Trường Sa giữa mùa biển động: Vẫn sáng một góc trời
Đoàn công tác của Lữ đoàn Trường Sa (đi tuyến giữa) đến điểm đầu tiên là đảo Đá Lớn B chậm gần một ngày so với kế hoạch ban đầu vì thời tiết xấu.
Đêm ở đảo Đá Lớn B – Ảnh: Chí Nhân
Chính vì vậy thượng tá Ngô Duy Đỗ, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Trường Sa, Trưởng đoàn công tác (tuyến giữa) quyết định sẽ lên điểm đóng quân này làm việc khẩn trương trong buổi chiều, không ở đêm lại đảo. Kế hoạch đó nhanh chóng bị phá sản vì sóng to gió lớn, xuồng từ đảo không trở lại tàu được. Vậy là chúng tôi qua đêm trên đảo. Cánh nhà báo hầu hết là những người đi biển lần đầu tỏ ra phấn khởi vì được xả hơi dưỡng sức sau 3 ngày say sóng chỉ ăn được lương khô, uống sữa hay húp nước canh thay cơm.
Đêm trên đảo Đá Lớn
Sau bữa cơm chiều, mọi người ra ban công ngồi uống trà nói chuyện. Những câu chuyện cứ thế rôm rả mà không ai để ý đến màn đêm đang buông xuống. Màn đêm bị lãng quên một phần vì ánh đèn điện sáng choang đã được bật tự lúc nào. Nó không chỉ soi cái ban công nho nhỏ nơi chúng tôi ngồi mà còn làm bừng sáng cả một góc trời đảo Đá Lớn.
Hướng tầm mắt ra, chúng tôi thấy có hai điểm sáng khác ở tít xa. Các anh em trên đảo bảo đó là điểm đóng quân A và C trên đảo Đá Lớn, cách xa điểm B cả chục hải lý. Bộ đội chiến sĩ trên đảo bảo “nhìn bằng mắt thường chỉ thấy sáng lập lòe vậy thôi nhưng vẫn vui vì biết có đồng đội mình đang ở gần bên”.
Đảo Đá Lớn là một trong những đảo chìm lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Tôi chợt nhớ lại lời của một vị chỉ huy Lữ đoàn Trường Sa nói lúc họp đoàn trước khi ra đảo: “Ở Trường Sa bây giờ các đảo xài điện gió, điện mặt trời tốt lắm. Ban đên, điện thắp sáng choang như ở thành phố vậy”. Giờ ra tận đây thì đúng là sáng như ở thành phố thật!
Video đang HOT
Câu được cá khủng ở đảo Đá Lớn trong đêm – Ảnh: Chí Nhân
Câu cá đêm
Hòa, người Phú Yên, đi lính ở đảo Đá Lớn B được khoảng một năm dẫn chúng tôi đi câu cá đêm. Đây cũng là một trong những thú vui giải trí của lính đảo.
Hòa bảo: “Ở đây ban đêm đảo vẫn thường thắp sáng như vậy. Chỉ khi thời tiết khó khăn lắm không đủ điện thì phải ưu tiên cho sinh hoạt, mới cần hạn chế thắp sáng đảo. Có đèn chiếu sáng thế này thấy cũng vui. Ban đêm sau giờ sinh hoạt chung, học hành, đọc sách báo thì anh em chúng em có thể đi câu cá giải trí để cải thiện bữa ăn. Ăn cá hoài cũng ngán nhưng dù sao cũng đỡ hơn ăn thịt hộp anh ạ, chỉ 2 ngày thôi là ngán tận cổ rồi. Cá ở đây nhiều và to lắm, lại rất dễ câu. Ở đây, ngoài ánh điện sáng, chúng em thích nhất là mỗi khi có đoàn từ đất liền ghé thăm, vui lắm anh ạ”.
