Trường THCS Lê Chân “nói không với ma túy học đường”
Ma túy đã và đang trở thành hiểm họa, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh cho mỗi quốc gia, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận người dân, đồng thời là nguyên nhân phát sinh tội phạm, đe dọa an ninh và sự phát triển của đất nước.
Liên Hiệp quốc đã lấy ngày 26/6 hàng năm làm “Ngày quốc tế phòng, chống lạm dụng ma túy”. Hưởng ứng quyết định của Liên Hiệp quốc, trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều hình thức, biện pháp tăng cường các hoạt động phòng, chống, bài trừ tệ nạn buôn bán và sử dụng ma túy. Ở nước ta, những năm gần đây, tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy diễn ra rất phức tạp, mang đến nhiều hậu quả khôn lường. Đáng ngại hơn là ma túy đã và đang len lỏi vào đời sống học đường. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có kiến thức để biết được tác hại của ma túy gây ra.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo của BGH nhà trường, Trường THCS Lê Chân (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) đã phối hợp với Trung tâm Cai nghiện ma túy Gia Minh tổ chức buổi tuyên truyền phòng chống ma túy học đường, để giúp các em tăng cường vốn hiểu biết và “nói không với ma túy”.
Dự buổi tuyên truyền tại nhà trường có bà Dương Thị Băng Tâm – PGĐ Trung tâm Cai nghiện ma túy Gia Minh, ông Nguyễn Duy Khánh – Trưởng phòng Tư vấn giáo dục Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng, cùng toàn thể thầy cô trong BGH, giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Lãnh đạo các đơn vị và BGH nhà trường tham dự buổi tuyên truyền
Với những tiết mục múa, hát được dàn dựng công phu và có ý nghĩa sâu sắc, các anh chị trong đội tuyên truyền ma túy học đường, Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng đã mang đến cho các em học sinh những kiến thức bổ ích. Đặc biệt là cuộc trò chuyện giao lưu với anh Vũ Cao Sơn, một người từng nghiện ma túy, đã cai nghiện thành công tại Trung tâm Cai nghiện ma túy Gia Minh, giúp các em học sinh hiểu được ma túy là gì, nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma túy, hậu quả và cách phòng tránh ma túy.
Video đang HOT
Hoạt động văn nghệ trao đổi kiến thức về phòng chống ma túy học đường diễn ra sôi nổi
Theo đó, chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành, các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, thuốc… và sử dụng bằng nhiều hình thức: hút, chích, hít… Có nhiều loại ma túy như: hê rô in, ma túy đá, thuốc lắc, hồng phiến, tem giấy, bóng cười, cỏ Mỹ.
Có rất nhiều nguyên nhân, khiến con người dễ tiếp cận và nghiện các chất ma tuý như: Nguyên nhân khách quan (ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ; tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh chưa thực sự có hiệu quả; một số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý; hoặc do cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em); Nguyên nhân chủ quan (thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý nên bị lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý; muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình nên chủ động đến với ma tuý; hoặc do hoàn cảnh gia đình…).
Qua buổi tuyên truyền tại nhà trường, các em học sinh đã hiểu được hậu quả khôn lường mà ma túy gây ra. Ma tuý sẽ huỷ hoại sức khoẻ một cách nhanh chóng, gây nhiều bệnh tật, suy giảm sức lao động, gây tổn hại về tinh thần, dễ bị lây nhiễm HIV… đối với người sử dụng nó. Ngoài ra, ma túy còn ảnh hưởng, gây nhiều hệ lụy đến gia đình và xã hội.
Thông qua buổi tuyên truyền vô cùng ý nghĩa này, BGH nhà trường, các thầy cô mong muốn: Mỗi em học sinh sẽ nhận thức và có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông thả; không tò mò, không thử ma túy dù chỉ một lần; không hút thuốc lá điện tử; cương quyết tránh xa, không chơi với bạn xấu có liên quan đến ma túy; không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc xúi giục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào.
Toàn cảnh buổi tuyên truyền phòng chống ma túy học đường tại Trường THCS Lê Chân
Bên cạnh đó, các em khi phát hiện những bạn có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý cần báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn; quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; không kỳ thị, xa lánh người cai nghiện; tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn chán, thất vọng), các tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy…
Thông buổi tuyên truyền tập thể BGH và giáo viên Trường THCS Lê Chân mong muốn các em học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy và chung tay hành động quyết tâm “Nói không với ma túy”.
Theo congly
Truyền thông - giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tệ nạn ma túy học đường
Xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, MT đang từng bước len lỏi vào nhà trường, trong khi một bộ phận không nhỏ HSSV chưa hiểu về tác hại của MT.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 6-2019, trên địa bàn toàn tỉnh có 7.472 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó số người nghiện từ 16 đến 18 tuổi có 225 người (chiếm 1,6%). 561 xã, phường, thị trấn của 27/27 huyện, thị xã, thành phố có người nghiện ma túy (MT) với đầy đủ các thành phần từ học sinh, sinh viên (HSSV), cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, lao động tự do...
Màn tiểu phẩm của học sinh Trường THPT Sầm Sơn tại hội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống TNXH năm 2019.
Xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, MT đang từng bước len lỏi vào nhà trường, trong khi một bộ phận không nhỏ HSSV chưa hiểu về tác hại của MT. Vì vậy họ đã trở thành đối tượng bị các phần tử xấu dụ dỗ, lôi kéo sử dụng MT. Bọn tội phạm MT thường nhắm vào các em HSSV thích ăn chơi, đua đòi, thích tụ tập với các phần tử xấu để rủ rê, lôi kéo. Đối với một số HSSV khi đến với MT đầu tiên chỉ là sự tò mò "thử một lần cho biết" để thể hiện bản thân, sau đó dẫn đến nghiện lúc nào không hay. Một khi sa chân vào MT thì sẽ để lại hệ lụy vô cùng to lớn, MT sẽ tàn phá sức khỏe, hủy hoại tương lai của tuổi trẻ. Thực tế cho thấy, khi các em HSSV chưa có những hiểu biết đầy đủ về MT sẽ dẫn đến tình trạng chung đó là thiếu ý thức đề phòng, nhất là với những loại MT mới xuất hiện gần đây như: Tem giấy, cỏ Mỹ, bóng cười... Phần lớn HSSV không có nhiều kỹ năng xử lý những tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng trái phép chất MT, do đó dễ trở thành nạn nhân của MT. Do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cho HSSV có được kiến thức và kỹ năng nhận biết và phòng chống các loại chất MT là vấn đề hết sức cần thiết.
Nhận thức rõ tác hại của MT đối với HSSV, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo, các nhà trường trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiều giải pháp để phòng chống MT học đường và đạt được những kết quả tích cực. Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26-3-2018 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát MT trong tình hình mới, Sở GD&ĐT đã xây dựng các kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng quy chế để triển khai công tác phòng chống MT trong trường học. Hàng năm, Sở GD&ĐT đã lồng ghép kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống và kiểm soát MT tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn với kiểm tra công tác HSSV, qua đó kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém; từng bước tạo chuyển biến về nhận thức của người đứng đầu cơ sở giáo dục, các cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên và HSSV về tác hại, sự nguy hiểm của MT.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về MT đã từng bước được đổi mới, với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, tạo sự thu hút, hấp dẫn và hiệu quả cao thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hệ thống pa nô, áp phích; các cuộc thi tìm hiểu về phòng chống MT, các hoạt động ngoại khóa và tổ chức ký cam kết thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự. Hàng năm, ngành GD&ĐT và các trường học đã phối hợp với lực lượng công an tổ chức phát động điểm các hoạt động ngoại khóa về phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó có chuyên đề về phòng chống MT học đường gắn với Ngày Pháp luật Việt Nam, Ngày HSSV, Tháng hành động phòng chống MT, Tháng Thanh niên... Lồng ghép các nội dung phòng chống MT vào các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp vào các môn học chính khóa như Đạo đức, Giáo dục công dân và các môn học có liên quan; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, mít tinh truyền tải thông điệp phòng chống MT đã tạo thành phong trào có hiệu quả cao trong cả năm học và dịp nghỉ hè.
Có mặt tại Trường THPT Tĩnh Gia 2 (Tĩnh Gia) trong một buổi tuyên truyền phòng chống MT xâm nhập học đường, em Nguyễn Thị Kim Oanh, học sinh lớp 10 cho biết: "Thông qua buổi tuyên truyền em được hiểu thêm tác hại cũng như cách phòng chống MT, để tự bảo vệ bản thân mình và nhắc nhở bạn bè, người thân tránh xa MT". Thầy giáo Lê Việt Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Tĩnh Gia 2 cho biết: "Thời gian qua, nhà trường đã kết hợp nội dung phòng chống MT vào môn Giáo dục công dân, tuyên truyền trong tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, hoạt động đội; phối hợp tổ chức các buổi truyền thông, thi tìm hiểu về phòng chống MT. Đồng thời, thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin với gia đình học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh và sổ liên lạc; tổ chức cho học sinh ký cam kết không tham gia tệ nạn MT". Để công tác giáo dục phòng chống MT trong nhà trường đạt kết quả tốt cũng theo thầy Cường: Phải có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó gia đình và nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Mỗi gia đình phải là một "pháo đài" vững chắc cho con em mình, người lớn trong gia đình phải làm tấm gương cho con cháu noi theo; tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; quản lý, giám sát lịch trình học tập, vui chơi của con em mình ngoài nhà trường; chủ động thông báo cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm những vấn đề không bình thường của con em mình để có biện pháp phối hợp giáo dục tốt nhất.
Song song với các hoạt động trên, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao kỹ năng phòng chống MT cho HSSV là một trong những giải pháp trọng tâm mang lại hiệu quả tích cực. Vì thực tế, khi các em chưa có những hiểu biết đầy đủ về MT sẽ dẫn tới sự thiếu cảnh giác, đề phòng với những loại MT trá hình đang xuất hiện phổ biến hiện nay. Khi không có nhiều kỹ năng để phòng chống, các em sẽ gặp khó trong xử lý tình huống và có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng MT. Việc trang bị cho HSSV kỹ năng, kiến thức cơ bản sẽ giúp các em chủ động tránh xa MT, có như vậy mới góp phần ngăn chặn được sự tấn công của các loại MT mới vào giới trẻ hiện nay.
Bài Và Ảnh: Trần Hằng
Theo baothanhhoa
Nam Định: Để nói được không với ma tuý và bạo lực học đường Tỉnh Nam Định có có 764 trường học và cơ sở giáo dục, trong đó có 29 trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Xác định bảo đảm an ninh, trật tự trong các cơ sở giáo dục là một yêu cầu quan trọng, nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Mô hình "An toàn trường học" được...