Trương Thị May tháp tùng sư thầy về Myanmar
Nữ người mẫu xinh đẹp vừa trải qua 4 ngày cùng các sư phụ ở Việt Nam hành hương về miền đất Phật.
Gác lại những công việc bận bịu ngày cuối năm, người mẫu nổi tiếng vừa có chuyến hành hương về Myanmar.
Chuyến đi mà cô tham gia dành cho những quý sư phụ ở Việt Nam trên hành trình hành hương về đất Phật.
Người đẹp chọn mặc áo dài khi xuất hiện tại chốn tôn nghiêm trên đất bạn.
Trong hành trình 4 ngày, Trương Thị May cùng quý thầy viếng thăm các chùa nổi tiếng ở xứ sở này như: Kyauktawgyi, Shwedagon (Chùa Vàng), chùa Kyaikpun, Shwethalyaung, Shwemawdaw, Swedaw, Kyaikhmawwun… Đoàn còn ghé thăm trường đại học phật giáo ở Yangoon, động đá Mahpasana, Bảo tàng Xá lợi…
Trương Thị May chia sẻ, đi đến đâu, cô cũng ấn tượng với nét hiền hòa, thân thiện của người dân Myanmar.
Phút thành tâm của người đẹp được mệnh danh là “cô gái ngoan” của làng giải trí Việt Nam.
Video đang HOT
Trương Thị May là người ăn chay trường.
Gia đình nữ người mẫu vốn gốc dân tộc Khơ Me. Hầu hết người dân tộc Khơ Me đều theo đạo Phật nên từ nhỏ cô đã quen với hình ảnh hiền hòa của đức Phật cũng như tiếng kinh kệ.
Nữ người mẫu cho rằng, lối sống tu tập giúp cô giữ được cân bằng về tinh thần trong cuộc sống.
Người đẹp cùng quý sư thực hiện nghi thức cúng dường tại các chùa ở Myanmar.
Người đẹp trong khung cảnh tráng lệ của những ngôi chùa vàng.
Không chỉ chuyên tâm hành hương, mỗi năm, Trương Thị May đều tích cực tham gia các hoạt động từ thiện trong nước.
Chi Mai
Ảnh: M.M.
Theo VNE
Tạp chí giới tính 'đốt nóng' Myanmar
Với những trang báo bóng bẩy, hình ảnh các người mẫu chu môi tạo dáng kèm những lời khuyên ngọt ngào, tạp chí giáo dục giới tính đầu tiên đang là đề tài tranh cãi nóng bỏng ở đất nước Myanmar thời mở cửa.
Ông Ko Oo Swe, tổng biên tập tạp chí Hyno. Ảnh: AFP
Kể từ khi xuất hiện hàng loạt tại các nhà sách Myanmar hồi tháng 11 năm ngoái, Hyno nhanh chóng trở thành tạp chí phải đọc của giới trẻ và những người tò mò.
Ảnh hưởng mạnh bởi các tiêu chuẩn phương tây, những hình ảnh trong Hyno tràn ngập những cô gái bán khỏa thân và những tiêu đề từ "Bí mật phòng the" hay "Những lợi ích của âu yếm" đến "Những lời nói dối hiện đại trước khi cưới". Điều này đã khiến tạp chí thu hút được sự chú ý ở đất nước Myanmar bảo thủ và được xếp vào loại văn hóa phẩm dành riêng cho người lớn.
Tuy nhiên, tổng biên tập đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng một nguyệt san như trên là quá táo bạo với Myanmar hay những chỉ trích của các nhà phê bình trên Facebook rằng Hyno chẳng khác gì một tạp chí Playboy.
"Tạp chí này là sự kết hợp giáo dục giới tính và giải trí", ông Ko Oo Swe nói, thêm rằng nhãn đỏ dán trên bìa tạp chí để khuyến cáo chỉ dành cho độc giả trên 18 tuổi đã tạo ra những so sánh bất lợi cho Hyno.
"Các vấn đề về giới tính vẫn còn rất bí ẩn ở Myanmar. Xã hội chúng ta đang ngày một cởi mở hơn nhưng tôi nghĩ giáo dục giới tính vẫn còn rất yếu kém", ông nói.
Hyno, có nghĩa "bỏ bùa mê", là tạp chí đầu tiên loại này ở Myanmar và đang chứng minh sức hút của nó dù giá bán 3 USD tại các nhà sách và sạp báo trên đường phố là tương đối đắt đỏ.