Hòa kể tiếp, hôm trước anh trực ca khuya, mới 4 giờ đã thấy tàu tới. “Em mừng lắm! Cả buổi sáng cứ chạy ra chạy vào để ý xem khi nào thì đoàn lên đảo. Lính đảo ai cũng mừng. Tàu neo ngoài kia, gần đảo thế mà mãi đến trưa khi nước lớn mọi người mới vào đảo được, bọn em trong đảo nôn nao ghê lắm. Biết có mấy người bạn đi lính chung về đợt này cũng hơi buồn nhưng không sao vì sẽ có những người bạn mới. Thêm nửa năm nữa rồi cũng tới lượt em được về…”, Hòa tâm sự.
Câu chuyện với cậu lính trẻ mới ngoài 20 tuổi chợt bị cắt ngang khi dây câu giật mạnh. Một con cá to được kéo lên nặng khoảng hơn 2 kg. Cả nhóm nhà báo chúng tôi vui sướng lao ra “tác nghiệp”. Rồi “em cá” trở thành “người mẫu” cho mấy anh em chúng tôi thay phiên chụp ảnh làm kỉ niệm Trường Sa. Ai cũng tấm tắc khen câu được cá to quá! Chỉ có anh em lính đảo cười xòa: “To gì! Ở đây cỡ này là nhỏ, câu được cá vài chục ký là chuyện thường. Có nhiều loại cá ngon, quý, giá trị lắm”.
Tại Đảo Đá Lớn B, mực nước biển chỉ ngập tới gối hoặc ngang bụng người. Úp mặt xuống nước là có thể nhìn thấy san hô, cá biển với nhiều loại sặc sỡ; nước biển trong xanh như ngọc. Chỉ riêng khoản nguồn lợi thủy sản cũng thấy thiên nhiên ưu đãi cho biển Việt Nam một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Dù vậy tiềm năng đó cần phải được bảo vệ và khai thác hợp lý.
Rời đảo Đá Lớn, chúng tôi mang theo niềm hy vọng khi sang các đảo khác sẽ được đi câu đêm cùng chiến sĩ và câu được những con cá to hơn, chừng vài chục ký, cho thỏa ước mong của những người con ở đất liền.
Theo TNO
Công phu "tuyệt đỉnh" đặc công 198
Để có bản lĩnh, sức khỏe hơn người, mỗi chiến đấu viên của Lữ đoàn Đặc công 198 (Binh chủng Đặc công) phải trải qua quá trình khổ luyện khắt khe.
Nhờ thường xuyên luyện rèn ở mọi lúc, mọi nơi mà các chiến đấu viên của Lữ đoàn Đặc công 198 đã tiếp tục tô thắm 16 chữ vàng truyền thống vẻ vang của bộ đội đặc công: "Đặc biệt tinh nhuệ; Anh dũng tuyệt vời; Mưu trí táo bạo; Đánh hiểm thắng lớn".
Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện bản lĩnh, "mình đồng da sắt" của các chiến đấu viên Lữ đoàn Đặc công 198, xin giới thiệu cùng bạn đọc...
Luyện tập đánh đối kháng.
Đoạt dao, quật địch.
Luyện tập bắn súng.
Bay qua vòng lửa.
Tay cứng hơn gạch.
Để thực hiện thành công nội dung này, các chiến đấu viên phải luyện khí công ít nhất từ 5 năm trở lên.
Một màn trình diễn ngoạn mục của các chiến đấu viên khẳng định bản lĩnh và mình đồng da sắt.
Theo Dantri
Quảng Ninh xót xa hậu bão Bão số 14 (Haiyan) sau khi tàn phá san bằng nhiều thành phố làng mạc và làm chết hơn 10.000 dân Philippines đã đi vào Biển Đông với sức gió kinh hoàng. Mặc dù đã đổi hướng nhiều lần nhưng siêu bão vẫn giữ sức tàn phá khủng khiếp khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề. Tiên Yên:...