dựng năm 1970 và 6 phòng học xây dựng năm 1990, còn lại xây dựng năm 2002.
Nắm bắt chủ trương, Ban lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Trãi đầu tư thêm hàng chục tỷ đồng để đón học sinh theo lộ trình. Nhưng khi triển khai việc chuyển hoạt động giáo dục của Trường THPT Tiên Yên sang Trường THPT Nguyễn Trãi đã vấp phải sự phản đối của một bộ phận phụ huynh.
Chủ trương rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT, chủ trương huy động xã hội hóa giáo dục của tỉnh Quảng Ninh là đúng đắn và cần thiết. Việc di chuyển địa điểm học tập nhằm bảo đảm cho người học có được quyền lợi tốt hơn, mọi quyền lợi hợp pháp của người lao động vẫn được bảo đảm.
Nhưng nút thắt chính của sự việc xuất phát từ tâm lý lo xa của bộ phận đội ngũ trong Trường THPT Tiên Yên vì họ sợ khi trường sang mô hình tự chủ kinh tế, đội ngũ bị mất đi quyền lợi giáo chức. Ngoài ra, còn có ý kiến băn khoăn, phải chăng khi chuyển cơ chế trường công sang trường tư sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số lãnh đạo?
Hiện nay, Trường THPT Nguyễn Trãi mới sử dụng đến 25% công năng xây dựng. Năm học này, nhà trường chật vật tuyển sinh khi chỉ đón được 71 học sinh của địa phương. Vì sự sống còn của cơ sở giáo dục, trường phải vươn xuống huyện Đầm Hà chiêu sinh được 37 em, thậm chí sang tận huyện Đình Lập (Lạng Sơn) tuyển được 13 học sinh để duy trì hoạt động nhà trường.
UBND tỉnh Quảng Ninh cần sớm chỉ đạo dứt điểm vụ việc để việc sắp xếp lại cơ sở giáo dục phổ thông đạt hiệu quả, bảo đảm quyền lợi các bên.
TP.HCM sẽ thanh tra hàng loạt trung tâm ngoại ngữ, trường ngoài công lập
Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ thanh tra, kiểm tra các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm kỹ năng sống, các trường ngoài công lập về những khoản thu đầu năm học, hoạt động chuyên môn, công tác quản lý...
Gần 70 cơ sở của hệ thống Trung tâm ngoại ngữ SAS đóng cửa đột ngột, giám đốc trung tâm bị tố ôm tiền bỏ trốn - ĐĂNG NGUYÊN
Trong năm học 2021 - 2022, Sở GD-ĐT TP.HCM có kế hoạch thanh tra các trung tâm ngoại ngữ, các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT công lập và ngoài công lập về hoạt động chuyên môn, các khoản thu đầu năm học, công tác quản lý..., theo thông tin từ Sở GD- ĐT TP.HCM ngày 20.10.
Cụ thể, về hệ thống trung tâm ngoại ngữ, tin học, Sở GD-ĐT sẽ thanh tra, kiểm tra các trung tâm tại những khu vực như Q.4, 6, 7, 10, 11 về việc thực hiện hoạt động giảng dạy và công tác quản lý.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT kiểm tra các trung tâm dạy thêm, học thêm, tư vấn du học, kỹ năng sống trên địa bàn Q.3, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Chánh, Nhà Bè và khu vực 2 của TP.Thủ Đức về việc thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động.
Ở hệ thống trường ngoài công lập, Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra công tác tuyển sinh và những khoản thu chi đầu năm tại các Trường THCS-THPT Châu Á Thái Bình Dương; TH-THCS-THPT Úc Châu; TH-THCS-THPT Tây Úc; THPT Văn Lang; TH-THCS-THPT Quốc tế Bắc Mỹ; TH, THCS và THPT EMASI Vạn Phúc.
Về nội dung thực hiện quy chế, điều lệ trường học, Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra các Trường TH-THCS-THPT Ngân Hà; Trương Vĩnh Ký; THCS-THPT Tân Phú; THPT Trần Quốc Toản; THCS-THPT Nam Việt; Hồng Hà; Hai Bà Trưng; Thái Bình Dương; Trần Cao Vân; Mùa Xuân; Anh Quốc, Trí Tuệ Việt; Ngôi Sao, Hàm Nghi, Ngô Thời Nhiệm, Albert Einstein; EMASI Nam Long...
Cũng trong kế hoạch thanh tra năm học 2021- 2022, Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra chất lượng trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế như Trường Mầm non Bé Ngoan, Mầm non 30/4, Mầm non Bến Thành (Q.1); Trường Mầm non Vành Khuyên (Q.2); Trường Mầm non Vàng Anh (Q.5); Trường Mầm non Rạng Đông (Q.6); Trường Mầm non 19/5 (Q.8); Trường Mầm non Măng non I (Q.10)....
Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, những ngày gần đây, hàng ngàn học viên tại các trung tâm thuộc hệ thống Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới (SAS) ở TP.HCM cũng như rất nhiều giáo viên, nhân viên trung tâm ở nhiều tỉnh, thành khác liên tục tố ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Giáo dục Master English, đã ôm tiền bỏ trốn, không thể liên lạc với ông bằng bất kỳ cách nào; các trung tâm này đều tuyên bố dừng hoạt động đột ngột.
Đồng Nai đề xuất không thu học phí học kỳ 1 Đồng Nai dự chi 108,8 tỉ đồng để cấp bù học phí học kỳ 1 năm học 2021-2022 cho trẻ em, học sinh cả công lập và ngoài công lập trên địa bàn. Học sinh Trường THCS Trần Hưng Đạo (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) học trực tuyến tại nhà - Ảnh: B.A. Ngày 6-10, HĐND tỉnh Đồng Nai có văn bản thống...