Trương Thanh Hằng được tiến sĩ Moss phẫu thuật
Ngày 18.7 vừa qua, tại bệnh viện Thể thao Việt Nam (Hà Nội), tiến sĩ nổi tiếng người Đức Nobert Moss đã tiến hành phẫu thuật rút đinh ở chân phải cho nữ hoàng điền kinh Việt Nam Trương Thanh Hằng.
Trương Thanh Hằng (xanh) đang trên đường đua – Ảnh: Khả Hòa
Cách đây gần hai năm, trong buổi tập vào sáng sớm trên đường Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng), nhà vô địch châu Á cự ly trung bình Trương Thanh Hằng đã bị tai nạn giao thông.
Cú đâm từ một chiếc xe máy đã khiến Hằng bị gãy xương mác và xương chày chân phải. Rất đáng tiếc cho Hằng vì sự nghiệp đang thăng hoa của cô gái sinh năm 1986 này bị đứt quãng từ đó. Cô đành phải từ bỏ giải vô địch châu Á, SEA Games 27 cùng một số giải đấu quan trọng khác của quốc nội và quốc tế.
Vì chấn thương quá nặng nên Hằng đã được các bác sĩ của bệnh viện Đà Nẵng vít xương chân bằng dụng cụ kết hợp xương mác (7 đinh) và nẹp để cố định. Tháng 7 năm ngoái, tại bệnh viện Thể thao Việt Nam, Hằng được giáo sư, bác sĩ y học thể thao Deny của Tập đoàn y tế công lập Singhelth (Singapore) phẫu thuật rút đinh lần 1.
Sáng 19.8, chúng tôi đã gọi điện hỏi thăm Hằng và nghe cô kể: “Nhưng trong chân phải của tôi còn một chiếc nẹp dài nữa và tôi cũng muốn tháo nẹp nhưng chưa biết vào thời điểm nào. Vô tình cách đây vài ngày, tôi gọi điện hỏi thăm một bác sĩ của bệnh viện Thể thao Việt Nam thì được biết, bác sĩ Moss đã quay lại Việt Nam để tiến hành chữa trị cho các bệnh nhân ở đây.
Quá mừng vì thông tin này, tôi xin phép HLV và các bác sĩ của bệnh viện cho tôi ra ngoài Hà Nội để phẫu thuật. Ca mổ của tôi được thực hiện vào 17 giờ chiều 19.7 và theo các bác sĩ là khá thành công. Tuy vẫn còn rất đau, đêm qua tôi phải uống thuốc ngủ mới có thể chợp mắt được nhưng tôi hy vọng mình sẽ chóng hồi phục”.
Tiến sĩ Moss là người mà thể thao Việt Nam rất biết ơn vì chính ông đã có sáng kiến thành lập ra bệnh viện Thể thao Việt Nam – nơi chuyên chữa trị cho các VĐV Việt Nam.
Video đang HOT
Hơn 22 năm cộng tác và gắn bó với thể thao Việt Nam, đích thân ông đã từng thăm khám và điều trị cho hàng trăm VĐV. Đặc biệt, ông đã tiến hành phẫu thuật cho các danh thủ như Hồng Sơn, Minh Chiến, Quốc Cường, Thanh Phương.
Mỗi năm, ông đều thu xếp công việc của mình bên Đức để quay lại Hà Nội một thời gian và chữa trị cho không chỉ VĐV mà những người dân có nhu cầu.
Trở lại với ca phẫu thuật của Trương Thanh Hằng, cô nói: “Vì nẹp chân lâu quá lên rất khó lấy ra. Nhưng với trình độ cao, tiến sĩ Moss đã tiến hành ca phẫu thuật khá dễ dàng. Tôi sẽ mất khoảng 4-6 tuần để hồi phục”.
Tuy nhiên, Thanh Hằng cho biết cô vẫn bỏ ngỏ khả năng tham dự Đại hội TDTT toàn quốc vào cuối năm nay. Cô cũng không chắc mình còn đủ phong độ để thi đấu SEA Games 28 vào mùa hè năm 2015.
“Tất cả còn phải phụ thuộc vào diễn tiến hồi phục chân phải của tôi. Tôi chưa đưa ra quyết định gì cả vào lúc này. Có thể tôi sẽ tiếp tục sự nghiệp VĐV mà cũng có thể chia tay để về tỉnh Ninh Bình làm HLV”, Hằng nói.
Được biết, bạn trai của Thanh Hằng – cựu vô địch SEA Games cự ly 800 m, 1500 m Nguyễn Đình Cương cũng đang làm HLV tổ cự ly trung bình ở Ninh Bình.
Theo VNE
Trương Thanh Hằng mong tỏa sáng ở Asiad sau tai nạn
Nữ hoàng điền kinh cự ly trung bình mơ dự Á vận hội thứ 17 dù mới trở lại sau một năm bị tai nạn giao thông.
- Một năm vắng mặt do tai nạn giao thông, phong độ của chị trên đường chạy đã hồi phục như thế nào?
- Lúc này, sức khỏe của tôi đã tạm ổn định. Tôi trở lại quá trình tập luyện và bắt đầu nâng cao khối lượng. Suốt một năm qua, tôi gặp nhiều biến cố và không muốn nhắc lại. Lãnh đạo Tổng cục TDTT, Liên đoàn điền kinh quan tâm, ủng hộ tôi vượt qua khó khăn. Lãnh đạo tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình luôn hỗ trợ và động viên tôi từ khi dính tai nạn đến lúc này.
Trương Thanh Hằng là nữ hoàng điền kinh cự ly trung bình nhiều năm qua.