Trước đây, các tạp chí, sách báo ở Myanmar phải trải qua quá trình kiểm duyệt rất gắt gao trước khi xuất bản. Giới chức nhiều lần tuýt còi các hình ảnh hay bài viết được cho là gây ảnh hưởng đến đạo đức trong dân chúng hoặc thể hiện thái độ bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, từ khi việc kiểm duyệt này chấm dứt hồi tháng 8 năm ngoái, các tạp chí thời trang và phong cách sống bắt đầu vượt ra khỏi ranh giới nội dung hạn hẹp bấy lâu mà không hề bị xử phạt.
Hyno cũng không ngoại lệ. Tạp chí này có số lượng chuyên mục, bài viết và hình ảnh táo bạo, đến mức nhiều nhà sách từ chối nhận Hyno, cho rằng nó chỉ nhằm mục đích kích dục hơn là giáo dục.
Đáng ngại hơn, Bộ trưởng Thông tin đã gửi thư đến hội đồng báo chí lâm thời, bày tỏ sự phản đối với tạp chí "phi đạo đức" này. Bộ cáo buộc Hyno vi phạm giấy phép khi bản thân là một tạp chí thời trang nhưng lại đăng các "bài viết và hình ảnh liên quan đến tình dục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Myanmar".
"Tôi thậm chí còn thấy một bình luận trên Internet cho rằng tổng biên tập quá trơ trẽn khi cho ra đời một tạp chí như thế", Ko Oo Swe nói. Ông yêu cầu mọi người không nên chỉ trích trước khi đọc tạp chí và xem ông đã "tuân thủ các quy tắc văn hóa" như thế nào.
Một người bán dạo tạp chí Hyno trên đường phố Yangon. Ảnh: AFP
Bất chấp những tranh cãi, các độc giả trẻ của Hyno vẫn tin rằng tạp chí có thể đóng một vai trò lớn trong việc nâng cao nhận thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và về lâu dài sẽ làm thay đổi xã hội cứng nhắc của Myanmar, khi nước này đang cựa mình thoát ra khỏi hàng thập kỷ bị cô lập.
"Với những người cổ hủ, giáo dục giới tính là một điều gì đó rất đáng xấu hổ", Yoon Lae Khin, một nữ sinh 20 tuổi, tình nguyện viên của Hiệp hội Y tế Myanmar (MMA) nói. "Mẹ tôi hiểu có những điều chúng tôi cần phải biết, nhưng rất khó để nói về tình dục trước mặt bố và các em tôi. Vì thế, chúng tôi tìm hiểu qua tạp chí".
Các giáo sư y học cũng lên tiếng ủng hộ Hyno, cho rằng đã đến lúc đất nước này cần phải nói về giới tính và tình dục.
"Giới trẻ không có đủ hiểu biết về những vấn đề như mang thai tuổi vị thành niên, mang thai trước khi cưới, lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh hoa liễu", Khine Soe Win, nhân viên dự án chương trình phát triển thanh niên của MMA nói. "Những người cổ hủ chĩa mũi ra phản đối giáo dục giới tính, lên án nó vì lý do đó là một văn hóa mà họ không hiểu".
Ne Win, một bác sĩ làm việc cho Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Myanmar, cũng đồng tình với ý kiến trên. Ông tin rằng một tờ báo hiện đại và tiến bộ có thể lấp đầy khoảng trống do dự của quốc gia này trong việc thúc đẩy giáo dục giới tính.
"Các hoạt động của chúng tôi không mạnh như thông tin báo chí, thứ có thể đạt đến hàng trăm độc giả trong chỉ một thời gian ngắn", Ne Win nói.
Trong khi ông Ko khẳng định mục đích tốt đẹp của Hyno, một cuộc chiến vẫn đang diễn ra với những người xem nó là một mối đe dọa cho đạo đức của đất nước Myanmar.
Mg Mg Lwin, chủ nhà sách Innwa, một trong những nhà sách hàng đầu thành phố Yangon, từ chối tiếp nhận Hyno, bất chấp những yêu cầu của độc giả, chủ yếu là phụ nữ. "Thậm chí nếu có ai đó cho không tôi để bán những tạp chí như thế, tôi cũng sẽ không chấp nhận chúng", ông nói.
Theo VNE
Người Việt kể chuyện sống sót trên máy bay Myanmar Thoát chết trong gang tấc cùng gia đình sau khi chiếc máy bay Myanmar lao xuống đất, cháy rồi vỡ đôi, ông Dương Đình Giao đã có cơ hội khám phá nhiều điều mà ông chưa từng ngờ tới ở Myanmar. Hiện trường vụ tai nạn máy bay của hãng Air Bagan gần thành phố Heho khiến hai người thiệt mạng. Ảnh: AFP...