Trường Sa đón xuân như ở đất liền
“Với sự hỗ trợ mọi mặt của đồng bào cả nước, đời sống vật chất ở Trường Sa ngày càng phong phú, không khí Tết ở các đảo ngày càng giống ở đất liền”, đại tá Bùi Đình Dương, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), cho biết.
Đua chèo thuyền thúng ở âu tàu đảo Sinh Tồn, xã Sinh Tồn
Ngày 11/1, các tàu 571, 936 và 561 của Hải quân đã đưa 3 đoàn công tác của Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và UBND huyện Trường Sa về đến quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), hoàn thành chuyến chuyển hàng và quà Tết tới quân dân thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa. Theo đại tá Bùi Đình Dương, việc chuyển đầy đủ, đúng thời gian, bảo đảm chất lượng hơn 500 tấn hàng và quà Tết tới tất cả 33 điểm đảo ở huyện đảo Trường Sa là một thành công lớn, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, gặp cơn bão số 10.
Dịp Tết này, ngoài lượng hàng Tết theo tiêu chuẩn của các quân nhân và công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên các đảo, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 4, các cơ quan chính quyền tỉnh Khánh Hòa, nhiều địa phương, doanh nghiệp và cá nhân ở khắp cả nước đã gửi ra Trường Sa lượng quà rất lớn. Việc sắp xếp số hàng này xuống các tàu được tiến hành chu đáo, hàng khô được xếp trước, các loại thực phẩm tươi sống, cây hoa cảnh chỉ được đưa lên tàu trước ngày khởi hành, để hàng ra đến nơi vẫn giữ được chất lượng, đáp ứng nhu cầu đón xuân của quân, dân nơi đảo xa.
Video đang HOT
Thưa ông, những món quà từ đất liền đã mang lại hiệu quả như thế nào đối với việc đón xuân ở Trường Sa?
Dịp Tết này, chương trình “Xuân nơi đảo xa” của Quỹ học bổng Vừ A Dính tặng quân dân Trường Sa số quà trị giá hơn 600 triệu đồng, CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, thuộc Trung tâm Tình nguyện quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Tết đảo xa – Quà đất liền”, quyên góp được số quà trị giá khoảng 600 triệu đồng, trong đó có 2017 chiếc bánh chưng… Có cá nhân như chị Hoàng Lệ Hà ở phường Lộc Thọ (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) vận động được nhiều doanh nghiệp gửi tặng quân dân Trường Sa 2.040 con vịt biển, nhiều cây xanh và hoa cảnh cho Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đảo Sơn Ca, bộ dụng cụ làm đậu phụ cho đảo Nam Yết… Các loại quà Tết phong phú hơn, đa dạng hơn, nhiều loại quà phù hợp với nhu cầu và điều kiện khí hậu ở đảo. Các xã đảo cũng tổ chức các hoạt động đón xuân, vui Tết, từ lễ chùa đầu năm, lễ trồng cây xanh, giao lưu văn nghệ đến các cuộc thi đấu thể thao, mừng sinh nhật đồng đội. Do vậy, không khí năm mới ở huyện Trường Sa khá sinh động, ngày càng giống ở đất liền hơn.
“Vui xuân mới không quên nhiệm vụ” là khẩu hiệu có ở tất cả các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Vui xuân mới không quên nhiệm vụ, đó là khẩu hiệu xuyên suốt rồi. Huyện đảo Trường Sa có đặc thù riêng, ở trên vùng biển rất rộng lớn, phức tạp chúng tôi phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho quân dân toàn huyện, để mọi đơn vị, mọi người xác định rõ về đối tượng, đối tác, âm mưu của kẻ thù, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực quần đảo Trường Sa. Khi thực hiện các nội dung vui Tết đón xuân, quân dân Trường Sa vẫn không lơ là chủ quan, không mất cảnh giác, trực sẵn sàng chiến đấu. Quân dân Trường Sa quán triệt phương châm kiên quyết, kiên trì, khôn khéo để xử lý các tình huống trên không trên biển, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định.
(Theo Tiền Phong)
Việt kiều Mỹ tặng bản đồ quý về chủ quyền Hoàng Sa cho Đà Nẵng
Sáng nay (10.1), ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã bay về Việt Nam để đến TP.Đà Nẵng trực tiếp trao tặng một bản đồ quý giá thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo đó, ông Trần Thắng đã trao tận tay tấm bản đồ của Bỉ bằng tiếng Pháp mang tên Francois-Mitterrand cho ông Võ Ngọc Đồng - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) vào sáng nay. Tấm bản đồ này do nhà địa lý kiệt xuất người Bỉ là Philipe Vandemaelen vẽ hoàn thành vào năm 1827.
Ông Trần Thắng trao tặng tấm bản đồ quý giá thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cho ông Võ Ngọc Đồng.
Ông Trần Thắng cho biết, đây là bản đồ được trích ra từ phần Châu Á, trong đó bản đồ về Hoàng Sa là có giá trị nhất về địa lý, vị trí pháp lý. Cụ thể bản đồ này thể hiện quần đảo Hoàng Sa thuộc đế chế An Nam. "Tức là người ta đã công nhận về giá trị pháp lý Hoàng Sa thuộc về nước An Nam, đó là cái quan trọng nhất mà mình thấy", ông Thắng nói.
Ông Thắng cho biết thêm: "Đây là một tổng thể thể hiện địa lý, chính trị, xã hội trong đó thể hiện Hoàng Sa là của chúng ta. Bản đồ này do Hoàng đế Napoleon chỉ thị cho Viện trưởng Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ làm. Nó có giá trị về địa lý, pháp lý, khoa học và được cả thế giới công nhận".
Tính đến nay, ông Trần Thắng đã chuyển cho TP.Đà Nẵng hơn 135 tờ bản đồ, 3 tập bản đồ (atlas) và 170 file ảnh scan các bản đồ do nhiều nước khác nhau trên thế giới xuất bản; và các tư liệu này đều khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiện ông Trần Thắng cũng đang phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và hai nhà nghiên cứu, sưu tầm khác tuyển chọn bản đồ từ các nguồn khác nhau để xây dựng thành bản thảo của một tập bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Danviet
TP.HCM cấm xe trên đường Hoàng Sa và Trường Sa Sáng 18-12, sẽ cấm toàn bộ xe chạy qua đoạn đường Hoàng Sa và đường Trường Sa đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Trần Khánh Dư. Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ tổ chức Giải Việt dã Vũ trang chào mừng 72 năm ngày thàng lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Giải Việt dã...