Nhận được sự quan tâm, tôi đang nỗ lực hết sức để có thể tham dự Asiad cuối cùng tại Incheon, Hàn Quốc vào tháng 9 này. Tôi mong muốn tỏa sáng trên đường chạy sau hai tấm HC bạc 800m và 1.500m từng đạt ở Asiad 16 4 năm trước. Nhưng tất cả còn chờ quyết định của lãnh đạo đầu ngành thể thao về việc cử bao nhiều VĐV điền kinh dự Á vận hội. Nếu không được tham dự Asiad 17, tôi cũng tiếc lắm nhưng đành hướng sự tập trung ở Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 tại Nam Định.
- Từng giành nhiều tấm huy chương châu lục và khu vực, danh hiệu nào với chị vẫn đáng nhớ nhất?
- Không có tấm huy chương nào đáng nhớ bằng danh hiệu vô địch châu Á tôi đạt được vào năm 2007. Tôi nhớ khi di chuyển sang Jordan, khí hậu Tây Á vô cùng nắng nóng. Tôi trải qua chuyến bay dài lại gặp khó khăn việc ăn ở, thời tiết nên tấm HC vàng cự ly 800m quả đáng nhớ. Đó cũng là tấm HC vàng châu lục lần đầu tiên tôi có được. Một bước ngoặt đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp điền kinh của tôi sau này.
- Còn sự kiện nào chị thấy tiếc nuối nhất trong sự nghiệp của mình?
- Tôi giành được hai tấm HC vàng cự ly 800m và 1.500m tại SEA Games 2011 nhưng vẫn còn thiếu một chút nữa mới chạm chuẩn B Olympic. Kết quả tôi không đủ tiêu chuẩn tham dự Thế vận hội London 2012, một đấu trường danh giá mà tôi rất kỳ vọng được tham dự. Đời VĐV ai chẳng mơ một lần hít thở không khí Thế vận hội, nên để tuột cơ hội có một lần trong đời khiến tôi có chút hụt hẫng. Trở về nước không lâu sau đó, tôi dính luôn tai nạn giao thông khi đang tập chạy trên đường, lỡ hẹn SEA Games 2013 và chưa chắc nằm trong nhóm VĐV được đầu tư chuẩn bị Asiad 17.
- Chị có tính ngã rẽ cưới chồng sinh con khi tuổi đời cũng không còn trẻ?
- Năm nay tôi cũng 28 tuổi rồi, khát vọng tỏa sáng vài giải đấu tầm cỡ vẫn còn cháy trong lòng. Mơ dự một kỳ Asiad cuối cùng trong sự nghiệp, tôi cũng tính thi đấu thêm SEA Games 2015 rồi nghỉ hẳn. Năm nay, tôi cũng cố gắng hoàn tất tấm bằng chuyên sâu điền kinh Đại học TDTT Đà Nẵng để chuyển sang làm huấn luyện khoảng 1-2 năm nữa. Có thể trong năm nay, tôi sẽ lên xe hoa với người yêu của tôi nếu mọi thứ không theo ý muốn. Tôi cũng thèm khát một tổ ấm cho riêng mình sau quá nhiều năm lăn lộn thi đấu xa nhà rồi.
- Chị có tính một hướng đi khác ngoài thể thao để ổn định kinh tế sau khi lập gia đình?
- Theo nghiệp thể thao bao nhiêu năm, tôi cũng thấy nghề mình nghiệt ngã, đào thải khốc liệt lắm. Mình yêu nghề thật nhưng cũng phải tính một công việc khác để ổn định kinh tế, cũng để an tâm theo đuổi nghề nghiệp. Chắc sau khi giã từ nghiệp VĐV, tôi sẽ mở một cửa hàng bán giày thể thao, đồ mỹ phẩm ở Ninh Bình để them đuổi giấc mơ làm kinh doanh trong lòng. Tôi cũng có chút kinh nghiệm về việc này nên yên tâm có thể thu về thành công sau khi bắt tay mở cửa hàng. Chưa kể có rất nhiều VĐV thể thao khác kinh doanh và có kết quả tốt. Tôi cũng nghĩ mình có duyên kinh doanh và sẽ làm tốt đam mê từ bé của tôi.
Trương Thanh Hằng và bạn trai Nguyễn Đình Cương lên kế hoạch đám cưới. Ảnh: TH.
- Chị nghĩ sao khi là một trong 100 nhân vật Ngôi Sao phỏng vấn nhân dịp 10 năm sinh nhật?
- Tôi rất bất ngờ và tự hào khi được báo điện tử Ngoisao.net mời phỏng vấn trong dịp này. Ngày nào tôi cũng lên báo, có ngày mạng yếu không vào được, tôi cảm giác thấy thiếu vắng một thứ gì đó quen thuộc với mình. Mục viết về cuộc sống hậu trường các sao thể thao trong và ngoài nước là mục tôi yêu thích nhất của Ngoisao.net. Rất mong các anh chị phóng viên của báo hạnh phúc và nhiều niềm vui trong dịp sinh nhật 10 năm, để đóng góp nhiều hơn nữa cho Ngoisao.net.
Theo VNE
Những vụ quấy rối tình dục rùm beng nhất làng thể thao Việt Nam Hãy cùng điểm lại những vụ huấn luyện viên thể thao bị tố có hành vi quấy rối tình dục nổi cộm nhất khiến làng thể thao Việt rúng động. 1. Năm 2003 giới võ thuật không thể quên chuyện về HLV Nguyễn Huy Đ. của đội tuyển quốc gia pencak silat vào. Các VĐV tố cáo HLV này thường xuyên đề nghị...