Trưởng phòng khảo thí chủ mưu vụ án sửa điểm thi
15 người bị cáo buộc câu kết, thoả thuận đưa nhận tiền để tác động sửa điểm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT 2018.
Ngày 10/5, TAND tỉnh Hoà Bình xét xử sơ thẩm Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng phòng khảo thí, phó trưởng ban chấm thi) cùng 14 người về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Đưa hối lộ, Nhận hối lộ. Phiên toà dự kiến diễn ra trong một tuần.
14 người bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, gồm: ông Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy), Khương Ngọc Chất (cựu trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình), Phùng Văn Thụ (cựu trưởng phòng giáo dục thường xuyên), Diệp Thị Hồng Liên (cựu phó phòng khảo thí), Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên phòng khảo thí), Nguyễn Đức Hoàng (cựu thanh tra viên phòng thanh tra), Nguyễn Tân Hưng (cựu cán bộ phòng khảo thí), Quách Thanh Phúc (50 tuổi, cựu hiệu phó trường THPT 19/5), Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ), Đỗ Mạnh Tuấn (Hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy) và 4 cựu giáo viên Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà và Đào Ngọc Thuật.
Bị can Đỗ Mạnh Tuấn bị truy tố thêm tội Nhận hối lộ, theo điều 354.
Hồ Chúc (giáo viên trường THPT Thanh Hà, huyện Lạc Thủy) bị truy tố tội Đưa hối lộ, theo điều 364.
Video đang HOT
Bị can Nguyễn Quang Vinh và Diệp Thị Hồng Liên. Ảnh: Bộ Công an.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Vinh là chủ mưu trong vụ án. Tháng 5/2018, ông Vinh chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn can thiệp nâng điểm bài thi cho một số thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Ông Vinh sau đó đề xuất Mạnh Tuấn là thành viên tổ chấm bài thi trắc nghiệm và bố trí tổ này làm việc sát phòng chứa, chấm bài thi. Để thực hiện kế hoạch, ông Vinh và Mạnh Tuấn thống nhất sửa nâng điểm trực tiếp trên bài thi của các thí sinh trước khi quét file ảnh gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông Vinh có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng còn Mạnh Tuấn trực tiếp can thiệp nâng điểm và lôi kéo Khắc Tuấn cùng tham gia.
Các buổi tối từ 30/6 đến 3/7/2018, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án các môn thi trắc nghiệm, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn tiến hành sửa điểm. Hai cán bộ giáo dục dùng dao rọc mép gấp niêm phong túi đựng bài sau đó lấy bài của thí sinh đối chiếu với đáp án của Bộ, tẩy đáp án sai và dùng bút chì tô lại đáp án đúng.
Cáo trạng xác định 145 bài thi trắc nghiệm của 58 thí sinh được nâng từ 0,2 đến 9,25 điểm cho một môn. Đặc biệt, Khắc Tuấn còn xin ý kiến của ông Vinh để nâng 13,35 điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Với bài thi tự luận môn Ngữ văn, không có nhiệm vụ song ông Vinh vẫn chỉ đạo Mạnh Tuấn tiến hành sinh mã phách trái quy định. Ngày 28/6/2018, Mạnh Tuấn đã tập hợp danh sách thí sinh cần nâng điểm môn Ngữ văn để chuyển cho ông Vinh và cuối cùng đến tay Diệp Thị Hồng Liên.
Do có bàn bạc nên khi nhận được danh sách, bà Liên đối chiếu thông tin mã phách, mã túi đựng bài thi, theo tiến độ chấm thi của từng tổ chấm thi tự luận môn ngữ văn sau đó chuyển thông tin. Khi chấm thi, các tổ trưởng đọc mã phách, điểm yêu cầu để các giám khảo chấm bài thi chấm điểm cho thí sinh theo đúng điểm yêu cầu. Kết quả 22 bài thi môn Ngữ văn được nâng từ 1,25 đến 4,5 điểm.
Về hành vi đưa, nhận hối lộ, cáo trạng xác định, tháng 3/2018, Hồ Chúc đồng ý giúp đỡ cho hai thí sinh là con của người thân. Sau khi có kết quả điểm thi, ngày 12/7/2018, Chúc đưa 300 triệu đồng cảm ơn Mạnh Tuấn. Đây cũng là hai bị can bị truy tố về tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ trong vụ án.
Ngày 11/5, xét xử sơ thẩm vụ gian lận thi cử tại tỉnh Hòa Bình
Ngày 9/5, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết đã nhận được Giấy triệu tập của Tòa án nhân dân tỉnh (TAND) Hòa Bình để cử luật sư bào chữa cho 1 bị cáo trong số 15 bị cáo.
Theo lịch xét xử, phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra vào lúc 7h30 ngày 11/5/2020 tại TAND tỉnh Hòa Bình.
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có cáo trạng truy tố 15 bị can về các tội: "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ".
Trong đó, có Nguyễn Quang Vinh, nguyên trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy; Diệp Thị Hồng Liên, nguyên Trưởng phòng khảo thí; Nguyễn Khắc Tuấn, Chuyên viên Phòng khảo thí; Khương Ngọc Chất, nguyên Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình cùng các bị can là Trưởng phòng giáo dục huyện, giáo viên, hiệu trưởng một số trường học trên địa bàn.
Các đối tượng: Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Khắc Tuấn và Đỗ Mạnh Tuấn.
Như Báo CAND đã đưa tin, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, các bị can là những người có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức thi, công tác chấm thi vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân đã cấu kết, can thiệp nâng điểm bài thi cho 65 thí sinh, trong đó 64 thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018, 1 thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Có 62 thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng; 3 thí sinh không xét tuyển. Sau khi vụ việc bị phát hiện, 45 thí sinh đã bị buộc thôi học; 10 thí sinh đang theo học vì kết quả chấm thẩm định vẫn đủ điểm xét tuyển nên được tiếp tục học; 6 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học...
Vụ án đã gây dư luận xấu không chỉ ở tỉnh Hòa Bình mà còn gây bất bình trong dư luận xã hội.
Việc đưa ra xét xử đúng vào dịp chuẩn bị kỳ thi THPT năm 2020 sẽ là bài học cảnh tỉnh, răn đe và phòng ngừa chung.
Ngày 18/5 cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến hầu toà Phiên sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Văn Hiến và 7 bị can dự kiến mở tại phòng xử án của Toà Quân sự Thủ đô. Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến (66 tuổi) bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với khung hình phạt 7-12 năm tù, theo điều 36...